Đặt tên công ty luật

Tên công ty cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng. Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Khi có một cái tên lạ tai, bạn lập tức nhận ra ngay, ví dụ như Sony, Panasonic, Telus, Celestica … và lý trí của bạn sẽ xem xét, phân tích chúng, cũng như xếp cho chúng một vị trí riêng biệt trong hàng loạt những thông điệp đơn điệu bình thường khác. Khi tên công ty có tính chất bao quát với những từ như “tổng” hay “liên hiệp”, chẳng hạn như United Systems hay General Insurance, nó hay rơi vào khuynh hướng bị gạt bỏ và lãng quên. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng

Mục lục

Đặt tên công ty như thế nào khi thành lập công ty để gây ấn tượng và dễ nhớ không phải chuyện đơn giản. Đây là vấn đề gây tốn khá nhiều thời gian của người sáng lập doanh nghiệp. Bởi vì tên công ty hay sẽ làm khách hàng ấn tượng, dễ nhớ hơn, góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp. Ngược lại tên công ty khó nhớ hoặc phản cảm sẽ khiến khách hàng có ấn tượng không tốt.

Đặt tên công ty luật

Một số bạn duy tâm muốn đặt tên công ty hợp phong thủy với mình để mong sự phát triển thuận lợi, thậm chí còn nhờ đến thầy bói để chọn 1 cái tên ưng ý. Nhưng không may đến lúc chọn được tên phù hợp rồi lại bị trùng không thể đăng ký được. Như thế đủ thấy được tên công ty quan trọng đến mức nào với người chủ doanh nghiệp.

Đặt tên cho công ty luật

Hiện nay Sở KH và Đầu tư vẫn chấp nhận cho đặt tên Công ty dưới hình thức tên bao gồm các chữ cái. VD : Công ty TNHH A.B.C. Xin hỏi, việc đặt tên cho các Công ty Luật khi đăng ký tại Sở Tư pháp có chấp nhận cách đặt tên này không vì chúng tôi có thông tin nói là Sở Tư pháp không chấp nhận. Nếu chưa chấp nhận, xin giải thích vì sao có sự khác biệt về quy định cách đặt tên công ty giữa hai sở như nêu trên.

Việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo Luật Luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 và Khoản 5 Điều 34 Luật Luật sư: tên tổ chức hành nghề luật sư phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 15 tháng 04 năm 2010 thì một trong những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011”.

Hiện nay để đảm bảo tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động trên phạm vi cả nước, khi tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký thành lập mới hoặc thay đổi tên gọi, Sở Tư pháp gửi thông tin về tên gọi dự kiến của tổ chức hành nghề luật sư về Bộ Tư pháp để kiểm tra. Nếu tên gọi dự kiến của tổ chức hành nghề luật sư không trùng và gây nhầm lẫn, Sở Tư pháp sẽ thực hiện việc đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư theo quy định.

Cách đặt tên công ty luật sư đẹp

Tên doanh nghiệp đôi khi còn quan trọng hơn cả nhãn hiệu, vì 1 doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu nhưng tên doanh nghiệp thì là duy nhất. Đặt tên như thế nào để khách hàng nghe thấy hay, thấy ấn tượng, và nhanh chóng ghi nhớ quả không phải chuyện dễ dàng. Hi vọng với 9 gợi ý về cách đặt tên doanh nghiệp ở trên sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn, sớm nghĩ ra 1 cái tên hay, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn.

1. Chọn 1 cái tên vô nghĩa

Tại sao chúng ta cứ phải đau đầu nghĩ đến 1 cái gì ý nghĩa? Một cái tên vô nghĩa có được không?

Thực tế khi đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có nghĩa hay vô nghĩa không còn quan trọng nữa. Ví dụ: Skype, Hulu, Zynga,…

Xu hướng đặt tên công ty vô nghĩa cũng được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Ví dụ: Lozi, Litado, Vatino,…

2. Sử dụng tiếng nước ngoài

Kinh doanh trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay thì rất nhiều doanh nhân trẻ đã sử dụng tiếng nước ngoài đặt tên cho công ty. Lý do chính là nghe nó “Tây” hơn và để tránh trùng lặp. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất vẫn là tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ quốc tế.

