Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.
"Tôi thấy bạn bẻ mở gian hàng trên mạng xã hội và cũng muốn thử. Tôi muốn hỏi kinh doanh như vậy có cần đăng ký không, thuế sẽ như thế nào?" (Linh, Hà Nội).
Đại diện Cục Thương mại điện tử (Vecita): Theo Thông tư số 47/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử.
Cụ thể, website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.
Liên quan đến nghĩa vụ thuế của người bán hàng trên mạng xã hội, theo Luật Quản lý thuế, đã kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ này với Nhà nước. Như vậy, nếu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử thì người bán hàng trên đó cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc kê khai, cách thức thu, mức thuế, loại thuế... được áp dụng theo các hiện hành về quản lý thuế.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế website bán hàng được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.