Đặt tên công ty quảng cáo

Đầu tiên, hãy nghĩ đến những cái tên chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. Đừng cố gắng đặt nhiều hơn vì khách hàng sẽ không thể nhớ hết nếu nó có từ 4 âm tiết trở lên. Nếu định vị của bạn tốt, bạn có thể đặt tên với 1 âm tiết như Zing, Vin… Nhưng theo lời khuyên của chúng tôi thì nên để tên thương hiệu và tên công ty với 2 âm tiết là tốt nhất.

Mục lục

Có vô vàn cách gợi ý khác nhau cho việc đặt tên công ty. Tuy nhiên, những cách trên đây được sử dụng rất phổ biến và cũng tạo được không ít những tên công ty hấp dẫn. Để tìm kiếm tên cho doanh nghiệp bạn đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu bằng những ý tưởng gần gũi nhất với công việc kinh doanh của bạn: bạn làm gì? phục vụ ai? địa điểm ở đâu? tên của bạn có phù hợp với ngành nghề của mình không?, bạn có nghĩ tới một loài hoa, một vị thần hay 1 địa danh nào không?

Đặt tên công ty quảng cáo

Đặt tên công ty chắc chắn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với hầu hết mọi người khi khởi nghiệp. Một cái tên công ty hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài cũng như thể hiện nó trên các ấn phẩm và biển quảng cáo công ty của bạn. Bài viết sau đây chia sẽ những cách phổ biến nhất để đặt tên cho công ty mới của bạn.

Đặt tên công ty theo tên cá nhân

Lựa chọn này thích hợp cho các công ty tư nhân, gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc tên công ty từ tên cá nhân. Có một vài cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như:

  • Đặt theo tên chủ doanh nghiệp: ví dụ Nam Cường, Mai Hương, Hoàng Dũng, Mc Donal, Trump, Adidas,…
  • Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp: Mạnh Dũng, Tấn Phát Sang,…
  • Đặt tên bằng tên của những người thân: vợ – chồng, con,…
  • Đặt tên bằng họ của những người sáng lập: ví dụ Lê Trần, Nguyễn Lê, Trương Nguyễn, Nguyễn Hoàng,…

Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt

Đây là cách mới nhưng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ban đầu những tên này có thể là viết tắt của tên doanh nghiệp đầy đủ nhưng sau đó do việc sử dụng thuận tiện hơn nó có thể trở thành tên gọi thay thế và đôi khi tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Có một số cách đặt tên như sau:

  • Viết tắt tên địa danh và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco.
  • Viết tắt từ tên công ty đầy đủ:
  • Lấy các chữ cái đầy tiên của tên: GAGVIETNAM (Golden Arrows Group), ACB (Ngân hàng Á Châu),  ICP (Internation Consumer Product),…

Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả

Đây là một trong những phương pháp đặt tên được sử dụng  nhiều nhất trong thực tế. Nó phản ánh những ước vọng của chủ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Những tên loại này thường được đặt theo:

  • Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt,…
  • Gợi lên uy tín, tin cậy:  Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
  • Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ,…
  • Gợi lên triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến,…

Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao.

Ví dụ: Công ty hàng tiêu dùng Masan, Nhà hàng Kichi – Kitchi, Công ty đầu tư Vincom, Máy lọc nước Akamoto, Cửa nhựa Ausdoor,…

Đặt tên công ty theo địa danh

Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:

  • Lấy địa danh làm tên chính:  Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội,…
  • Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên,…
  • Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga,…
  • Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An,…

Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để đặt tên doanh nghiệp. Vì dường như nó hiển nhiên, tên một doanh nghiệp phải gợi đến lĩnh vực mà nó hoạt động. Tên này chỉ hiệu quả khi ngành hàng của bạn còn mới và ít đối thủ tham gia. Ví dụ Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội,… Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu bạn ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế,…

