Đăng ký tên miền và việc bảo vệ thương hiệu

Ông Trần Minh Tân, phó giám đốc trung tâm internet Việt Nam (VNNIC) cho biết. "Hiện Việt Nam có khoảng có 500.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 200.000 doanh nghiệp đã thiết kế website"

Mục lục

KIỂM TRA TÊN MIỀN ĐẸP

Đăng ký tên miền đẩ bảo vệ thương hiệu

Tiên miền và nhãn hiệu (thương hiệu) hàng hóa thường có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng dựa trên chiến lược phát triển mỗi công ty thì mối quan hệ này cũng có những đặc thù riêng

Hậu quả của việc chưa đăng ký tên miền

Ông Lai Xuân Thành phó giám đốc sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương cho biết: Dù được đánh giá là một trong những địa phương có số doanh nghiệp đăng ký tên miềnthiết kế web nhiều nhất nhưng. “Gọi là nhiều so với các tỉnh bạn nhưng xét về yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ thông tin, có nhiều chỉ số chưa đạt”. Theo ông Thành, hiện cả tỉnh Bình Dương có 15.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 4.700 website hoạt động, trong đó có 3.200 website sử dụng tên miền .vn, 1.500 website sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net…)

Theo nguyên tắc chung của tổ chức tên miền quốc tế nói chung và của VNNIC nói riêng, ai muốn đăng ký tên miền nào cũng được, đăng ký trước sẽ được. Việc chậm chân hoặc một lý do nào đó không kịp thời đăng ký tên miền gắn liền với tên doanh nghiệp đã làm nhiều doanh nghiệp, tổ chức phải khốn đốn trong việc thưa kiện, tốn nhiều tiền của, thậm chí là uy tín, hình ảnh xấu hơn trong mắt người dùng.

Các cơ quan chức năng đang thụ lý nhiều vụ có liên quan đến vấn đề tên miền, điển hình như tên miền: Anz.com.vn, ibm.vn…, vốn đang thuộc quyền sở hữu của các cá nhân đầu cơ tên miền trong nước và nước ngoài. Cũng đã có một nhà đầu cơ tên miền đã trỏ tên miền của một thương hiệu lớn đến một địa chỉ sex!.

Ông Hoàng Văn Hùng, giám đốc công ty Nắng Xanh tại (TP.HCM), chuyên tư vấn các giải pháp trên internet thừa nhận thực tế, nhiều doanh nghiệp đã trả giá cho việc “quên” hoặc “chậm chân” trong việc xác lập sở hữu tên miền. “Nhiều tên miền có giá gấp 1.000 lần so với giá mua ban đầu. Nếu gặp may sẽ mua được tên miền với giá 1,5 triệu đồng nhưng cũng có tên miền lên được ra giá tới 20.000 đôla Mỹ, thậm chí còn hơn thế”. Có không ít trường hợp doanh nghiệp đã mua tên miền của đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực để trỏ vào địa chỉ của mình, mục đích là tranh giành khách hàng.

Làm sao cho có lợi?

Ông Hùng cho rằng: “Tên miền không phải là thương hiệu nhưng hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu của mình”. Theo ông Hùng, sau khi có giấy phép thành lập, việc đầu tiên là đăng ký tên miền tại các doanh nghiệp cung ứng tên miền của VNNIC, sau đó mới nghĩ đến việc thiết kế web tuỳ theo mô hình và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. “Để an toàn hơn, khi đăng ký tên miền, doanh nghiệp cần áp dụng chính sách bao vây tên miền: nghĩa là xác lập những cái tên có liên quan trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp, tránh những rắc rối về sau”.

Nhưng một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia là đăng ký tên miền quốc tế (.com, .net…) hay tên miền nội địa (.com.vn, .vn)? Giải pháp dung hoà là nên đăng ký cả hai vì mỗi tên miền sẽ có những giá trị khác nhau trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khi đăng ký tên miền .vn sẽ thể hiện tính lãnh thổ trên mạng internet, góp phần bảo vệ tài nguyên và thương hiệu quốc gia. Tên miền .vn sẽ được luật pháp Việt Nam bảo vệ theo điều 12 của bộ luật Công nghệ thông tin và được bảo vệ bằng kỹ thuật tốt hơn tên miền nước ngoài. Hiện tên miền .vn có 21 điểm truy vấn ở nước ngoài, năm điểm trong nước. Ngoài ra, thủ tục đăng ký tên miền .vn khá dễ dàng, được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13548) - LikeAction (13748) - WriteAction (479)