Đâu là thời điểm để thay đổi chiến lược content của bạn?

Content Marketing luôn thay đổi từng ngày. Nếu như dấu hiệu cho thấy chiến dịch của bạn không hiệu quả và bạn đã kiểm tra hết những khía cạnh kĩ thuật thì dã tới lúc nên thay đổi. Những gì hiệu quả vào ngày hôm qua có thể sẽ không phù hợp vào ngày mai. Mẹo ở đây chính là tìm được điều gì đem lại hiệu quả cho hôm nay. Luôn đi đầu xu hướng có thể là một cách làm. Nếu như bạn viết về thứ gì đó mới mẻ thì sẽ dễ dàng nổi bật hơn. Nhưng điều này không có nghĩa sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được tỷ lệ chuyển đổi.

Mục lục

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Bạn có thể đã nghe câu nói này rất nhiều lần: Content chính là trụ cột trong Marketing. Bạn không thể chỉ có thể tạo ra những quảng cáo vô bổ và chi tiền mua truyền thông mà có thể thành công. Bạn cũng không thể nào chỉ dựa vào chất lượng của sản phẩm không thôi nữa. Bạn phải phát triển mối quan hệ với khách hàng của bạn. Và những mối quan hệ được thành lập trên nền tảng của sự trao đổi. Cho đi và nhận lại. Thu hút khách hàng của bạn bằng thứ gì đó mà họ muốn, sau đó họ sẽ đến với bạn khi thời điểm mở ví tiền của họ xuất hiện.

Content có thể xuất hiện qua nhiều dạng

  • Văn bản: Blog, bài viết và White Paper
  • Video: Vlog, Video hướng dẫn hoặc là phỏng vấn
  • Audio: Podcast và ghi âm hội thoại
  • Visual: Hình ảnh và Infographic

Bất kể dạng truyền thông nào thì mục tiêu tạo ra content là về những người tiêu thụ thể loại content đó. Tất cả đều tập trung về việc kích hoạt traffic, biến những traffic đó thành Leads và biến đổi những Leads đó thành khách hàng. Nhưng việc này không thể nào tự nhiên mà có được cũng như nó không hề dễ dàng. Hầu hết mọi người ngày nay đều đang tranh nhau tạo ra content. Bạn cứ thử nhìn vào kết quả  những gì xảy ra của 1 phút trên mạng xem:

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Như bạn thấy, theo thống kê trong 2016 vừa rồi thì trong 60 giây thì có khoảng 500 giờ video được đăng tải lên Youtube; 3,3 triệu bài đăng tải lên Facebook; 1,440 bài đăng trên Wordpress; 3,8 triệu tìm kiếm được thực hiện trong Google, v…v Trong sự cạnh tranh khắc nghiệt như vậy thì có rất ít người có thể có được chiến dịch content hoàn hảo cho bản thân ngay từ lần đầu tiên.

Và đó là chuyện hết sức bình thường

Trên mạng Internet, chúng ta thử nghiệm và thất bại cũng như phải bắt đầu lại từ đầu, đó là một vòng tròn tự nhiên. Để có thể gắn bó với thứ triết học kiểm tra và học hỏi này thì việc hiểu được những dấu hiệu mách bảo bạn đã tới lúc thay đổi chiến dịch content của bạn là rất quan trọng. Đâu sẽ là lúc nên thử mình vào thứ gì đó khác biệt? Cho dù chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được thay đổi có thể mang lại hiệu quả cao hơn, nhưng có một điều bạn có thể chắc chắn đó chính là lúc bạn nhận ra kế hoạch content của bạn không mang lại kết quả gì hết. Những dấu hiệu sẽ thông báo cho bạn biết khi bạn đang đi chệch hướng.

Nhận ra những dấu hiệu mách bảo là content của bạn không hoạt động

Dấu hiệu #1: Lượng traffic không phát triển

Một trong những thực tế của việc xây dựng lượng khán giả chất lượng chính là dung lượng. Bạn cần phải kết nối với đủ một lượng người nhất định thì mới có thể bắt đầu đạt được những mục tiêu của bạn. Không phải khách ghé thăm nào cũng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Sự thật là có rất ít người trong số đó sẽ trở thành khách hàng của bạn, vì vậy để có thể trở nên thành công thì bạn sẽ phải kiếm được lượng người khổng lồ. Thuật toán Google và SEO giúp mọi người tìm ra content cung cấp giá trị thực sự. Nếu như bạn muốn mọi người tìm thất và tiếp thu nội dung của bạn thì bạn cần phải cung cấp được giá trị.

