Một chiếc email viết nhầm 'Facebook' thành 'Fecebooks' của Steves Jobs đã châm ngòi cho một cuộc chiến dai dẳng hơn một thập kỷ giữa Facebook và Apple. Vào tháng 10/2018 Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook đã giáng một cú tát vào hoạt động kinh doanh của các đối thủ Big Tech (cụm từ ám chỉ 4 công ty công nghệ lớn là Google, Amazon, Facebook, Apple và đôi khi có cả Microsoft), trong một bài phát biểu đầy ẩn ý tại hội nghị về vấn đề quyền riêng tư ở Brussels.
Theo CNBC, trong những năm gần đây, cuộc chiến giữa 2 gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đang nóng lên hơn bao giờ hết. Giám đốc điều hành hiện tại của Apple, Tim Cook, đã đưa ra những chỉ trích đầy ẩn ý về việc cách Facebook xử lý quyền riêng tư của người dùng. Và sử dụng Facebook làm ví dụ cho tính năng mới "không theo dõi" trên iOS 14.5.
Mới đây, Epic Games đã tiết lộ chuỗi email cung cấp bối cảnh trước đó về cuộc chiến giữa Facebook với Apple trên App Store. Nhằm phục vụ cho cuộc chiến pháp lý chống lại Apple và các chính sách của App Store bắt đầu vào ngày 21/6 và dự kiến sẽ kéo dài 3 tuần.
Email trò chuyện giữa 3 cựu giám đốc điều hành của Apple, bao gồm cả Steve Jobs, từ năm 2011 cho thấy xung đột gay gắt giữa Apple và Facebook. Và đây có thể là lý do dẫn đến việc trì hoãn phát hành ứng dụng Facebook cho iPad trong hơn một thập kỷ trước.
Vào tháng 8 năm ngoái, Facebook cho biết các quy tắc trên App Store của Apple đã cản trở họ phát hành ứng dụng Facebook Gaming cho iPhone theo cách mà họ muốn. Facebook cho biết công ty đã phải xóa phần chơi trò chơi được cho là điểm sáng của ứng dụng để đảm bảo sự chấp thuận của Apple trên App Store.
Căng thẳng về những rào cản mà Apple đặt ra cho Facebook vẫn tiếp diễn đến hiện tại. Năm ngoái, Facebook đã công khai cáo buộc Apple sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với App Store và iPhone để “gây hại cho các nhà phát triển và người dùng”.
Apple ra mắt iPad vào năm 2010 nhưng đến tháng 10/2011 mới có ứng dụng Facebook dành cho iPad. Trong thời gian ấy, một kỹ sư Facebook thậm chí đã bỏ cuộc và viết trên blog cá nhân rằng lý do trì hoãn là vì “mối quan hệ căng thẳng với Apple”.
Vào tháng 7/2011, giám đốc phần mềm của Apple lúc đó là Scott Forstall đã gửi một email tới cựu giám đốc tiếp thị của Apple, Phil Schiller và Jobs. Trong tin nhắn, anh ấy nói rằng anh ấy đã nói chuyện với Mark (có lẽ là CEO Facebook, Mark Zuckerberg) về ứng dụng Facebook dành cho iPad. Trong tin nhắn Forstall cho rằng Mark không nên đưa “ứng dụng nhúng” vào ứng dụng Facebook iPad của mình.
"Không bất ngờ khi anh ta không vui vẻ với điều này. Vì Mark cho rằng đó là một phần tạo ra trải nghiệm tổng thể của Facebook và không chắc rằng có nên làm ứng dụng iPad mà không có chúng hay không", Forstall viết.
Lúc ấy, Facebook đang chuyển đổi mạng xã hội thành nền tảng cho game và ứng dụng, nổi tiếng với game nông trại Farmville. Facebook muốn Apple nhượng bộ và đưa ra 4 đề xuất thoả thuận. Song, Steve Jobs muốn loại bỏ đề xuất thứ 3. Đặc biệt, ông còn viết nhầm tên Facebook thành "Fecebooks".
"Tôi đồng ý, điều đó có vẻ hợp lý nếu chúng ta loại bỏ đề xuất thứ 3 của Fecebooks.”, Jobs viết.
