Domain chuẩn SEO

Việc chọn tên miền theo từ khóa sẽ giúp việc SEO website sau đó dễ dàng hơn. Đồng thời, website cũng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tên miền không phải là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng từ khóa. Và việc chọn tên miền theo từ khóa, nếu bạn không thực hiện SEO tốt thì tính cạnh tranh rất cao và sẽ rất khó lên top.

Mục lục

Domain là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp. Website giống như ngôi nhà và domain là địa chỉ nhà. Để biết chi tiết, về domain, cách tạo ra một domain chuẩn SEO cùng theo dõi đến cuối bài nhé!

Domain chuẩn SEO

Một số câu hỏi thường gặp về tên miền

Domain chuẩn SEO

1. Có thể hủy đăng ký tên miền không?

Việc hủy đăng ký tên miền hoàn toàn có thể được thực hiện. Gói đăng ký miền sẽ ngay lập tức bị chấm dứt khi xóa miền. Lúc này, người dùng sẽ không thể tiếp tục truy cập vào website của bạn. Sau khoảng 30 ngày tên miền bị xóa, người khác có thể mua miền của bạn. Lưu ý, khi hủy đăng ký tên miền, những email được gửi đến tại địa chỉ email tên miền sẽ không thể tiếp tục nhận được.

2. Có thể chuyển trang web sang một tên miền khác?

Bạn hoàn toàn có thể chuyển trang web sang một tên miền khác. Có nhiều lý do khiến bạn phải chuyển website sang một tên miền khác như domain cũ bị phạt, bị chặn hay muốn đổi thương hiệu.

Lưu ý khi chuyển sang tên miền mới là tên miền cũ phải còn hoạt động tối thiểu. Để đổi tên miền mới nhưng vẫn giữ nguyên thứ hạng bạn cần phải sử dụng chung một tài khoản Google Search Console. Khi chuyển đội không nên vội vàng, để có thể chuyển thành công có thể mất từ 2 - 4 tuần, tùy website mà thời gian có sự khác nhau.

3. Quyền riêng tư của miền là gì? Có cần thiết không?

Quyền riêng tư của miền là dịch vụ bảo mật thông tin sử dụng đăng ký tên miền. Khi đăng ký mua tên miền, những thông tin của người mua sẽ được công ty đăng ký lưu trữ và công khai lên cơ sở dữ liệu cộng đồng. Những thông tin này có thể là họ và tên, địa chỉ, email, số điện thoại.

Việc sử dụng quyền riêng tư của miền là không cần thiết. Bằng chứng là các doanh nghiệp lớn thường công khai những thông tin này. Tuy nhiên, nếu bạn là một blogger, chủ doanh nghiệp nhỏ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng quyền riêng tư của miền để bảo mật thông tin.

4. Có thể đăng ký tên miền và bán lại được không?

Muốn mua lại một tên miền cần phải chờ tên miền đó hết hàng sau khoảng 75 ngày. Mỗi domain khác nhau sẽ có thời gian khác nhau, để biết chính xác bạn có thể liên hệ đơn vị đăng ký tên miền.

Nếu tình trạng tên miền chuyển sang Pending Delete thì thời gian chờ mua mới tên miền là 5 ngày. Trong thời gian chờ giải quyết tên miền ra khỏi Internet, chủ sở hữu hiện tại có thể gia hạn để khôi phục tên miền nếu muốn.

Cách đặt domain chuẩn SEO

Domain chuẩn SEO

1. Chọn tên miền theo từ khóa

Việc chọn tên miền theo từ khóa sẽ giúp việc SEO website sau đó dễ dàng hơn. Đồng thời, website cũng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tên miền không phải là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng từ khóa. Và việc chọn tên miền theo từ khóa, nếu bạn không thực hiện SEO tốt thì tính cạnh tranh rất cao và sẽ rất khó lên top.

2. Chọn tên miền theo thương hiệu

Khi Google thay đổi thuật toán xếp hạng từ khóa thì các doanh nghiệp cũng dần chọn tên miền theo thương hiệu. Việc chọn tên miền theo thương hiệu giúp khách hàng có nhận thức tốt hơn về thương hiệu. Một tên miền theo thương hiệu hay, dễ dàng truyền thông sẽ thu hút được nhiều người quan tâm, giúp bạn gia tăng traffic cho website.