Nếu như traffic của bạn không phát triển thì có thể mang hai ý nghĩa

  • Content của bạn không tiếp cận được với người mới
  • Mọi người đã đọc content của bạn và không quay trở lại để tìm kiếm thêm.

Hoặc cũng có thể cả hai trường hợp trên. Sự phát triển nên được nhìn thấy như sau:

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Hãy thử nhìn vào dữ liệu của chính bạn. Có phải chúng chỉ là một đường thẳng cho dù bạn có đăng tải bao nhiêu content mới hay không? Sự phát triển có thể theo hướng từ từ hoặc là bùng nổ. Còn nếu như không có sự phát triển hoặc sự phát triển quá ít thì đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên mách bảo rằng chiến dịch content của bạn đang có vấn đề.

Dấu hiệu #2: Traffic của bạn không đi tới Tìm kiếm

Có lý do vì sao Google được gọi là công cụ tìm kiếm. Đó chính là động cơ để giữ cho traffic trong website được giữ vững. Khi bạn xây dựng kế hoạch content của bạn thì Google sẽ bắt đầu chú ý tới bạn.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Traffic trực tiếp cũng là một dấu ấn tốt cho kế hoạch content.

Traffic trực tiếp đến từ những người gõ URL để đi trực tiếp tới site của bạn

Qua thời gian, nếu như bạn đang sản xuất được content có giá trị thì mọi  người sẽ quay trở lại trực tiếp để xem những gì bạn vừa tạo ra gần đây. Việc xây dựng traffic hùng mạnh cần phải có thời gian. Một khi bạn đã bắt đầu nhìn thấy traffic trực tiếp thì nó ngày càng nên chiếm được nhiều diện tích của traffic bạn hơn. Nếu không thì có nghĩa là mọi người không quay trở lại website của bạn.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Còn một điều nữa về các nguồn traffic: Nếu như bạn không có traffic dẫn dắt thì bạn đang thực hiện gì đó không đúng với kế hoạch content. Bạn có thể đang tạo ra content tuyệt vời nhất trong thế giới, nhưng nếu như bạn không có người khác giúp bạn và link content của bạn thì việc khiến người khác thấy tác phẩm của bạn là việc rất khó khăn.

Dấu hiệu #3: Content của bạn không được chia sẻ

Hãy thử nghĩ về khi bạn tìm thấy một bài viết tuyệt vời. Ý tưởng đầu tiên chính là phải chia sẻ chúng, cho dù việc chia sẻ đó có là qua tin nhắn hoặc là qua Facebook. Mọi người thường sẽ có cùng một phản ứng khi họ nhìn thấy content của bạn. Nếu như họ cảm thấy như vậy thì họ sẽ chia sẻ.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Nếu như những con số chia sẻ của bạn vẫn chỉ thuộc về 1 con số thì dấu hiệu đó rất có thể là một dấu hiệu đã tới lúc bạn nên xem xét lại những gì bạn đang tạo ra. Nhưng một khi bạn đã nhận được những con số như bên dưới thì bạn biết rằng bạn đang đi đúng hướng.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Dấu hiệu #4: Bạn không nhận được liên lạc

Content tốt sẽ mở ra tỷ lệ chuyển đổi. Có thể đó chỉ là một lời cảm ơn đơn giản. Đôi khi content có thể truyền cảm hứng cho bình luận, câu hỏi hoặc là tranh luận. Đôi khi content có thể chuyển đổi hết bằng chính sức mình, nhưng mà thông thường thì content chính là thứ thu hút tới việc bắt đầu hội thoại.

Mẹo nằm sau việc khiến cho content hiệu quả chính là biến đổi những cuộc hội thoại này thành sự chuyển đổi.

Nếu như content của bạn không khơi nguồn cuộc hội thoại thì người đọc có thể không nhìn thấy giá trị gì trong những gì bạn tạo ra. Content tốt thì sẽ thu hút được kể cả cho dù đó có là lượng khán giả nhỏ thế nào. Và cho dù đó có là lượng khán giả nhỏ thì bạn cũng nên nhận được bình luận. Nếu như bạn nhận được bình luận thì có nghĩa là bạn đang làm tốt. Nếu như không có ai nói gì hết thì chứng tỏ đang có gì đó bất bình thường.

