Đặt tên công ty như thế nào để gây ấn tượng và dễ nhớ không phải chuyện đơn giản. Đây là vấn đề gây tốn khá nhiều thời gian của người sáng lập doanh nghiệp. Bởi vì tên công ty hay sẽ làm khách hàng ấn tượng, dễ nhớ hơn, góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp. Ngược lại tên công ty khó nhớ hoặc phản cảm sẽ khiến khách hàng có ấn tượng không tốt.
Cách đặt tên công ty hay, đúng quy định pháp luật, ý nghĩa, hợp phong thủy theo Luật doanh nghiệp mới nhất được rất nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tìm được cái tên hay đúng và ưng ý nhất. Đặt tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm, dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh các bạn cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
Tên công ty góp phần định hình thương hiệu của doanh nghiệp, là 1 trong những yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện sản phẩm dịch vụ của bạn so với đối thủ. Việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ gây ra những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 – Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố:
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
VD: Bạn chọn loại hình doanh nghiệp là CÔNG TY TNHH với tên riêng là THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIẾN PHÁT
Tên doanh nghiệp sẽ là: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIẾN PHÁT
Bên cạnh tên tiếng việt, doanh nghiệp được đăng ký thêm tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt, được quy định như sau:
Những điều cấm khi đặt tên công ty căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014:
Lưu ý: Loại hình doanh nghiệp không được tính là yếu tố phân biệt trùng. Chính vì vậy, trường hợp này vẫn được xem là trùng tên. Bạn có thể tạo được sự khác biệt nhưng vẫn lấy được chữ “TIẾN PHÁT” bằng cách thêm vào một số từ đại diện cho ngành nghề, ví dụ như: Thương mại; Dịch vụ; Xây dựng hoặc Cơ Khí … Như vậy, tên công ty có thể là: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG TIẾN PHÁT.
Việc thêm tên như vậy vừa giúp giữ lại tên như ý, vừa tạo thành nét đặc trưng cho công ty, để khi khách hàng, đối tác của bạn đọc qua tên công ty, có thể hình dung được những ngành nghề của công ty bạn. Đây được xem như là một cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty đến khách hàng khi mới thành lập doanh nghiệp.
Lưu ý: bất lợi là việc đặt tên này, không phù hợp đối với những công ty kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
+ Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên như tên doanh nghiệp đã đăng ký
Ví dụ: CÔNG TY TNHH TIM SEN & CÔNG TY TNHH TYM SEN.
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Theo quy định của Pháp luật, Tên tiếng nước ngoài và Tên viết tắt không bắt buộc phải có đối với việc đặt tên công ty.
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Trong trường hợp này, KH phải đặt lại tên tiếng Việt để có tên tiếng nước ngoài không bị trùng.
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “-“, “_”;+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
- Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
Ví dụ: Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ Triều An (thành tố thứ hai).
Ví dụ: Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Dịch Vụ Hoa Anh (thành tố thứ hai).
Đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh được hay không?
Trả lời: Được,
- Tên công ty được viết được bằng chữ cái Latinh trong bảng chữ cái của Việt Nam, và chữ dùng trong viết tiếng Anh cũng nằm trong bảng chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt, do vậy đối với câu hỏi trên, Chúng tôi trả lời cách đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh là được. Ví dụ đặt tên công ty như thế này là phù hợp theo quy định của pháp luật, miễn sao không trùng, không gây nhầm lẫn với tổ chức doanh nghiệp khác là được.
Ví dụ: CÔNG TY TNHH NEWSTAR,
Ví dụ: CÔNG TY TNHH DCHJ
Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN NEW LIFE
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên công ty Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh. Khi dịch sang tên công ty bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng và giữ lại tên riêng như sau: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: Công ty TNHH TVDT HA
Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: HAIC Company Limited
- Thông thường khi đặt tên công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên công ty đầy đủ các chức năng và muốn thể hiện hết trên cái tên doanh nghiệp của mình. Ví dụ như:" Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Hoàng Gia". Tuy cái tên này hay, đầy đủ chức năng, và cho biết được doanh nghiệp kinh doanh về ngành nghề gì. Tuy nhiên tên này rất dài, khó nhớ cho khách hàng, người tiêu dùng, và đồng thời cũng khó làm thương hiệu khi mọi ghi chép và giao dịch đều phải viết tên rất dài.