Các tiêu chí lựa chọn domain tốt

Domain chuẩn SEO

1. Đặt tên miền ngắn gọn, dễ nhớ

Những tên miền ngắn gọn dễ nhớ sẽ giúp khách hàng dễ dàng truy cập khi cần thiết. Tên miền càng đơn giản dễ nhớ thì người dùng sẽ dễ dàng gõ lại một các chính xác, khó sai chính tả. Dễ nhập, dễ tìm kiếm và tên ngắn sẽ ấn tượng hơn bởi họ không mất quá nhiều thời gian để đọc và ghi nhớ.

2. Lựa chọn tên miền phù hợp

Bạn có thể chọn tên miền là từ khóa của sản phẩm đang kinh doanh hoặc thương hiệu của doanh nghiệp, miễn là nó phù hợp, dễ liên tưởng. Việc chọn tên miền phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp thể hiện thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp khi xây dựng website. Ngoài ra, có thể thêm vị trí, đối tượng người dùng vào tên miền để tiếp cận thị trường ngách tốt hơn.

3. Chú ý đến độ dài của tên miền

Theo quy định, tên miền không được phép vượt quá 253 ký tự, tuy nhiên, bạn nên tối ưu số ký tự của tên miền. Tên miền nên càng ngắn càng tốt và không nên dài quá 5 từ. Một tên miền ngắn sẽ giúp người dùng nhanh chóng ghi nhớ và dễ dàng nhập lại khi cần thiết.

4. Tên miền dễ phát âm, đánh vần

Một tên miền dễ đọc, dễ hiểu khó nhập sai, không gây ra nhầm lẫn với những thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký trước đó. Tên miền nên hạn chế làm khó dễ người dùng, khi họ nhập sai quá nhiều lần và không truy cập lại được, việc bỏ đi tìm website mới chắc chắn sẽ diễn ra. Vậy nên, tốt nhất nên chọn tên miền dễ phát âm, dễ đánh vần sẽ tạo được sự chú ý với người dùng. 

5. Tên miền không trùng lặp, dễ phân biệt

Bạn sẽ không thể đặt tên miền giống với tên miền đã được đăng ký trước đó. Tên miền cần phải dễ phân biệt, có điểm riêng để người dùng dễ dàng nhớ đến. Khi bạn chọn tên miền gần giống với tên miền đã có sẵn trước đó, người dùng sẽ dễ truy cập nhầm vào website khác. Đồng thời, việc sử dụng tên miền gần giống với những tên miền nổi tiếng, khách hàng sẽ nghĩ bạn giả mạo và đánh giá thấp bạn.

6. Làm cho tên miền mang tính tích cực

Một tên miền mang tính tích cực sẽ giúp khách hàng có cảm giác thân thiện và gần gũi khi truy cập vào. Việc tạo ra một tên miền tích cực cũng giúp bạn dễ dàng tạo niềm tin và thuyết phục người dùng hành động trên website.

7. Mở rộng chủ đề tên miền - domain

Việc mở rộng chủ đề tên miền giúp cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể hơn đối tượng người đọc, người xem domain của mình. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn khắc phục tình trạng khách hàng nhầm lẫn bạn với đối thủ. Khi mở rộng chủ đề domain bạn sẽ tiếp cận được đúng, chính xác đối tượng truyền thông đang hướng đến.

8. Tránh sử dụng số hoặc dấu gạch ngang

Hạn chế việc sử dụng quá nhiều dấu gạch ngang trong tên miền. Việc nhập một tên miền có gạch ngang rất dễ khiến người dùng nhầm lẫn và nhập sai. Hệ quả của việc khách hàng nhập sai là họ bỏ mặt website của bạn và cảm thấy phiền khi nhìn thấy thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.

Quy định về cách đặt tên miền

Domain chuẩn SEO

1. Quy định chung

Tên miền có tính duy nhất, vậy nên một tên miền đã được đăng ký trước đó sẽ không được phép đăng ký lại. Với sự kết hợp giữa chữ và số có thể tạo ra được vô số tên miền khác nhau.

Tuy nhiên, tên miền không được phép chứa khoảng trắng hay các ký tự đặc biệt. Việc có hai dấu chấm liền kề hay bắt đầu và kết thúc bằng dấu gạch ngang (-) là không được phép. Thêm một lưu ý khi đặt tên miền, bạn không được phép sử dụng quá 63 ký tự.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT, về việc đăng ký tên miền .vn: 

“1. Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ:

a) Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

b) Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

b) Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;

c) Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”;

d) Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường;

đ) Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền;

e) Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII);

g) Đối với tên miền dưới “.name.vn” phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân (tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá nhân).”