Một số ví dụ:

  • Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm (Green là màu xanh lá cây, Farm là nông trại);
  • Công ty cổ phần thực phẩm HomeFood (Home là nhà, Food là đồ ăn);
  • Công ty TNHH Thaco Seafood (Seafood là hải sản);

3. Đặt tên công ty theo biểu tượng

Bạn có thể lấy 1 biểu tượng nào đó mà mình thích để đặt tên cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

Hoa sen là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, rất nhiều người lấy cảm hứng từ hoa sen đặt tên cho công ty của mình:

  • Công ty TNHH truyền thông Bông sen trắng;
  • Công ty Cổ phần du lịch Bông sen vàng;
  • Công ty TNHH xây dựng thương mại Bông sen vàng;

Hoa Anh Đào (Sakura) là biểu tượng của Nhật Bản. Nếu bạn kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến nước Nhật thì có thể đặt tên doanh nghiệp có chữ Sakura rất phù hợp.

4. Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh

Thuở mới khởi nghiệp chẳng ai nghĩ được sau này công ty của mình sẽ trở thành tập đoàn nọ kia nên trước mắt đang kinh doanh cái gì thì lấy luôn ngành nghề đó cho vào tên doanh nghiệp để đối tác, khách hàng dễ nhận biết. Đây là cách nhanh chóng nhất, đơn giản nhất mà không phải nghĩ nhiều đau đầu.

Ví dụ:

  • Công ty TNHH xây dựng Quang Dũng;
  • Công ty cổ phần thủy sản Bình An;
  • Công ty cổ phần nhựa Ngọc Nghĩa;
  • Công ty cổ phần phân bón GreenFarm;
  • Công ty TNHH đồ gỗ nội thất Phạm Gia

Các luật sư cũng thường tư vấn cho khách hàng nên để ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh vào tên công ty sẽ tránh được khả năng trùng lặp rất cao.

5. Đặt theo họ tên người

Mỗi người sinh ra được cha mẹ đặt cho 1 cái tên để gọi, vì vậy chẳng có gì dễ nhớ hơn là lấy luôn tên mình đặt cho công ty. Hoặc nhiều người cũng ghép tên của vợ, chồng, con,… để đặt cũng rất dễ nhớ.

Ví dụ thực tế:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (đặt theo tên của con trai bầu Đức);
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt theo tên con trai chủ tịch Trần Bá Dương);
  • Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (đặt theo tên Cường Đô la)

Cách lấy tên người đặt cho công ty như vậy không hề mới, trên thế giới cũng khá phổ biến. Ví dụ:

  • The Trump Organization LLC là công ty của tổng thống Mỹ Donald Trump;
  • Adidas là công ty đặt theo tên nhà sáng lập Adolf (Adi) Dassler;
  • Casio là công ty chế tạo thiết bị điện tử Nhật Bản được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao;

Pháp luật không hề cấm sử dụng tên danh nhân lịch sử để đặt tên cho công ty (Xem: tra cứu tên công ty). Nên nếu bạn ngưỡng mộ ai đó thì có thể lấy tên của họ đặt cho công ty mình, ví dụ: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Xuân Diệu,…

6. Đặt tên công ty để truyền cảm hứng

Bạn có thể nghĩ đến 1 thứ gì đó có ý nghĩa liên tưởng, truyền cảm hứng mà nếu liên quan đến ngành nghề kinh doanh nữa thì tốt. Chẳng hạn như:

Lấy cảm hứng từ các vì sao

Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao Khuê, Sao Mai, Sao Kim, Sao Thủy,… là những hành tinh bên ngoài trái đất. Con người chỉ nhìn thấy những ngôi sao này chứ không thể với tới được. Đặt tên công ty như vậy với ngụ ý là “Tuy xa vời vợi Nhưng gần ngay trước mắt” – thể hiện tham vọng vượt ra ngoài giới hạn Trái Đất để vươn ra ngoài vũ trụ bao la.