Dấu hiệu #5: Content của bạn không chuyển đổi được

Content cần phải được phát triển và lên kế hoạch theo hướng mà từng mảnh thông tin sẽ phải tốt hơn những content khác bạn từng tạo ra. Content của bạn cần phải thu hút mọi người, bắt đầu chuyển đổi và phát triển mối quan hệ. Sau đó bạn chuyển đổi những mối quan hệ này thành công việc làm ăn. Đặc biệt trong lĩnh vực B2B thì Content Makreitng đang nhanh chóng trở thành một cách không thể thiếu của việc kích hoạt Leads mới.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Nếu như content của bạn đang không chuyển đổi thành công việc thì coi như nó đã gần như thất bại hoàn toàn trong mục tiêu chính của nó. Nếu như bạn có một trong những vấn đề sau thì có thể đã tới lúc đánh giá lại chiến dịch content của bạn. Nhưng cũng đừng ném hết tất cả ra ngoài cửa sổ vội!

  • Có thể đang có vấn đề kĩ thuật hoặc vấn đề hoạt động nào đang cản trở bạn
  • Có thể đang có gì đó mà bạn không biết tới
  • Có thể có điều gì bạn biết nhưng lại chưa làm tới

Điều cần quan tâm chính là theo dõi những checklist căn bản trước khi bạn thay đổi chiến lược để đảm bảo rằng vấn đề của bạn xuất phát từ content chứ không phải những khía cạnh khác. Những lỗi kĩ thuật và không áp dụng những thủ thuật tốt nhất có thể kiềm chân các chiến lược content.

Checklist của Content  Marketing

Bạn có đã tìm được sự cân bằng giữa độ dài và mức độ thường xuyên chưa?

Khó có thể chối từ việc bạn ưa thích một chiến dịch có độ đăng bài thường xuyên hơn. Bạn cần phải kiềm chế sự ưa thích đó lại.

Content chỉ có hiệu quả khi đó là content có giá trị

Việc cung cấp được giá trị gì đó với số lượng dưới 300 từ là chuyện rất khó. Bàn luận về người nổi tiếng, có thể. Giá trị thực sự có thể sử dụng để giúp ai đó? Rất khó. Bạn cứ hãy thử nhìn vào độ dài trung bình của các content xuất hiện trong top 10 của kết quả tìm kiếm Google.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Nếu như việc viết những bài viết có chiều sâu hơn đồng nghĩa với việc bạn không thể nào đăng tải bài thường xuyên như trước thì cũng đừng quá lo lắng. Điều đó còn tùy thuộc vào thời gian bạn đầu tư vào việc sáng tạo content của bạn. Trong một ngày cũng chỉ có nhiêu đó thời gian thôi. Ngoài ra, chưa kể tới việc không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng hoạt động giống nhau.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Việc quan trọng chính là kiểm tra và tìm ra đâu là thứ phù hợp với bạn.

Bạn có đang đăng tải bài đều đặn không?

Việc các tạp chí ra báo vào một ngày xác định trong tháng là có lý do hết.

Đó là để người đọc của họ biết được khi nào họ sẽ lại tung ra sản phẩm

Google cũng hoạt động giống như vậy, nếu như họ mong đợi content mới thì họ sẽ gửi robot crawl quay lại để index website của bạn.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Từng robot crawl đều có khả năng đặc biệt riêng. Robot được khoanh đỏ bên trên là để desktop content, ngoài ra còn có robot dành cho video và hình ảnh.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Cập nhật website của bạn ít nhất vài lần mỗi tuần chính là cách luyện tập tốt nhất để robot crawl của Google quay trở lại. Cũng giống như với ví dụ tạp chí, đây cũng là việc hết sức quan trọng với khán giả của bạn. Nếu như có ai đó quay trở lại và mong đợi thứ gì đó mớ mẻ, thì hãy chắc chắn rằng bạn có thể thỏa mãn được họ! Hoặc nếu không thì họ sẽ có thể không bao giờ quay trở lại.

