Khi bạn giảm giá sản phẩm chỉ để “tống khứ” nó ra khỏi cửa, khách hàng sẽ bắt đầu suy nghĩ về giá trị của món hàng. Chẳng hạn, nếu có một dịp đặc biệt bạn giảm giá 50% cho dòng túi xách mới ra, để rồi 2 ngày sau đó lại bán với giá cũ thì chắc chắn những người khách biết đến thông tin này sẽ nghĩ giá trị chiếc túi xách chỉ xứng đáng với nửa giá bán của nó mà thôi.
Khi lên kế hoạch tặng sản phẩm, giảm giá, tặng phiếu giảm giá, tiến hành các sự kiện quảng cáo hay bất kỳ hoạt động giá đặc biệt nào cho công ty của mình, chắc hẳn bạn đã có hình dung về mức lợi nhuận đạt được. Thế rồi, bạn ghé qua blog này và đọc được bài viết nói rằng những khuyến mại đó sẽ khiến bạn thất bại. Bạn phân vân nên tin vào điều gì bây giờ?
Tại sao không nên giảm giá, khuyến mại?
Nếu điều bạn mong muốn chỉ là đạt được chuyển đổi đơn hàng cao, vậy thì bạn đã đúng. Nếu bạn đang tìm kiếm khách hàng trung thành, những người sẽ trở lại mua hàng cho bạn nhiều lần sau, thì bạn đang chuẩn bị đi một bước sai lầm. Tại sao vậy?
Chắc chắn là không phải! Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ thấu đáo về cách sử dụng các loại chương trình khuyến mãi.
Nếu bạn đang hy vọng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, xây dựng một thương hiệu gắn với sự tin tưởng và gần gũi, hãy cẩn thận với những chương trình khuyến mãi. Có nhiều cách thông minh hơn để xây dựng lòng trung thành đấy thôi!
Khi bạn đã phá giá, đồng nghĩa với việc bạn không còn đường quay lại. Bạn sẽ không mất tất cả khách hàng đã mua đồ giảm giá của bạn đâu, nhưng họ sẽ chỉ mua tiếp khi có lần khuyến mãi tiếp theo. Còn với những người chưa mua khi bạn giảm giá lần đầu, có thể họ sẽ chẳng trông chờ tiếp đợt thứ hai, nhưng chắc chắn cũng đủ thông minh để không mua hàng của bạn với mức giá cao hơn.
Nếu chẳng có ai mua hàng nếu bạn không giảm giá, bạn sẽ phải hạ giá để bắt đầu bán từ mức giá thấp hơn. Vậy đến những đợt bạn muốn chạy chiến dịch khuyến mại, bạn sẽ làm thế nào?
Họ sẽ chỉ mua tiếp khi có lần khuyến mãi tiếp theo
Khi bạn giảm giá sản phẩm chỉ để “tống khứ” nó ra khỏi cửa, khách hàng sẽ bắt đầu suy nghĩ về giá trị của món hàng. Chẳng hạn, nếu có một dịp đặc biệt bạn giảm giá 50% cho dòng túi xách mới ra, để rồi 2 ngày sau đó lại bán với giá cũ thì chắc chắn những người khách biết đến thông tin này sẽ nghĩ giá trị chiếc túi xách chỉ xứng đáng với nửa giá bán của nó mà thôi.
Nếu bạn không thể chứng minh được món hàng của bạn có giá trị như những gì đã được định giá, thì bạn chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Giảm giá chỉ để bán được hàng sẽ chỉ để cho người mua thấy rằng sản phẩm của bạn không giá trị như bạn vẫn nói.
Nếu bạn đang trông chờ vào khuyến mại và giảm giá để khiến khách hàng vui, thì bạn vẫn còn thiếu 1 mảnh ghép lớn trong hoạt động thương mại điện tử. Dịch vụ khách hàng mới là điều làm cho một người mua trung thành với thương hiệu của bạn. Vấn đề với việc chạy khuyến mãi liên miên như thế là bạn quá bận rộn với việc đếm doanh số mà quên mất rằng khách hàng nào đó đang cần giúp đỡ.
Thay vì liên tục giảm giá, hãy dành thời gian cho khách hàng hơn. Hãy cung cấp thông tin họ cần để có thể đưa ra quyết định và hướng dẫn họ đi tới 1 quyết định mua hàng thông minh. Sau đó họ sẽ trở lại, trả đủ mức giá ban đầu, và sẵn sàng mua hàng tiếp.
Vậy là, bạn có được kha khá khách hàng từ các đợt khuyến mại. Những người này có thể sẽ mua tiếp khi có đợt giảm giá mới. Mọi thứ vẫn thật tuyệt phải không nào. Rồi đến khi tăng giá như cũ, bạn vẫn có thêm khách hàng vì họ không biết đến đợt khuyến mại trước đó. Đi đúng hướng bạn mong muốn chứ?
Những người khách vừa mua hàng của bạn và hôm sau đọc được tin bạn giảm giá chính mặt hàng đó sẽ cảm thấy như thế nào? Có thể bạn sẽ gặp phải những gương mặt giận dữ, vì chẳng ai muốn bị lừa mua về những thứ chẳng đáng giá đến thế.