Lấy cảm hứng từ các vị Thần Thánh

Những vị thần trong truyền thuyết hoặc dân gian không chỉ có khả năng phi thường mà còn gắn liền với 1 câu chuyện nào đó mang ý nghĩa giáo dục, triết lý sâu sắc. Các bạn hoàn toàn có thể đặt tên công ty theo tên 1 vị thần (vị thánh) nào đó nghe cũng rất hay, ví dụ:

  • Công ty TNHH Tre Thánh Gióng;
  • Công ty TNHH xây dựng Sơn Tinh;
  • Công ty TNHH thời trang Venus;

Lấy cảm hứng từ 1 loài hoa

Hoa là biểu tượng của cái đẹp nên đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp thì sử dụng tên một loài hoa là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.

Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực làm đẹp, những ai yêu cái đẹp cũng có thể đặt tên công ty theo tên 1 loài hoa. Ví dụ:

  • Công ty cổ phần đầu tư Mai Vàng;
  • Công ty TNHH giải trí Hoa Anh Đào;
  • Công ty TNHH đầu tư Hoa Hướng Dương;

Lấy cảm hứng từ 1 loài động vật

Mỗi loài vật có một nét đặc trưng riêng, chẳng hạn:

  • Sư Tử, Hổ, Báo, Đại Bàng là loài vật nhanh nhẹn và có sức mạnh;
  • Gấu, Mèo, Cá Heo là loài vật dễ thương;
  • Kiến, Ong, Trâu, Bò là loài vật chăm chỉ;

Tùy vào sở thích, lĩnh vực kinh doanh mà bạn có thể lấy tên của 1 con vật đặt tên cho doanh nghiệp. Ví dụ thực tế:

  • Công ty cổ phần Kiến vàng;
  • Doanh nghiệp tư nhân Ba con mèo;
  • Công ty TNHH Sư tử biển;
  • Công ty TNHH Bạch Hổ;

7. Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số

Đây cũng là một cách rất hay. Bạn có thể lấy các chữ cái ghép lại với nhau, chẳng hạn: ABC, AXN, HBO,…

Hoặc lấy con số có ý nghĩa với mình (ngày cưới, năm sinh,…) để đặt tên cho công ty.

Hoặc đôi khi chỉ là các con số thể hiện sự may mắn như 3,6,8,9.

Ví dụ thực tế:

  • Công ty TNHH phần mềm ABC;
  • Công ty TNHH thương mại du lịch 333;
  • Công ty TNHH Minh Hải 68;
  • Công ty TNHH Mắt Kính 99;

8. Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm

Tham vọng, ý chí của bạn có thể được thể hiện ngay ở tên công ty. Ví dụ:

  • Cầu may mắn, thành công: Tài Lộc, Hưng Thịnh, Thành Đạt,…
  • Khẳng định sự uy tín: Việt Tín, Bảo Tín, Bảo An,…
  • Tạo dựng niềm tin: An Lạc, Tâm Anh, Bình An, Hoàn Hảo,…
  • Tham vọng dẫn đầu: Số 1, Top 1, Tiên Phong, Toàn Cầu,…

9. Đặt tên công ty hài hước

Hầu hết các doanh nghiệp đều có 1 cái tên ý nghĩa, và rất hiếm doanh nghiệp đặt tên công ty hài hước. Có lẽ vì kinh doanh cần nghiêm túc, chẳng ai muốn làm việc với 1 doanh nghiệp không nghiêm túc ngay từ cái tên. Thế nhưng trên thực tế, sự hiếm có đó không phải không có. Đây là ví dụ:

  • Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói (ngành nghề chính: Bán buôn thực phẩm);
  • Công ty TNHH Một Thành Viên Cười Lên Cái Coi (ngành nghề chính: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động);

Nghe thì có vẻ rất hay, nhưng hiện tại 2 doanh nghiệp này đều không còn hoạt động nữa, có lẽ cũng vì cái tên. Bạn có đủ dũng cảm để đặt tên doanh nghiệp hài hước như vậy không?