Bạn có đang điều chỉnh phát triển những nơi có khán giả của bạn và những khi họ tiếp nhận content hay không?

Hãy thử kiểm tra xem khán giả của bạn ở đâu.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Như bạn có thể thấy, điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều múi giờ khác nhau. VIệc đăng tải vào nửa đêm khi mà mọi người không tiếp nhận content là một ý tưởng rất tồi. Ngay khi content vừa được đăng tải thì nó phải chờ cho mọi người thức dậy để nhìn thấy. Cần rất nhiều yếu tố để việc chia sẻ có thể xảy ra. Content sẽ không thể được lựa chọn nếu như khán giả của bạn đang ngủ hoặc đang bận khi bạn đăng bài. Hãy đặt lịch cho những bài đăng của bạn tại một thời điểm hợp lí mỗi ngày. (hint: khi nào là thời điểm bạn thích tiếp nhận content?) và thử nghiệm xem xét thời điểm thích hợp nhất.

Bạn đã thành thạo hết những kĩ thuật trong SEO chưa?

Meta tag, kiến trúc site, robot.txt, schema.org…

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

SEO xoay quanh vấn đề kĩ thuật trước sự ngạc nhiên của nhiều người, và nó cũng thay đổi thường xuyên. Có rất nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy để giúp bạn điều chỉnh phát triển site và content cho mọi người tìm thấy.

Content của bạn có rõ ràng và dễ hiểu không?

Bạn có thể sử dụng những tool như là SurveyMonkey để kết nối với khán giả và thu thập những thông tin có giá trị.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Đầu tiên, nhấn Sign Up Free.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Một khi bạn đã vào trong, nhấn chọn Create Survey.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Bạn sau đó sẽ nhìn thấy nhiều ví dụ cho template. Bạn sẽ phải bắt đầu từ con số 0.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Đặt cho khảo sát của bạn một cái tên.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Từ đây bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Quá trình đơn giản chỉ có vậy thôi.

Áp lực của việc tạo ra nhiều content thường xuất hiện khi bạn phải bỏ ra thời gian để phát triển chúng. Trong đầu của bạn có thể đang rõ như ban ngày. Dù gì thì bạn cũng là một chuyên gia mà.

Bạn cũng có thể kết nối những dấu chấm và hiểu được xem bạn đang ngụ ý gì.

Những người đi ngang qua content của bạn có thể không biết nhiều bằng bạn trong lĩnh vực này.

Họ có thể sẽ thấy content của bạn khá rắc rối. Gây khó hiểu.

Bạn phải tìm những người trong nhóm khách hàng mục tiêu và xin feedback từ họ

Họ có hiểu được những gì bạn muốn truyền tải hay không?

Hỏi họ “Cái này có dễ hiễu không?”

Mục đích chính là thấu hiểu được suy nghĩ của người đọc để biết được thể loại content nào mà người đọc thật sự cần. Nếu như họ có thể tóm tắt lại được content của bạn thật mạch lạc thì đó là một dấu hiệu đáng mừng. Nếu như họ lắc đầu và không thể trả lời thì đã tới lúc bạn nên nhìn lại cách bạn trình bày content của mình. Có thể do bạn trình bày quá phức tạp, cho nên hãy thử chia nhỏ thành những bước đơn giản hơn. Sau đó hỏi lại người đó để nhận lại feedback Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy không tự nhiên, nhưng sự giao tiếp chính là về cách tin nhắn được nhận như thế nào chứ không phải thuộc về cách nó được gửi đi ra sao.

Bạn có đang dành đủ thời gian để viết Headline?

Một nửa content nên được dành cho Headline (Tiêu đề). Việc này nghe có vẻ khá khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang phải sản xuất nhưng content có chiều sâu. Làm cách nào một dòng có thể ngốn gần bằng thời gian viết ra hàng trăm, thậm chí hàng nghìn từ? Câu trả lời cho câu hỏi này hết sức đơn giản. Một bài báo tuyệt vời cung cấp nhiều giá trị sẽ không được đọc nếu như không có ai bấm vào xem. Trang Copyblogger từng nói, content thường rơi vào luật 80/20: cứ 10 người đọc bài viết của bạn thì có tới 8 người sẽ đọc tiêu đề và chỉ có 2 mới đọc bài viết.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Đó đồng nghĩa tới việc phải tập trung nhiều vào Headline. Vậy làm cách nào bạn có thể tận dụng triệt để các Headline?