Đặt tên công ty lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc

Đôi khi một danh từ gợi nhắc lại có thể được sử dụng rất hiệu quả để đặt tên cho công ty. Bạn cứ thử một trong vài cách sau đây nhé:

  • Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại:  Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa,…
  • Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
  • Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia,…
  • Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ,…
  • Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu,…
  • Lấy cảm hứng từ văn học: Khách sạn Mộng Mơ, Công ty truyền thông Núi Đôi, Thời trang Casanova,…

Đặt tên công ty chuẩn marketing

Để xây dựng được một thương hiệu lớn, một sản phẩm cạnh tranh, một doanh nghiệp mạnh và phát triển nhanh chóng. Luôn luôn bắt đầu từ một cái tên chính xác ngay từ đầu là rất cần thiết. Thông thường trước khi đặt một cái tên người ta thường tiến hành một lượng lớn thông tin và rất nhiều nghiên cứu khác nhau.

Có những cái tên ngay từ khi mới xuất hiện đã kể ra được một câu chuyện hoàn chỉnh, nó mang một ý nghĩa rất lớn. Rất dễ thành công, không tốn nhiều chi phí cho việc truyền thông quảng cáo, có khả năng hấp dẫn rất lớn.

Việc đặt một cái tên như vậy yếu tố may mắn thường rất quan trọng, hoặc phải thực hiện vô số những nghiên cứu về ngành nghề và lĩnh vực mà mình định làm hoặc sẽ mất nhiều tiền của thời gian cũng như công sức mới có thể tìm ra được.

Cái tên không tốt ngay từ đầu sẽ dẫn tới sự phản cảm, khó nhớ, tốn nhiều chi phí cho truyền thông quảng cáo xây dựng thương hiệu và đương nhiên cũng rất khó thành công.

Ý nghĩa của cái tên

Cái tên nhất thiết phải có ý, mang một giá trị hoặc ý nghĩa nào đó mà bạn thấy cần thiết và có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên ý nghĩa của cái là để cho khách hàng họ dễ nhớ tới bạn hơn, chứ không phải ý nghĩa trong cái tên là để thể hiện sâu xa nguy hiểm, hay sự thần bí ở trong đó. Rất nhiều người đặt những cái tên mang những nghĩa rất là cao thâm và huyền bí, thế nhưng cái ý nghĩa huyền bí đó thì chẳng bao giờ có ai biết tới cả.

Nếu như doanh nghiệp của bạn lớn, thì sẽ được báo chí họ đưa tin tới lúc họ may ra ý nghĩa đó còn được nhiều người biết tới, mà thường thì phần đa doanh nghiệp chẳng bao giờ mà đạt tới sự lớn mạnh để cho báo chí họ để tâm tới cả.

Có nhiều doanh nghiệp đặt tên mà khi được hỏi thì lại bảo là, cái tên đó “trong Tiếng Nhật có nghĩa chất lượng” nếu như đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới là người nhật, bạn làm để kinh doanh với người nhật thì rất tốt. Còn nếu đối tượng khách hàng của bạn là ở Việt Nam, hay các nước khác thì họ sẽ chả bao giờ biết điều đó đâu.

Những cái tên riêng thường dễ thành công hơn

Một số cái tên rất có ý nghĩa, thành công rất lớn và rất nhanh chóng, được mọi người biết tới và đón nhận ngay từ đầu như “Xe hơi TOYOTA”, “Xe hơi FOR”…

Đó là những cái tên riêng và được đặt cho tên của sản phẩm, những người sáng lập ra các công ty này đã lấy tên của họ, để đặt cho sản phẩm mà họ kinh doanh, điều đó chứng tỏ họ rất hài lòng và tự hào về những sản phẩm do chính họ làm và bán cho người sử dụng.

Một số cái tên chung chung

Một số cái tên chung chung khác thì không nên sử dụng để đặt tên cho doanh nghiệp, hay sản phẩm, bởi vì nó quá chung chung không biết là của ai, và không mang một ý nghĩa gì, người ta sẽ không biết sản phẩm hay thương hiệu đó là của ai.