Đặt tên cho công ty luật sư theo phong thủy

Phong thủy là việc áp dụng các yếu tố ngũ hành vào việc xây nhà, làm ăn kinh doanh,…Việc áp dụng phong thủy vào cuộc sống sẽ giúp cuộc sống tốt hơn, làm ăn kinh doanh thuận lợi hơn. Ngày nay, việc áp dụng phong thủy vào kinh doanh càng ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi hơn. Việc mọi người có xu hướng tìm kiếm cách đặt tên công ty theo phong thủy ngày càng tăng đã minh chứng điều đó. Vậy, cách đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy cần lưu ý những gì?

Đặt tên công ty theo mệnh thổ

Mệnh thổ là đặc trưng của thiên nhiên, cây cối và là cội nguồn của sự sống. Người mệnh Thổ thông minh, sống chân thành, luôn luôn vươn lên trong cuộc sống. Nhưng ngược lại, với bản tính trời sinh, người mệnh Thổ hơi chậm chập, đôi khi ù lì (Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Hỏa nhanh nhẹn, sáng tạo thì mệnh Thổ lại đối nghịch).

Các con số phù hợp với người mệnh Thổ là: 2, 5, 8 và 9

Vậy đặt tên công ty theo mệnh thổ nên đặt ra sao?

Chiếu theo tính cách và các con số sinh tài lộc của người mệnh Thổ, thì khi đặt tên công ty, người mệnh Thổ nên đặt các tên mang đến sự chắc chắn, phát triển và tổng số các ký tự trong tên riêng của công ty nên có tổng số bằng với các số 2, 5, 8 và 9.

Đặt tên công ty theo mệnh thủy

Người mệnh Thủy là người khéo ăn nói, đàm phán tốt và có khả năng thuyết phục người khác. Đây là tuýp người khá nhanh nhẹn và dễ thích ứng với môi trường mới. Là người rộng lượng nhưng cũng vì tính cách này, họ dễ bị tổn thương với những hành động không tốt của người khác đối với mình.

Mệnh Thủy hợp với các con số 1, 4, 6, 7.

Vậy khi đặt tên công ty, người mệnh thủy nên đặt tên công ty ra sao cho phù hợp?

Căn cứ vào các dữ liệu bên trên, người mệnh thủy nên đặt tên công ty có ý nghĩa linh hoạt, rộng lượng và tổng số ký tự trong tên riêng công ty nên có tổng số các âm tiết phù hợp với các số 1, 4, 6,7.

Đặt tên công ty theo mệnh kim

Người mệnh kim là người có tham vọng, luôn tự tin vào bản thân, rất kiên trì với khả năng tập trung cao. Cùng với tính quản giao trời phú, người mệnh Kim rất thành công với những công việc mà mình theo đuổi.

Mệnh Kim hợp với các con số sau: số 2, số 5, số 6, số 7 và số 8. Và đặc biệt, mệnh Kim hợp nhất với số 7 (con số mà mọi người cho là xui rủi, 7 = thất)

Vậy, khi đặt tên công ty theo mệnh kim nên đặt tên công ty ra sao để vừa hay và ý nghĩa?

Tên công ty của người theo mệnh Kim nên có sự mạnh mẽ, tham vọng giống như tính cách của người mạng Kim vậy. Và số lượng âm tiết trong tên riêng của công ty người mệnh kim nên có tổng số ký tự bằng với các số trên là tốt nhất

Đặt tên công ty theo phong thủy âm dương

Đầu tiên, chúng ta cần lưu ý đến những vần bằng (Huyền, Không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Khi đặt tên công ty theo phong thủy, chúng ta nên đặt tên có vần bằng, vần trắc cân đối sẽ tốt.

