Content Marketing với hình ảnh minh họa trực quan

Sự khác biệt giữa một bức ảnh tuyệt vời và một bức ảnh đáng quên nằm ở chỗ việc bức ảnh đó có phù hợp với bạn vào thời điểm đó hay không, bạn biết điều này khi bạn nhìn vào nó. Đó là lý do vì sao bạn cần phải giữ cho thương hiệu của mình xếp hàng đầu trong tâm trí người dùng, vượt lên khỏi đám đông, truyền tải nội dung có tính địa phương hóa theo thời gian thực. Hãy thấu hiểu khách hàng, tin tưởng họ và dần đi vào tâm trí họ một cách tự nhiên. Để kết nối với khách hàng, bạn nên chọn những bức ảnh biểu thị khoảnh khắc cuộc sống thực và tạo các mối liên hệ phù hợp với cách chúng ta sống ngày nay.

Mục lục

Nếu coi Nội dung là Vua (Content is King) thì trên tay ngài không chỉ có quyền năng về ngôn từ mà còn có một vũ khí đầy sức mạnh: Các hình ảnh trực quan (Visuals).

Tầm quan trọng của hình ảnh trực quan trong Content Marketing

Nội dung đâu phải chỉ được thể hiện bằng ngôn từ?

Trước hết, hãy cùng MARKETING NẮNG XANH tìm hiểu về các thống kê liên quan tới hiệu quả của việc sử dụng công cụ trực quan trong Content Marketing:

  • 87% người dùng Pinterest đã mua sản phẩm thông qua trang mạng xã hội này
  • Số người đọc các bài báo có hình ảnh cao hơn các bài không có hình ảnh tới 94%
  • 3.5 tỷ bức ảnh trên Instagram được thích mỗi ngày
  • 8 tỷ lượt xem video trên Facebook mỗi ngày

Vì sao hình ảnh trực quan lại quan trọng?

Có rất nhiều lý do giải thích nguyên nhân hình ảnh trực quan đóng vai trò quan trọng trong Content Marketing. Dưới đây là 5 lý do cơ bản:

  • Hình ảnh truyền tải thông điệp nhanh. Bộ não của chúng ta “bắt” những nội dung hình ảnh tính theo giây. Trong trường hợp nội dung trình bày dưới dạng chữ, bạn sẽ phải mất thời gian để đọc.
  • Hình ảnh kích thích trí tò mò. Những hình ảnh trực quan sẽ thu hút sự hứng thú với cái mới của bất cứ ai.
  • Hình ảnh gợi cảm xúc. Các dữ liệu về hình ảnh sẽ được xử lý ở phần não phải, nơi liên quan tới trí tưởng tượng, trực giác và cảm nhận.
  • Hình ảnh khắc sâu hơn. Những ký ức thuộc về hình ảnh sẽ được ghi nhớ lâu hơn các thông tin ngôn ngữ đơn thuần.
  • Hình ảnh kể chuyện. Hình ảnh có tính giải trí rất cao. Chúng khiến người xem phải tưởng tượng và tương tác.

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong Content Marketing

Hình ảnh luôn chứa đựng sự hấp dẫn về mặt thị giác

4 nguyên tắc của kể chuyện bằng hình ảnh (Visual Storytelling)

Có 4 nguyên tắc để bạn “kể chuyện” bằng hình ảnh trực quan một cách hiệu quả: xác thực, cảm xúc, nguyên mẫu và phù hợp.

Xác thực (Authenticity): Những quy tắc thực sự

Liệu có ai ngờ rằng hàng ngàn hình ảnh về văn hóa cà phê sẽ trở nên đáng chú ý và phổ biến tới vậy? Tuy nhiên, đó lại chính là một trong những lý do quan trọng nhất khiến trang mạng xã hội của Starbuck lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng những người yêu cà phê. Khách hàng có thể chia sẻ hình ảnh về đồ uống hàng ngày của họ. Yếu tố “chìa khóa” mà Starbuck đang áp dụng là tính xác thực, khiến phần lớn mọi người nghĩ rằng có một tách cà phê là nghi lễ không thể thiếu mỗi ngày.

