Domain Authority (DA) là một chỉ số được định ra bởi Moz, chỉ số này sẽ cho bạn biết được thứ hạng của một trang web nào đó trong bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. DA được tính toán dựa trên việc kết hợp giữa các số liệu về liên kết của tên miền gốc, tổng số các liên kết mà tên miền có được, MozRank, MozTrust,… Sử dụng chỉ số DA để so sánh độ mạnh của một trang web nào đó đối với một trang web khác.
Domain Authority là gì, Page Authority là gì, MozRank là gì và MozTrust là gì? Dĩ nhiên trên trang chủ của MOZ đã có giới thiệu, mục đích của bài viết nhằm diễn giải thêm cho các bạn khi mới làm quen với WordPress có cái nhìn dễ hiểu một chút, đặc biệt là những bạn chưa biết nhiều về Tiếng Anh.
Những đơn vị đo trên được thành lập và phát triển bởi công ty SEOmoz vào năm 2004, cho đến nay thì họ đã đổi tên thành Moz cho ngắn gọn và dễ nhớ hơn. Vậy nên, đây không phải là những gì mới mẽ đối với những người làm SEO trên toàn cầu, nhưng đây lại là điều lạ lẫm đối với những bạn mới làm quen với công việc làm SEO cho WordPress.
Nếu so sánh với Google PageRank (PR) thì các chỉ số đo của Moz lại có tính thực tế hơn, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được chỉ số PR của một website nào đó thông qua Google Toolbar hoặc các trang web thứ 3 nhưng đó chưa hẳn là con số thực. Đặc biệt là trong những năm tới có thể Google sẽ ngừng cung cấp thông tin PR ra bên ngoài cho người dùng mà họ chỉ tính toán ngầm bên trong để giúp cho việc xếp hạng kết quả tìm kiếm. Một trang web có PR cao chưa chắc là trang web đó tốt và đáng tin cậy, PR chỉ là một phần rất nhỏ trong các thuật toán của Google.
Không nói thêm các vấn đề khác ở đây, bây giờ bạn hãy cùng Sáu đi vào phần giới thiệu các thuật ngữ mà Sáu đã đưa ra ở đoạn đầu tiên của bài viết này. Sau khi đã có được cái nhìn đầu tiên về các chỉ số của Moz, suy nghĩ của bạn có thể sẽ đi sang một hướng khác về chuyện đánh giá chất lượng của một trang web hay blog. Nếu bạn là nhà quản trị trang web hoặc một người làm SEO hay là người đang tìm đối tác quảng cáo thì bạn sẽ có thêm công cụ để đánh giá đáng tin cậy hơn so với Alexa Ranking và Google PageRank.
Page Authority (PA) cũng là một chỉ số SEO được đưa ra bởi Moz, giống như chỉ số DA nhưng PA nằm ở mức độ một trang duy nhất còn DA là chỉ số của toàn tên miền.
Việc phát triển chỉ số PA lên con số cao cúng khó khăn giống như DA vậy, bởi thuật toán để xác định 2 chỉ số này là giống nhau, chỉ khác ở chỗ một bên là tính trên toàn tên miền, một bên là tính cho một trang nhất định.
MozTrust (MT) cũng là một trong các chỉ số SEO được đề ra bởi Moz, giống như MR vậy nhưng MT lại đánh giá dựa trên độ tin cậy của liên kết.
Bạn có thể làm tăng chỉ số MT nếu như trang của bạn nhận được nhiều liên kết từ những trang web có độ tin cậy cao.
Như vậy, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp để làm tăng các chỉ số DA, PA, MR, MT là rất quan trọng trong khâu phát triển một trang web. Những chỉ số này đánh giá chính xác hơn và đáng tin cậy hơn so với các chỉ số SEO khác. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp Black Hat SEO để làm tăng chỉ số Alexa hay PR nhưng đối với các chỉ số của Moz thì rất khó.
Domain Authority (DA) là một chỉ số được định ra bởi Moz, chỉ số này sẽ cho bạn biết được thứ hạng của một trang web nào đó trong bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. DA được tính toán dựa trên việc kết hợp giữa các số liệu về liên kết của tên miền gốc, tổng số các liên kết mà tên miền có được, MozRank, MozTrust,… Sử dụng chỉ số DA để so sánh độ mạnh của một trang web nào đó đối với một trang web khác.
DA là thước đo được đánh số từ 0 tới 100, để đạt được ngưỡng từ 20 đến 30 thì sẽ rất dễ, nhưng đối với những chỉ số cao hơn thì bạn sẽ cảm thấy rất khó nếu muốn bước lên cao trong thang đo này.
Không giống như các chỉ số SEO khác, DA được tạo ra bởi nhiều yếu tố liên quan khác nhau, trong đó các chỉ số về liên kết, MozRank, MozTrust,… đóng vai trò quan trọng. Việc cập nhật DA cũng diễn ra thường xuyên hơn, bạn có thể dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi về chỉ số DA nếu bạn đang làm SEO theo hướng này.
MozRank (MR) cũng là một chỉ số đo được tạo ra bởi Moz, MozRank đại diện cho độ phổ biến của liên kết và chỉ số này sẽ cho ta thấy được tầm quan trọng của một trang web trên mạng. Một trang sẽ nhận được MozRank dựa trên số lượng và chất lượng của các liên kết từ bên ngoài trỏ về trang đó, nếu chất lượng của liên kết trỏ về trang này càng cao thì chỉ số MozRank mà trang đó nhận được sẽ càng cao.
Thang đo MR được đánh số từ 0 tới 10, cũng giống như 2 chỉ số trên, trang của bạn sẽ khó có thể đạt được các con số từ 8 tới 10 nếu như nội dung của trang không tốt, và các liên kết trỏ về trang này không chất lượng.