3 ngày sau, Forstall tiếp tục có một cuộc trò chuyện dài với Mark việc Apple cấm các ứng dụng Facebook liên kết với Safari. Về phía apple, Schille viết “Tôi không hiểu tại sao chúng tôi phải làm điều đó. Tất cả ứng dụng này không phải ứng dụng gốc, họ còn không có quan hệ hay phải xin phép chúng ta, họ không sử dụng API hay công cụ của chúng tôi, họ không dùng cửa hàng của chúng tôi…”
Cuối cùng Facebook cũng cho ra mắt ứng dụng Facebook dành cho iPad. Song, họ cho biết họ sẽ không hỗ trợ đơn vị tiền tệ Credits của riêng mình trên iOS cho các ứng dụng như Farmville. Facebook thậm chí đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo để lên án các tính năng bảo mật của nhà sản xuất iPhone đã làm tổn hại đến các doanh nghiệp nhỏ.
Vào tháng 10/2018 Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook đã giáng một cú tát vào hoạt động kinh doanh của các đối thủ Big Tech (cụm từ ám chỉ 4 công ty công nghệ lớn là Google, Amazon, Facebook, Apple và đôi khi có cả Microsoft), trong một bài phát biểu đầy ẩn ý tại hội nghị về vấn đề quyền riêng tư ở Brussels.
“Mỗi ngày, hàng tỷ USD đổi chủ, vô số quyết định được đưa ra dựa trên sự yêu và ghét của chúng ta, bạn bè, gia đình, dựa trên những cuộc trò chuyện xung quanh mong muốn và nỗi sợ, hy vọng và mơ ước… Bản thân những dữ liệu vụn vặt ấy là vô hại khi không bị tập hợp, tổng hợp có chủ đích để giao dịch và bán đi một cách cẩn thận.”, Cook phát biểu.
Mặc dù không gọi tên nhưng ai cũng biết rằng, ông đang ám chỉ đến Facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới được điều hành bởi Mark Zuckerberg. Facebook đã gầy dựng một đế chế hùng mạnh bằng cách sử dụng dữ liệu của người dùng để phát triển mục tiêu kinh doanh thông qua quảng cáo chiếm gần 99% trong doanh thu một quý của năm 2020 cho công ty.
Song, đây chỉ là một trong hàng loạt các cuộc khẩu chiến giữa Cook và Zuckerberg trong gần một thập kỷ nay. Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ những giai đoạn sơ khai của iPhone.
Vào 2014, chỉ trích của Zuckerberg về lập trường của Apple và Cook đối với quyền riêng tư đã trở thành tiêu đề hấp dẫn cho các tờ báo. Zuckerberg nói:
“Tôi rất thất vọng khi ngày càng có nhiều người đánh đồng một mô hình kinh doanh quảng cáo với việc làm tổn hại khách hàng. Đó là khái niệm nực cười nhất từ trước đến nay. Bạn nghĩ rằng mình đang trả tiền cho Apple thì bạn đang đứng ngang hàng với họ? Nếu Apple xem bạn là đồng minh thì họ đã làm cho sản phẩm rẻ hơn rất nhiều rồi".
Cuộc chiến ngôn từ trong hơn một thập kỷ qua đã làm nổi bật sự khác biệt cơ bản về quan điểm giữa 2 gã khổng lồ về cách thức kinh doanh thông qua internet.
Theo quan điểm của Facebook, Internet là “miền Tây hoang dã”, với vô số nền tảng cạnh tranh cung cấp các dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền cho chúng, nhưng bạn trả tiền bằng cách cho phép dữ liệu của mình được theo dõi và mua lại bởi các nhà quảng cáo. Lúc đó, bạn có thể mua những thứ bạn muốn mua lập tức nhờ vào sự nâng cấp của dịch vụ.
Theo quan điểm của Apple, Internet chỉ là một phần mở rộng của cuộc cách mạng máy tính cá nhân mà Apple là những người tiên phong vào những năm 1980. Trong đó, điện thoại di động là thiết bị cá nhân nhất. Theo Apple, Hơn ai hết, bạn nên là người quản lý thông tin của mình, thay vì được thu thập bởi các công ty khác.
Trong thời kỳ sơ khai của iPhone, đã có một cuộc tranh luận lớn về Internet di động. Liệu nó có giống internet trên máy tính để bàn, nơi mọi người chủ yếu sử dụng trình duyệt web di động để truy cập các trang web, với mọi thứ được xây dựng trên các tiêu chuẩn được công bố rộng rãi không? Hay người dùng sẽ chuyển đổi giữa một tập hợp các “ứng dụng” phần mềm được kết nối internet, và trao quyền kiểm soát cho các công ty sở hữu nền tảng di động?