Starbucks kể chuyện trên trang Instagram

Starbucks “kể chuyện” trên trang Instagram

Theo như Getty và NewsCred:

“Trong thời đại các bức ảnh “selfie” lên ngôi, mọi người có xu hướng thích những thứ đề cập đến họ một cách cá nhân. Những hình ảnh được tạo dựng hay sắp xếp cầu kỳ không còn gây được sức ảnh hưởng. Chúng ta sẽ muốn được xem những thứ vừa khó đoán, nhưng lại vẫn phải thân thuộc. Chúng ta muốn thấy những khoảnh khắc thực tế từ cuộc sống đời thường hàng ngày. Tính xác thực cho phép người xem thấy được bản thân họ trong các hình ảnh đó và tự nguyện trở thành người đại diện lan tỏa đi thông điệp của câu chuyện mà bạn đang muốn kể.”

Đồng sáng lập Olapic Jose de Cabo khám phá ra rằng “những người dùng nhấp chuột vào để xem cuộc sống thực sự đang diễn ra có xu hướng chuyển đổi mua hàng gấp đôi.”

Tính cảm xúc (Sensory): Khi những khoảnh khắc lên tiếng

Hình ảnh có thể truyền tải mùi hương, âm thanh hay kết cấu hay không? Rõ ràng về lý thuyết, chúng không thể! Tuy nhiên, hình ảnh có thể khai thác về mặt cảm giác, đẩy cảm giác lên tới điểm mà chúng ta nghĩ là mình có thể ngửi, nghe hay nếm. Đó là lý do giải thích tại sao việc khai thác cảm xúc là một trong những nguyên lý cơ bản của việc sáng tạo hình ảnh.

Theo như Getty và NewsCred:

“Chúng ta muốn phóng to hình ảnh để thấy mọi thứ càng chi tiết càng tốt. Chúng ta muốn vượt ra ngoài các điểm ảnh, muốn được ngửi và chạm. Một cuộc cách mạng về hình ảnh phải nhằm đạt được các mục đích kể trên, bao gồm tất cả ảnh hưởng lên ký ức của người xem, cảm giác và kinh nghiệm từ quá khứ nhằm xây dựng kết nối mạnh mẽ hơn trong não bộ. Phần lý trí có thể đã “bội thực” thông tin nhưng phần cảm xúc vẫn luôn cần được kích thích nhiều hơn mỗi ngày.”

Hình mẫu (Archetype): Xây dựng bức chân dung

Có rất nhiều nhân vật đáng nhớ trong thế giới marketing ngày nay, như Steve Jobs, Richard Branson and Jeff Bezos. Đó đều là những người đầy quyền năng đã tiếp “nhiên liệu” cho câu chuyện họ kể bằng cách hiện thân như một hình mẫu có liên quan, ví dụ như Người hùng, Người khám phá hay Người đặt luật chơi. Các công ty sở hữu lãnh đạo nổi tiếng có thể nâng tầm hình mẫu để tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu.

Tuy nhiên, các công ty không có những nhà điều hành nức tiếng vẫn có thể nâng cấp sức mạnh của nguyên mẫu thông qua các công cụ trực quan. Hãy thử nhìn vào 3 ví dụ dưới đây:

  • Jeep: Người khám phá. Tìm kiếm những cung đường mới và khám phá các địa điểm thú vị.
  • PBS: Nhà hiền triết. Thấu hiểu thế giới và những địa điểm bên trong.
  • Harley-Davidson: Kẻ nổi loạn. Phá vỡ mọi quy tắc, dấn thân vào hiểm nguy và thể hiện cái tôi cá nhân.

Theo như Getty và NewsCred:

“Các hình mẫu đang phủ sóng mạnh mẽ hiện nay. Những hình mẫu thương hiệu thích đáng nhất hiện nay có thể kể đến là Caregiver, Jester, Lover, Outlaw, Explorer, Creator, Hero, Magician, Sage, Ruler, Innocent và Everyman. Dựa trên việc thấu hiểu những câu chuyện có tính hình tượng liên quan tới văn hóa và giá trị, các thương hiệu có thể tạo ra những nội dung tương tác và kết nối tốt hơn với người đọc. Sẽ thật tuyệt khi bạn sáng tạo một hình ảnh trường tồn cùng thời gian hay lan tỏa trên toàn cầu.”

Harley-Davidson gợi lên nguyên mẫu có tính hình tượng trong một Infographic được tạo nên bởi nghiên cứu liên quan tới những người phụ nữ lái xe Harley.

bạn chọn từ nào để miêu tả người phụ nữ với chiếc xe Harley – Davidson?