Ví dụ: với tên công ty là Thái Phú Phát, tất cả các vần trong tên công ty này đều là vần trắc, thuộc hành Dương, dương cường, âm nhược không hài hòa âm dương sẽ không tốt. Nhưng với tên công ty Thái Phú Tài, có 2 vần trắc và 1 vần bằng, âm dương kết hợp sẽ là một tên công ty theo phong thủy tốt hơn.

Đặt tên công ty theo tuổi và bổn mạng

Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người. Và mỗi mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau.

Đặt tên công ty theo mệnh mộc

Người mệnh Mộc thường nhanh nhẹn, nhạy cảm với thời cuộc, bản tính rất công bằng và ngoại giao tốt. Tư duy của họ rất mạch lạc nhưng việc bám sát kế hoạch triển khai công việc thường không tốt. 

Mệnh Thủy hợp với các con số 3, 4. Vậy, người mệnh Mộc khi đặt tên công ty thì nên đặt như thế nào cho phú hơp? Căn cứ vào những yếu tố bên trên, tên công ty của người mệnh Mộc nên có sự cấp tiến, tổng các ký tự nên có tổng số âm tiết bằng với các con số trên là tốt nhất.

Đặt tên công ty theo mệnh hỏa

Người mệnh Hỏa có tính tình cương trực, họ có khả năng lãnh đạo, đam mê và có những sáng tạo không ngừng trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, người mệnh Hỏa thường bướng bỉnh và nóng tính.

Con số may mắn, mang đến nhiều tài lộc cho người mệnh Hỏa là: số 3, 4 và số 9.

Vậy đặt tên công ty theo mệnh hỏa nên đặt ra sao?

Với các thông tin như trên, tên công ty theo mệnh hỏa nên thể hiện sự chính trực, sáng tạo và tên công ty có tổng số các ký tự phù hợp với số 3, 4 và 9 là tốt.

Công ty luật và văn phòng luật sư giống nhau và khác nhau như nào

Công ty luật và văn phòng luật sư là các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay. Khi cần các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, nên lựa chọn một công ty luật hay một văn phòng luật sư? Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào? Đây là câu hỏi rất nhiều Quý khách thắc mắc, để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi xin giải đáp qua bài tư vấn dưới đây.

Khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức

Theo Điều 33 Luật luật sư 2006, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định, công ty luật bao gồm các hình thức công ty hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Thành viên của các công ty luật này phải là luật sư. Đối với công ty luật hợp danh, có ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Đối với công ty luật TNHH, công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập, công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Thứ hai, về tên gọi

Khoản 2 Điều 33 Luật luật sư 2006 quy định rằng tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động.

Còn Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác.

Tên của văn phòng luật sư và công ty luật đều không được sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, về đại diện theo pháp luật và trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp

Đối với văn phòng luật sư, trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch thanh toán (có hiệu lực từ ngày 01/03/2019) thì văn phòng luật sư thuộc đối tượng được mở tài khoản ngân hàng để thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán là văn phòng luật sư thay vì là người đại diện theo pháp luật như trước đây.

Đối với công ty luật, đại diện theo pháp luật của công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do công ty thỏa thuận; còn đại diện theo pháp luật của công ty luật TNHH một thành viên là giám đốc công ty. Về phần trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp, công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty. Thành viên của công ty luật TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.

Giống nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì hình thức của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Công ty luật và Văn phòng luật sư. Như vậy đây đều là các hình thức tổ chức hành luật sư và có các quyền như nhau trong việc) thực hiện dịch vụ pháp lý, nhận thù lao từ khách hàng, hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước,…

Khoản 15 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi năm 2012 yêu cầu điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

  • Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư sửa đổi 2012.
  • Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Đối với luật sư, mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web công ty luật sư được thiết kế logo công ty luật miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9489) - LikeAction (9689) - WriteAction (929)