Facebook, được sinh ra trong thời đại mở của Internet, và ưu tiên thúc đẩy các ứng dụng web được viết theo những tiêu chuẩn mới nổi. Nhưng nó đã thua cuộc trước Apple, điều này đã kéo mô hình ứng dụng trở về bước khởi đầu khi đối mặt với những rào cản trên iPhone. Apple sau đó khẳng định quyền sở hữu App Store. Và công bố App Store là công cụ hợp pháp và dễ dàng duy nhất để tìm và cài đặt các ứng dụng trên điện thoại iPhone.
Trong khi đó Google đã chiến thắng trên cả hai mặt trận. Đầu tư vào nền tảng di động Android và cửa hàng ứng dụng Google Play, cũng như xây dựng trình duyệt web Chrome và thực hiện ảnh hưởng đối với các tiêu chuẩn web.
Khi đã có những chiếc lược rõ ràng cho tương lai, Facebook đã nỗ lực chế tạo sản phẩm điện thoại thông minh của riêng mình để không phải nhượng bộ quá nhiều quyền kiểm soát cho Apple hoặc Google. Song, đó cũng không phải một sự thành công.
Hiện tại, Facebook đang đặt nền móng xây dựng một đế chế tiếp theo mà ở đó họ không phải chơi theo quy tắc của bất kỳ công ty nào khác. Và đối thủ cạnh tranh khó chịu nhất của Facebook ở thời điểm này chính là Apple.
Thật mỉa mai khi Facebook cáo buộc Apple lạm dụng sức mạnh thị trường ngay sau bị chính phủ cáo buộc vi phạm chống độc quyền.
Trên hết, lập luận của Facebook cho thấy chính kiến của họ trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào Facebook vì Facebook sẽ là cầu nối giữa họ và các nhà quảng cáo.
Apple phải đối mặt với sự giám sát tương tự từ chính phủ, mặc dù chưa có vụ kiện chống độc quyền chính thức nào. Vào tháng 10/2020, tiểu ban Tư pháp Hạ viện về chống độc quyền đã phát hành một báo cáo hoành tráng về “Sức mạnh độc quyền” của 4 gã khổng lồ công nghệ và cáo buộc Apple sử dụng quyền kiểm soát App Store của mình để đánh bại các đối thủ tiềm năng.
Dù cả 2 công ty đều bác bỏ những cáo buộc về việc vi phạm luật chống độc quyền nhưng chính Facebook kéo Apple vào sự giám sát chặt chẽ của chính phủ Mỹ. Có lẽ 2 gã khổng lồ đang ngầm tạo ra một trò chơi mới để xem ai sẽ là người thiệt thòi hơn khi lạm dụng quyền lực thị trường.
Nhưng chẳng ai biết được mục đích thật sự của Facebook là gì. Apple sẽ không quay trở lại tính năng bảo mật quan trọng cho iPhone và Facebook sẽ thoát khỏi nguy cơ mất hàng triệu người dùng bằng cách loại bỏ các ứng dụng của mình khỏi App Store.
Vào tháng 8/2020, Facebook công bố dữ liệu từ một nghiên cứu cho thấy việc vô hiệu hóa tính năng theo dõi khiến doanh thu thông qua các mạng quảng cáo bên thứ ba giảm 50%. Công ty cũng cảnh báo các nhà đầu tư rằng doanh thu của chính họ sẽ bị ảnh hưởng khi Apple bắt đầu thực thi công cụ theo dõi.
Facebook cho biết họ muốn sử dụng các công cụ kiểm tra quyền riêng tư của riêng mình để giúp người dùng giới hạn dữ liệu nào được chia sẻ, thay vì hiển thị thông báo như Apple. Về phía Apple, sau nhiều năm chỉ trích các phương thức kinh doanh của Facebook, công ty đã thường xuyên bổ sung các tính năng bảo mật để ngăn chặn các hành vi làm đụng quyền riêng tư.
Vào thời điểm đó Facebook không chỉ phải đối mặt với những đáp trả gây gắt từ Apple. Các nhóm nhà quảng cáo doanh nghiệp nhỏ mà Facebook cho rằng họ đang cố gắng bảo vệ, đã lấp đầy mục bình luận với những lời phàn nàn dưới hashtag #SpeakUpForSmall trên của Facebook trên Twitter. Họ cho rằng mình không được quan tâm, chăm sóc tốt như những khách hàng quảng cáo lớn của Facebook. Hướng dẫn đăng ký email