Sau đây là vài quy lật để tạo ra Headline hay:

  • Đừng nên thể hiện ra hết trong Headline
  • Cũng đừng nên thể hiện content ra hết trong hình ảnh chia sẻ hoặc văn bản chia sẻ.
  • Đừng đóng khung ý kiến cho người đọc, Để họ tự mình làm vậy.
  • Đừng khiến mọi người cụt hứng
  • Đừng gợi cảm hóa Headline của bạn theo cách mà mẹ bạn sẽ không đồng ý.
  • Đừng nghĩ quá nhiều. Sẽ có những khi Headline của bạn dở tệ, nhưng cứ việc mặc kệ và tiếp tục viết.
  • Cuối cùng, hãy viết sao cho thông minh, nhưng đừng quá là được.

Có thứ còn tốt hơn và đó chính là kiểm tra. Nếu như bạn có phần mềm thì bạn có thể thực hiện A/B Test tiêu đề của bạn để tìm ra xem đâu là thứ có thu hút hơn. Optimizely là một tool làm việc với Wordpress.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Một khi bạn đã tìm được người chiến thắng thì bạn hãy thiết lập để tối đa hóa content của bạn.

Content của bạn có dễ thực hiện không?

  • Người đọc có đi ra ngoài và thực hiện theo content của bạn không?
  • Họ có ngay lập tức đọc một bài viết về thủ thuật khác của bnạ không?
  • Họ có quay trở lại Facebook và quên đi bạn chỉ sau vài giây không?

Trong khi thu hút mọi người và khiến họ bỏ thời gian vào site cũng hoặc content của bạn là một điều tuyệt vời, nhưng cũng không thể nào bằng việc khiến cho người đọc hành động theo content của bạn. Nếu như họ tiếp nhận content và hành động theo thì bạn sẽ coi như đã giúp đỡ họ. Họ sẽ không chỉ biết ơn mà còn quay lại vào lần sau khi họ cần tiếp sự giúp đỡ. Khi có ai đó hỏi cách họ học được ở đâu thì họ sẽ giới thiệu tới kênh của bạn

Content của tôi không hoạt động hiệu quả

Nếu như bạn đã có thể đánh dấu hết những điểm trong danh sách thì chúc mừng, bạn đúng là một chuyên gia rồi!

Nhưng nếu như sau ngần ấy việc làm mà content của bạn vẫn không thấy tiến triển thì bạn hãy nên thay đổi chiến thuật content.

Vậy bạn làm cách nào để xác định vị trí bản thân? Bạn nên bắt đầu từ đâu? Làm cách nào để xây dựng lại những gì bạn đã có?

Làm cách nào để thay đổi?

Tìm một khía cạnh mới trong cùng một thể loại content

Thay đổi chiến dịch content của bạn không có nghĩa là bạn phải thay đổi chủ đề hoặc là từ khóa để tập trung. Đôi lúc việc tiếp cận tốt hơn là tìm một khía cạnh khác để nói về chủ đề của bạn khiến cho bạn vẫn có thể bao bọc được cùng chủ đề đó, chỉ là bằng một cách mới mà thôi. Một cách để thực hiện chính là nhìn theo hướng ngược lại. Nếu như mọi người đang đua nhau viết danh sách và hướng dẫn từng bước cho chủ đề thì việc có thêm một bài viết cũng theo phong cách đó sẽ không thể thu hút lắm. Nhưng bạn có thể lật mặt chủ đề và tạo ra content tập trung vào những điều không nên làm trong tình huống tương tự.

Thay đổi form

Như đã nói ở phần đầu, content xuất hiện dưới nhiều dạng. Trước khi bạn thay đổi thì bạn nên tập trung, nghĩ tới cách bạn trình bày content. Có thể nào trình bày dưới dạng khác tốt hơn không?

  • Các graph của bạn có thể nào được tạo thành Infographic không?
  • Các bài phỏng vấn của bạn có thể chuyển hóa thành dạng audio không?
  • Những tìm kiếm gốc của bạn có thể nào được chuyển hóa thành White Paper không?