Các phần của một tên miền

Domain chuẩn SEO

1. Cấu trúc của domain

- Tên miền cấp 1 (TLD - Top-level domain): Đây là tên miền cấp cao nhất, là phần cuối cùng của một tên miền và chính là tên miền quốc tế. Ví dụ như .com, .net, .edu, .vn,...

- Tên miền cấp 2 (SLD - Second-level Domain): Tên miền cấp 2 là những tên miền đứng bên trái tên miền cấp một. Tên miền cấp 2 thường được tạo ra dựa trên tên của một doanh nghiệp, cá nhân hay sản phẩm. Ví dụ như thegioididong, dienmayxanh, wikipedia,...

- Tên miền cấp 3: Phần được viết bên trái tên miền cấp hai là tên miền cấp 3. Bạn có thể đặt tên miền cấp 3 tùy ý, miễn phù hợp với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tên miền cấp 4: Đây là phần ở bên trái tên miền cấp 3. Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng tên miền cấp 4 không có nhiều, chủ yếu dừng lại ở cấp 3.

Trong đó: 

com: Là tên miền cấp 1

thegioididong: Là tên miền cấp 2

vieclam: Là tên miền cấp 3

https: Là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn, là giao thức chuẩn cho www truyền tải dữ liệu.

2. Phân loại domain theo cách thức đặt tên

- gTLD: Generic top-level domain - Tên miền cấp cao nhất dùng chung

Đây là nơi tập hợp những tên miền cấp 1, được toàn thế giới sử dụng. Phần mở rộng này không có quy định bắt buộc nào phải thực hiện theo đúng lĩnh vực. Tuy nhiên, đặt theo đúng lĩnh vực sẽ đem lại hiệu ứng khách hàng tốt hơn. Một số tên miền quốc tế như:

+ .com: Commercial, thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

+ .edu: Education, thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo.

+ .info: Infomation, thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.

+ .net: Network, thuộc lĩnh vực mạng, máy tính.

+ .org: Organization, phù hợp với những đơn vị tổ chức, cộng đồng.

+ .tv: Televison, phù hợp với lĩnh vực truyền hình.

- ccTLD: Country-code top-level domain - Tên miền quốc gia cấp cao nhất

Là những tên miền cấp cao nhất ở một quốc gia, một khu vực, nó đại diện cho quốc gia, khu vực đó. Ví dụ như ở Việt Nam là .vn, Nhật Bản là .jp, Mỹ là .us, châu Á là .Asia, châu Âu là .eu,...

- sTLD: Sponsored top-level domain - Tên miền cấp cao nhất được tài trợ

Là những tên miền cao cấp bị giới hạn sử dụng như .gov chỉ nhành cho chính phủ, .mil dành riêng cho quân đội. Ngoài ra, các tên miền như .post dành cho bưu chính, .edu dành cho giáo dục, .asia dành cho công ty ở thị trường châu Á,...

- iTLD: Infrastructure top-level domain - Tên miền cấp cao nhất hạ tầng

Chỉ có duy nhất một tên miền đang hoạt động là .arpa. Tên miền này đại diện cho ARPA Address and Routing Parameter Area và được kiểm soát bởi Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority). Và nó được dành riêng cho ICANN giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng Internet.

3. Phân loại domain theo cách thức hoạt động.

- Parked Domain: Hay còn gọi là Domain Pointer hoặc Domain Alias, nghĩa là lưu trú tên miền. Đây là loại tên miền hoạt động song song với tên miền chính và sử dụng chung một nguồn tài nguyên dữ liệu trên cùng một website. Việc cho phép người dùng chọn tên miền giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh truyền thông của công ty đến với nhiều đối tác trong nước và quốc tế.

- Addon Domain: Là một loại tên miền được thêm vào hosting với chức năng như một tên miền chính. Khi sử dụng Addon Domain, doanh nghiệp dễ dàng tạo và quản lý nhiều website với mức chi phí thấp. Cùng với đó là việc doanh nghiệp có thể toàn quyền sở hữu, quyết định và quản lý domain độc lập.

- Subdomain: Được biết đến là phần mở rộng của một domain, được mọi người biết đến với tên gọi là tên miền phụ hay tên miền con. Việc tạo ra một subdomain hoàn toàn miễn phí và nó hoạt động như một domain thật. Subdomain là phần đứng trước domain chính, thường được đặt tên theo chủ đề và lĩnh vực nào đó.