Và nó rất dễ dàng để cho người khác sao chép và thay thế nó mãi mãi, những cái tên như “shop quần áo giá rẻ”, “sim đẹp”, “nội thất đẹp”… Những cái tên như thế sẽ không bao giờ đi xa được.

Nếu bạn đặt một cái tên chung chung như vậy, không có ý nghĩa gì hay không biết là của ai, rồi sau đó đổ tiền của và công sức vào để truyền thông quảng cáo cho nó, để tạo ra nhu cầu ví dụ như “bỏng ngô nướng” chẳng hạn. Thì những người khác họ ăn theo họ sẽ lấy chính cái tên đó, sản phẩm đó để kinh doanh mà chẳng cần phải làm gì nữa.

Sự thật về những cái tên vô nghĩa

Một số cái tên khác không mang nhiều ý nghĩa như những cái tên được kể trên tuy nhiên cũng rất thành công, chẳng hạn như “SONY”, “lazada”, “kodak”… Đây còn được gọi là những cái tên vô nghĩa.

Những người sáng lập ra các công ty này, chỉ đơn giản ghép một vài từ ngữ mà họ thích lại với nhau hoặc tra trong từ điển để tìm một cái tên như trường hợp của SONY. Khi đã quyết định đặt những cái thế này bạn phải xác định rằng bạn sẽ phải chi ra một núi tiền để khiến cho những cái tên vô nghĩa như thế đi vào tâm trí khách hàng.

Khi hai nhà sản xuất các sản phẩm nội thất như nhau, chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và các điều kiện khác giống hệt nhau. Một người đặt cho sản phẩm của mình một cái tên bằng tên riêng của họ công với tên sản phẩm như “Nội Thất Tiến Đạt”, “Nội Thất Hoàng Dương”… Với một người chọn đặt một cái tên vô nghĩa cho sản phẩm của họ như “AZAZIN”, “ABALA”, “ABC”… Thì những người đặt một cái tên vô nghĩa sẽ tốn rất nhiều tiền của và công sức để người tiêu dùng biết được AZAZIN, hay ABC là một sản phẩm nội thất.

Tuy nhiên khi thương hiệu đã được xây dựng, nó được gắn vào tâm trí của người tiêu dùng thì những cái tên vô nghĩa sẽ trở thành biểu tượng độc tôn, nó gắn liền với sản phẩm và người khai sinh ra cái tên đó khó mà có thể bắt trước được.

Xác định đối tượng khách để đặt tên

Ngoài ra bạn cũng nên xác định đối tượng khách khàng, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm đó dành cho nam giới, thì hãy cố gắng nghĩ ra một cái tên nam tính một chút, mạnh mẽ và thu hút được những quý ông. Ngược lại nếu sản phẩm là của nữ giới thì cũng đặt một cái tên nữ tính, mà phụ nữ họ yêu thích…

Như đã nói ở trên thì việc đặt tên cho doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dàng, để cái tên kể được một câu chuyện hoàn chỉnh là cả một vấn đề. Cái tên phải mang một ý nghĩa nào đó cho sản phẩm, cũng như sự gần gũi, thân thiện với người tiêu dùng. Ngoài ra cũng cần phải ngắn gọn, dễ nhớ, không gây trùng lặp, hay nhầm lẫn với công ty khác thương hiệu hay sản phẩm khác.

Và cách tốt nhất là bạn nên tự mình nghiên cứu về lĩnh vực ngành nghề nghề của chính bạn, nghiên cứu dựa trên những quan điểm của khách hàng, nghiên cứu những điểm mạnh và lợi thế của chính bạn, nghiên cứu về đối thủ… Và cố gắng tìm ra một lợi thế nào đó có sức hấp dẫn để đặt tên.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9496) - LikeAction (9696) - WriteAction (929)