Đặt tên công ty theo phong thủy

Tham khảo những nguyên tắc, cách đặt tên công ty theo phong thủy, bạn đọc sẽ tìm được những cái tên đẹp nhất, ấn tượng nhất doanh nghiệp của mình, vừa thỏa mãn các nguyên tắc đặt tên cơ bản, vừa mang đến sự tốt lành, may mắn ở tương lai.

Mục lục

Theo quan niệm văn hóa phương Đông, phong thủy chính là ngọn đèn dẫn đường trước mỗi quyết định và hành động của doanh nghiệp. Trong đó, việc đặt tên công ty theo phong thủy sao để hợp vận mạng với chủ doanh nghiệp vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Chúng tôi điểm qua những tuyệt chiêu đặt tên theo phong thủy, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thành đạt và thuận lợi.

Đặt tên công ty theo phong thủy

Phong thủy theo mệnh

Mệnh sinh hay còn gọi là mệnh cung sinh hay bản mệnh của mỗi người là ngũ hành (Kim, Mộc, Thổ, Thuỷ, Hoả) được quy định bởi năm sinh.

Đây là mệnh phong thuỷ mà chúng ta biết đến nhiều nhất, ví dụ: Hải Trung Kim (1984 – 1985), Lư Trung Hỏa (1986 – 1987), Đại Lâm Mộc (1988 – 1989), Lộ Bàng Thổ (1990 – 1991)… mệnh này được dùng trong xem tử vi hàng ngày, coi bói toán, coi việc xây dựng gia đình. Quy luật những người có cùng năm sinh theo cặp thì mệnh phong thuỷ giống nhau, được hiểu là dù nữ hay nam thì nếu sinh cùng năm Âm Lịch, mệnh sinh sẽ giống nhau và 60 năm thì lặp lại 1 lần.

Ví dụ: sinh năm 1988 – 1989: Đại Lâm Mộc, tức là mệnh Mộc.

Mệnh sinh này được dùng để xem Tử Vi, xem cuộc đời, vận hạn của bạn, xem tuổi kết hôn, tuổi vợ chồng có hợp nhau không.

Có nên đặt tên công ty theo phong thủy?

Lý thuyết Âm – Dương và Ngũ Hành trong phong thủy đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung. Gần như sự phát triển và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều là kết quả của sự vận động không ngừng của Ngũ Hành. Trong khi đó, sự cân bằng Âm – Dương chính là chìa khóa cho một cuộc sống thuận lợi và hài hòa.

Chính vì vậy, người ta tin rằng, đặt tên công ty hợp phong thủy, sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội phát triển, công việc kinh doanh thuận lợi, phát triển nhanh chóng và vững mạnh. Hiện nay, những nhà sáng lập, chủ sở hữu công ty hầu như đều quan tâm đến yếu tố phong thủy khi đặt tên công ty, từ đó tạo ra nền tảng phát triển thuận lợi cho công ty của mình.

Cách đặt tên công ty theo phong thủy

Phong thủy ngày nay đã là một lĩnh vực tín ngưỡng, một phần không thể thiếu với cuộc sống của nhiều người. Từ xây nhà, cách bố trí nội thất hay thậm chí nó còn được áp dụng để đặt tên công ty, doanh nghiệp. Việc đặt tên công ty theo phong thủy từ lâu được nhiều người áp dụng như là để công ty làm ăn, phát triển vững mạnh.

Đặt tên công ty theo phong thủy - Bát quái

Bát quái từ lâu đã được sử dụng trong việc đặt tên riêng, tên nhà hàng hay tên công ty. Bát quái có liên quan chặt chẽ với ngũ hành. Ngũ hành gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các quái tương ứng. Quái khảm (nước) và quái ly (lửa), quái Khôn (địa) và Cấn (núi). Mộc tương ứng với quái Tốn (gió) và Chấn (sấm). Mệnh kim tương ứng với quái càn (trời) và đoài (đầm). Đặt tên chữ cái đầu theo các quẻ đã xem rồi đối chiếu với những chữa cái tương ứng với các mệnh.

Hy vọng bài viết liên quan đến chủ đề bài viết "Đặt tên công ty theo phong thủy" có thể làm bạn hiểu thêm chút kiến thức về phong thủy. Mọi thắc mắc về Đặt tên công ty. Qúy khách liên hệ trực tiếp Luật Trí Minh để được tư vấn luật chi tiết và chính xác.

Đặt tên công ty theo phong thủy theo mệnh học

Hiện nay có nhiều các nguyên tắc để đặt tên công ty hay theo mệnh cho công ty. Theo quy định phong thủy, khi đặt tên công ty, doanh nghiệp theo phong thủy cần kết hợp tương thích ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với nghề kinh doanh với bản mệnh của chủ doanh nghiệp để tìm ra tên đẹp theo phong thủy. Người chủ công ty, doanh nghiệp cần tránh những mệnh tương khắc với mệnh của mình.

Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau: Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ; Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Đặt tên công ty theo phong thủy tuân thủ âm dương

- Quy tắc đặt tên công ty theo phong thủy là việc cần thiết, nhất là những công ty hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh. Tên công ty tuân thủ theo phong thủy  luật Âm Dương, cần phải có sự cân bằng hài hòa.
- Từ xưa đến nay Chữ Hán thường có những nét hài hòa tuân thủ phong thủy, công ty có thể dựa theo số nét bút là chẵn hoặc lẻ. Tổng các số nét môi chữ xuất hiện trong tên công ty đều có cả chẵn và lẻ sẽ được coi là rất tốt, và thứ tự nên là Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương.
- Ví dụ: chữ Hưng có tổng các chữ là chẵn, Trang có tổng chữ cái là lẻ. Người ta hay lấy tên công ty có đủ cả chẵn và lẻ tức là công ty TNHH "Hưng Trang" chẳng hạn sẽ đảm bảo sự cân bằng ngũ hành.

Đặt tên công ty theo phong thủy liên quan đến tuổi

Đặt tên công ty theo các can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhân Quý. Các con giáp gồm 12 con giáp:Tý, Sửu, Ngọ, Mùi, Dần, Mão, Thân,Thìn, Tị, Tuất, Hợi... Thực ra thì cũng không nhiều người quan niệm đặt tên công ty mình theo tuổi cả. Tôi chỉ viết ra thôi. Nhưng bạn nên chú ý các chữ cái theo cách mệnh hợp với mình nhé.

  • Chữ cái thuộc mệnh Kim: C, Q, R, S, X; 
  • Chữ cái thuộc mệnh mộc: G, K; 
  • Chữ cái thuộc mệnh Thủy: Đ, B, P, H, M; 
  • Chữ cái thuộc mệnh Hỏa: D, L,N,T,V;
  • Chữ cái thuộc mệnh Thổ: A, Y, E, U, O, I. 

Đặt tên công ty theo quy luật về số nét

Các con số liên quan trong tên công ty nên mang điềm cát lành

Các con số trong phong thủy đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, theo phong thủy, số nét trong mỗt từ và tổng số nét của một tên thương hiệu có thể phản ánh sự phát triển trong công việc của thương hiệu đó.

Khi đặt tên công ty, hãy chắc chắn rằng bạn không thể quên việc kiểm tra tổng số nét của từng từ để đem lại điềm cát lành, tránh phạm vào những con số mang điềm xấu.

Số nét mang lại điềm lành, đại cát thường là: 3, 5, 6, 8, 11, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 29, 31, 32, 35, 37, 38, 48, 52, 63, 65, 67, 68, 73, 75, 77, 78, 80, 81, 83, 84, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 97, 98, 99, 100.

Quy định về số nét của từng chữ cái trong bẳng chữ la tinh:

  • 1 nét: C, S, O, các dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng)
  • 2 nét: D, I, L, P, Q, Y, Ơ, X, T, U, V
  • 3 nét: A, B, H, K, R, Đ, G, Ư, N
  • 4 nét: E, M
  • 5 nét: Ă, Â
  • 6 nét: Ê

Đặt tên công ty theo âm hay ý đẹp

Khi đọc lên một cái tên, dù là ở bất kỳ quốc gia nào, người ta đều cố kỵ những từ ngữ mang âm dài dòng, dễ gây phản cảm,… Đồng thời các âm khi liên kết với nhau cần mang “giai điệu” thân thuộc, dễ nhớ và mang ý nghĩa tốt lành.

Đặt tên công ty theo quy luật ngữ nghĩa

Đa phần, khi chủ công ty chọn đặt tên cho thương hiệu đều rất quan tâm đến phần ý nghĩa của câu chữ. Tùy theo ngành nghề và sản phẩm kinh doanh mà tên thương hiệu sẽ mang ý nghĩa khác biệt. Trong đó, những gợi ý được dùng nhiều nhất khi đặt tên công ty là dùng các tính từ mang ý nghĩa tốt đẹp và may mắn như: Lộc Phát, Hưng Thịnh, Vĩnh Phát

Đặt tên công ty theo yếu tố may mắn

Yếu tố may mắn rất được chú trọng khi đặt tên công ty. Tùy theo việc ngành nghề kinh doanh thuộc hành nào, chủ sở hữu sẽ phải cân nhắc các phạm trù trong việc đặt tên dựa theo yếu tố may mắn đó.

Ví dụ: Nếu yếu tố may mắn thuộc hành Kim, bạn nên chọn tên mang ý nghĩa tài lộc, kiên cường và màu sắc cho hành này là vàng hoặc trắng

Thành lập công ty cần những gì

1. Điều kiện về chủ thể

+ Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

+ Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…);

2. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.

Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:

Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);

Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

4. Đặt tên công ty

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:

“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

6. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập công ty, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.

Vậy nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web trọn gói được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)