“Quyến rũ”, “hấp dẫn”, “táo bạo”, bạn chọn từ nào để miêu tả người phụ nữ với chiếc xe Harley – Davidson?

Sự phù hợp: Ranh giới giữa xuất sắc và tầm thường

Bạn đã làm marketing gắn kết với địa phương, văn hóa và tương tác thời gian thực hay chưa? Nếu có, bạn hẳn đã hiểu rõ sức mạnh của sự phù hợp – sức mạnh trong việc kể chuyện bằng hình ảnh trực quan.

Theo như Getty và NewsCred:

“Sự khác biệt giữa một bức ảnh tuyệt vời và một bức ảnh đáng quên nằm ở chỗ việc bức ảnh đó có phù hợp với bạn vào thời điểm đó hay không, bạn biết điều này khi bạn nhìn vào nó. Đó là lý do vì sao bạn cần phải giữ cho thương hiệu của mình xếp hàng đầu trong tâm trí người dùng, vượt lên khỏi đám đông, truyền tải nội dung có tính địa phương hóa theo thời gian thực. Hãy thấu hiểu khách hàng, tin tưởng họ và dần đi vào tâm trí họ một cách tự nhiên. Để kết nối với khách hàng, bạn nên chọn những bức ảnh biểu thị khoảnh khắc cuộc sống thực và tạo các mối liên hệ phù hợp với cách chúng ta sống ngày nay.”

Các lựa chọn hình ảnh trực quan trong Marketing

Dưới đây là 1 số công cụ trực quan thường thấy nhất hiện nay:

  • Infographic. Thông tin sẽ được thể hiện dưới dạng đồ họa nên rất dễ đón nhận, dễ hiểu và gây hứng thú cho người xem. Hơn thế nữa, chúng còn được chia sẻ rộng rãi qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram. Các công ty có thể thêm logo một cách khéo léo mà không khiến người xem cảm thấy khó chịu và sau đó chờ đợi hiệu ứng lan truyền từ Infographic.
  • Trình chiếu slide (Slideshows). Mặc dù mỗi trang slide đều có thể đạt được hiệu quả một cách riêng lẻ, trình chiếu chuỗi slide đạt ưu thế trong việc kết nối nhiều hình ảnh lại với nhau. Do đó, lượng thông tin truyền tải tới khách hàng đối với trình chiếu slide sẽ nhiều hơn so với Infographic hay từng hình ảnh riêng biệt. Truy cập thu thập từ trình chiếu slide có thể được định hướng, ví dụ trên những nền tảng như SlideShare. Các công ty nên tận dụng các nội dung sẵn có để tạo nên bản trình chiếu silde hoàn chỉnh.
  • Video. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của video. Video ngày càng phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các doanh nghiệp có khả năng tạo ra những video phù hợp với rất nhiều hoàn cảnh và sản phẩm khác nhau, sau đó đăng tải lên Youtube hay Vimeo. Ngoài ra, bạn còn có thể chia sẻ đường dẫn tới video này tại các trang mạng xã hội.
  • Dữ liệu trực quan. Những bảng biểu nhàm chán không còn là cách thể hiện nội dung hấp dẫn ngày nay nữa. Giờ đây, bạn có thể “biến tấu” nội dung theo một cách hấp dẫn và sáng tạo hơn. Việc làm trực quan hóa dữ liệu biến một bảng tính đơn giản trở nên đáng nhớ.

Infographic sẽ giúp content của bạn trở nên sinh động, dễ nhớ hơn rất nhiều

Infographic sẽ giúp content của bạn trở nên sinh động, dễ nhớ hơn rất nhiều

Tạm kết

Không thể phủ nhận rằng chúng ta đang sống ở một thời đại mà những phù thủy hình ảnh và người tạo xu hướng công cụ trực quan nắm trong tay sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Bạn hoàn toàn có thể gia nhập đội ngũ đó bằng cách gửi đi thông điệp qua các hình ảnh. Khi được sử dụng đúng cách, sức mạnh của nội dung biểu thị bằng hình ảnh trực quan sẽ vượt lên trên cả ngàn từ ngữ.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9494) - LikeAction (9694) - WriteAction (929)
Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12593) - LikeAction (12793) - WriteAction (900)