Cách thức hoạt động của tên miền

Domain chuẩn SEO

1. Cách vận hành của domain

Khi bạn nhập domain vào ô URL trên trình duyệt web, ngay lập tức nó sẽ gửi yêu cầu truy cập vào mạng lưới máy chủ toàn cầu và hình thành nên hệ thống domain DNS. Khi hệ thống máy chủ toàn cầu nhận được yêu cầu sẽ lập tức tìm kiếm và trả yêu cầu chuyển tiếp đó đến máy chủ.

2. Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền

Chuyển tên miền hay được biết là Transfer Domain, đây là thao tác chuyển tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Và khi bạn muốn quản lý hosting và domain cùng một nơi thì cần chuyển tên miền. Việc chuyển tên miền sẽ tốn phí, mỗi năm nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bạn cần gia hạn.

Trong khi đó, trỏ tên miền là point domain, là việc kết nối domain tới hosting. Việc trỏ tên miền hoàn toàn không mất phí. Và khi bạn có tên miền sẵn và muốn kết nối đến hosting vừa mua thì bạn cần trỏ tên miền. 

3. Sự khác biệt giữa một hosting và tên miền

Hosting là một dịch vụ giúp bạn xuất bản website hay ứng dụng của mình lên Internet. Việc đăng ký hosting là cách bạn đăng ký chỗ trước cho tất cả các dữ liệu giúp một website hoạt động.

Còn tên miền thì lại hoạt động như một liên kết đưa khách hàng đến server chứa website. Giữa tên miền và hosting có quan hệ công sinh, nghĩa là website chỉ hoạt động được khi có cả hai.

Thông tin thêm về tên miền

Domain chuẩn SEO

1. Định nghĩa domain

Domain là địa chỉ website hoạt động trên Internet, hay được biết đến với tên gọi là tên miền. Bằng việc kết hợp chữ và số, cùng với phần mở rộng (.com, .net, .edu,...) để tạo ra một tên miền hoàn chỉnh. Đây là cách nhận diện một website thay cho dãy IP dài khó nhớ.Khi bạn gõ địa chỉ của một website bài ô URL trên trình duyệt thì nó chính là domain.

2. Người có thể đăng ký domain

Trước khi muốn sử dụng một tên miền bạn cần phải đăng ký và bất cứ ai muốn đều có thể đăng ký domain cho riêng mình. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp thì việc sở hữu một domain là vô cùng cần thiết, nó giống như một “ngôi nhà trên mạng” của doanh nghiệp.

3. Tổ chức có thể quản lý domain

Hiện Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) là tổ chức quản lý tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1. Đối với các tên miền cấp thấp hơn sẽ do cơ quan quản lý tên miền của mỗi nước trực thuộc quản lý.

Ở Việt Nam tổ chức này là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. VNNIC phụ trách thực hiện và quản lý việc đăng ký, cấp, phân bổ, thu hồi và tạm ngưng việc sử dụng nguồn tài nguyên Internet Việt Nam. Tên miền cho VNNIC quản lý sẽ chứa .vn.

4. Một số đặc điểm tên miền

Domain có tính duy nhất, nghĩa là không thể có 2 tên miền hoàn toàn giống nhau. Vì vậy mà mỗi tên miền chỉ có thể trỏ về một website duy nhất. Số lượng tên miền là vô hạn, thế nhưng chúng chỉ có thể hoạt động khi được đăng ký.

Domain là sự kết hợp của các ký tự chữ, số và dấu gạch ngang (-), có thể có nghĩa hoặc không. Trong domain chỉ được chứa những ký tự cho phép, khoảng cách và ký tự khác đều được xem là không hợp lệ. Ngoài ra không được bắt đầu hoặc kết thúc domain bằng dấu gạch ngang (-). Độ dài của domain không được vượt quá 63 ký tự đối với mỗi cấp và tổng chiều dài không được quá 253 ký tự, đã bao gồm phần mở rộng tên miền.

Một lưu ý là không phải lên miền nào cũng hoạt động trên Internet. Chỉ khi tên miền được chính chủ sở hữu trỏ về địa chỉ IP, nơi đang lưu trữ website thì nó mới hoạt động trên Internet. Cũng chính vì vậy mà nhiều tên miền có thể cùng trỏ về một địa chỉ website.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13548) - LikeAction (13748) - WriteAction (479)