- Nếu chủ doanh nghiệp vẫn thích cái tên trên thì mình có thể rút ngắn lại bằng cách viết tắt đi chẳng hạn: Công ty TNHH SX TM DV XNK Hoàng Gia. Đó cũng là 1 cách để mọi người dễ nhớ tên doanh nghiệp của mình hơn mà những chữ viết tắt trên vẫn hàm ý đầy đủ chức năng của doanh nghiệp mình.
- Các âm trong tên công ty có âm bằng như Gia Long, Trường Giang.... Gây cảm giác thanh bình và dễ nhớ cho người nghe tên công ty.
- Khi đặt tên công ty và đọc cái tên đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc tích rất dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như Vaio, Sony, Apple, Samsung....
Ví dụ: Công ty TNHH Tư Vấn Phát Triển Chúng tôi, trong đó loại hình doanh nghiệp là:”Công ty TNHH”, còn tên riêng là: “Tư Vấn Phát Triển Chúng tôi”.
Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC.
Ví dụ: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Quang Vinh.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Á Châu.
- Tên trùng là tên công ty tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Tức là trong trường hợp này là tên công ty mình dự tính đặt giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã đặt trước đó.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên công ty gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. Tức là các công ty con của công ty đã đăng ký có thể được theo quy định tại điểm d, đ, e, và g.
- Thứ nhất: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
- Thứ hai: Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Thứ ba: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
- Nguyên tắc 1: Khi tra cứu chỉ nhập phần tên riêng của doanh nghiệp, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.
- Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” ; "Tân" ; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Bắc, Nam, Trung, Tây, Đông, Mới, thì khi tra cứu phải bỏ mấy từ này đi để xác định được tên chính xác của doanh nghiệp.
Một công thức hoàn hảo cho người muốn khởi nghiệp kinh doanh cơ khí thì không bao giờ tồn tại. Đó chính là lý do 123job ở đây để giúp bạn nhìn nhận lại những chia sẻ, mang tính chất tham khảo và một phần nào đó sẽ thôi thúc sự tự tin và đánh thức nghị lực trong bạn để bắt tay vào việc kinh doanh cơ khí.
Từ xưa đến nay thì ngành cơ khí luôn có một vị trí quan trọng nhất trong ngành công nghiệp. Đặc biệt với những ai đang có chuyên môn về ngành cơ khí, thì có thể tiếp cận được kha khá cơ hội việc làm trên thị trường lao động đầy sự cạnh tranh ngày nay. Thực tế bạn hãy thử nhìn xung quanh, thì mọi thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày như phương tiện đi lại hay là hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ trong việc sản xuất, khai thác và chế biến... Thì tất cả những thứ đó đều được tạo ra từ ngành cơ khí, vậy nên nó khiến việc khởi nghiệp kinh doanh cơ khí luôn được đề cao và chú trọng.
Kinh doanh cơ khí không chỉ bùng nổ về nhu cầu về nhân lực ở hiện tại, mà dự báo trong tương lai thì ngành cơ khí vẫn còn nhiều bứt phá hơn nữa trong các cơ chế tuyển dụng việc làm. Vì vậy với những bạn mà đang sở hữu chuyên môn về ngành cơ khí, và luôn ấp ủ trong mình những dự định “làm giàu” hay là chinh phục giới hạn lớn nhất của sự nghiệp kinh doanh cơ khí. Thì hiện nay có khá nhiều ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh cơ khí mà bạn có thể tham khảo cho quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của mình. Thì ở dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
+ Thứ nhất là bạn có thể thực hiện công việc trong các công ty cơ khí như xây dựng, thiết kế các bản vẽ cơ khí, hay là việc thi công và lắp đặt, sửa chữa thiết bị, máy móc trong các công ty cơ khí sản xuất, các xưởng cơ khí chế biến, các công trình hoặc trong khu công nghiệp, khu kinh tế,...