Có rất nhiều cách để truyền tải một thông điệp và tạo ra giá trị cho người tiếp nhận content của bạn. Có những format sẽ có hiệu quả hơn những cái còn lại.

Content chínhlà trụ cột trong Marketing

Giới hạn cỏn tùy thuộc vào khả năng sản xuất và ngân quỹ của bạn. Nhưng làm vài theo tác tìm kiếm trên Google và xem xem bạn có thể tìm thấy cơ hội ít cạnh tranh hơn ở đâu. Rất có thể bạn sẽ là người đầu tiên tạo ra vlog về một chủ đề nào đó. Trong kỉ nguyên của Internet thì việc là người đầu tiên làm việc gì đó sẽ có thể mang lại lợi ích lâu dài.

Tìm một loại content mới, có sự tương quan và thử nghiệm trước

Cho dù việc thử nghiệm tất cả mọi thứ khác đều thất bại thì đôi lúc bạn cũng cần phải nhìn thật kĩ và đánh giá lại. Bạn đã có được những điểm kĩ thuật giải quyết hết rồi. Bạn đang làm theo thủ thuật tốt nhất. Nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả mang lại. Bạn không thể nào chỉ thay đổi toàn bộ công việc kinh doanh chỉ sau một đêm, và bạn cũng đừng nên bắt đầu một blog bàn chuyện người nổi tiếng chỉ vì bạn nhìn thấy những thể loại content đó nhận được nhiều lượng traffic.

Content của bạn vẫn cần phải liên quan tới những gì bạn muốn cung cấp

Cứ nhìn vào những loại content khác nhau mà bạn tạo ra. Bài đăng nào là bài đăng nhận được sự tương tác nhiều nhất và vì sao? Có content nào mà bạn tạo ra lâu rồi nhưng vẫn giữ được lượng traffic không? Loại content đang hoạt động nhưng vẫn sẽ tiếp tục thu về traffic tới site của bạn.

Hãy tìm content đó bằng cách đi ngược về thời gian. Hãy tìm ra bài đăng trình diễn hiệu quả nhất trong mỗi chủ để. Đây sẽ là khu vực tập trung mới của bạn. Tìm hiểu sâu về phân tích của bạn để thấy được những bài viết nào đang liên tục thu về traffic bất kể thời gian. Bước cuối cùng, xem xét Google Trends để cập nhật những xu hướng mới nhất về lĩnh vực của bạn. Bạn nân tệp trung vào những xu hướng đang đi lên và bỏ qua những xu hướng có dấu hiệu tụt dốc. Một khi bạn đã tổng hợp lại những gì hiệu quả cho content của bạn công với khía cạnh xu hướng mới thì bạn sẽ tìm được khía cạnh mới cho mình.

TỔNG KẾT

Content Marketing luôn thay đổi từng ngày. Nếu như dấu hiệu cho thấy chiến dịch của bạn không hiệu quả và bạn đã kiểm tra hết những khía cạnh kĩ thuật thì dã tới lúc nên thay đổi. Những gì hiệu quả vào ngày hôm qua có thể sẽ không phù hợp vào ngày mai. Mẹo ở đây chính là tìm được điều gì đem lại hiệu quả cho hôm nay. Luôn đi đầu xu hướng có thể là một cách làm. Nếu như bạn viết về thứ gì đó mới mẻ thì sẽ dễ dàng nổi bật hơn. Nhưng điều này không có nghĩa sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được tỷ lệ chuyển đổi.

Xây dựng trên nền tảng có sẵn và tìm những sơ hỡ về kiến thức. Thường những content tốt nhất sẽ bắt đầu từ những câu hỏi mà bản thân bạn không tìm thấy cây trả lời. Tự nhử với bản thân: Nếu như bạn không tìm được câu trả lời này thì chắc hẳn cũng có người cũng gặp vấn đề tương tự. Và hãy đảm bảo bỏ ra thời gian cần thiết để tạo ra content với m5ôt giọng văn vững chắc, một nguồn cung cấp giá trị cùng với Headline được chau chuốt kĩ lưỡng. Một khi bạn đã thành công trong việc kết hợp những yếu tố kia thì sẽ rất nhanh chóng bạn nhìn thấy được kết quả khả quan.Chúc bạn thành công! DỊCH VỤ SEO NẮNG XANH tư vấn seo web miễn phí

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)