+ Thứ hai là nếu bạn có kinh nghiệm và có thể tự trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, gia công, lắp ráp, hay là bảo hành sửa chữa hoặc là chỉ tư vấn về lĩnh vực cơ khí, công ty cơ khí, xưởng cơ khí.
+ Thứ ba là bạn có thể thử sức mình với lĩnh vực lập trình gia công máy công nghệ cao tại các công ty cơ khí, xưởng cơ khí. Thì đây là một trong những ý tưởng khởi nghiệp mang lại sự khả thi và thu nhập khá khủng. Tuy nhiên, lưu ý vì ý tưởng khởi nghiệp này có thể yêu cầu ở bạn cần có một sự am hiểu, cũng như là thành thạo và kiến thức lớn về ngành đấy!
Tiếp theo khi bạn đã xác định ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của mình thực sự nghiêm túc, thì việc cần thực hiện tiếp là hãy tìm kiếm một kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh cơ khí cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể tham khảo gợi ý kinh doanh cơ khí từ quy trình khởi nghiệp sau đây:
2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Một sản phẩm được làm ra sẽ không gọi là một sản phẩm nếu như chúng không đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bước đầu trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí là bạn cần nghiên cứu thị trường. Bởi vì từ ý tưởng khởi nghiệp, việc xác định được đúng thị trường sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi: “Khách hàng của bạn hiện đang là ai?”, “Thị hiếu của họ là gì và mong muốn của họ như thế nào?”, “Sản phẩm của bạn hiện có đang đáp ứng được nhu cầu của họ hay là không?”....
Đó là lý do mà trong các doanh nghiệp luôn cần đến bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường. Chính vì tầm quan trọng của việc này, thì nó sẽ giúp bạn định hình được sản phẩm của bạn đối với các khách hàng mục tiêu trong thị trường mục tiêu.
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch hành động
Ngay khi đã nghiên cứu thị trường, thì hãy chắc chắn rằng bạn đã có trong tay những số liệu tổng hợp nhất liên quan đến thị hiếu khách hàng, tính mới của sản phẩm, hay là tính tương tự của các đối thủ cạnh tranh, hoặc giá thành sản phẩm....
Từ đó bạn hãy tận dụng những số liệu đã tổng hợp được để xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể nhất. Nhờ đó mà việc kinh doanh cơ khí trong các công ty cơ khí, xưởng cơ khí của bạn sẽ được vận hành trơn tru, nếu như là bản kế hoạch của bạn đã được thực hiện một cách có đầu tư và thật sự kỹ lưỡng.
2.3. Bước 3: Định vị và đa dạng hóa sản phẩm
Trong cơ chế thị trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh như hiện nay và đặc biệt ở trong lĩnh vực đa dạng như ngành cơ khí, thì việc định vị thương hiệu của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh cơ khí của bạn. Vì vậy mà bạn hãy luôn nỗ lực trong việc tìm ra ưu điểm, hay là đặc tính và sự khác biệt nói lên đặc trưng thương hiệu cùng sản phẩm cơ khí mà bạn đang cung cấp trong việc kinh doanh cơ khí. Đặc biệt là với những sản phẩm có sự tương đồng với nhau trên thị trường, thì thường khách hàng có xu hướng “chọn cho xong” hoặc là chọn sản phẩm từ những thương hiệu lớn.
Bên cạnh việc định vị cho sản phẩm, thì việc đa dạng hóa sản phẩm cũng giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, và cũng là một trong những bước đi quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh cơ khí.
2.4. Bước 4: Nâng cấp niềm tin ở khách hàng
Ngành cơ khí là lĩnh vực phức tạp, và những sản phẩm từ cơ khí khi sử dụng thì đều cần đến sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên nghiệp. Đó là lý do cần thiết nhất để người khởi nghiệp kinh doanh cơ khí cần phải quan tâm đến khách hàng của mình. Đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh hiện nay, dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là một trong những mấu chốt giúp bạn thành công hơn mong đợi trong việc kinh doanh cơ khí.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.