Cập nhật thuật toán Google có ảnh hưởng gì tới SEO của bạn

Tất cả những chủ website đang nghiêm túc đầu tư vào tài sản và sự hiện diện online của họ nên nhận thức được những yếu tố xếp hạng mà Google dùng cho SEO.

Mục lục

Cập nhật thuật toán Google có ảnh hưởng gì tới SEO của bạn

Google vừa cập nhật thuật toán của họ theo những cách ảnh hưởng rất lớn tới việc xếp hạng. Thực tế, có rất nhiều trang vẫn đang phải điều chỉnh chiến thuật của họ. Gần đây nhất vào 25 đến 26 tháng 6 thì Google lại một lần nữa có những thay đổi rất lớn.

Quay trở về khoảng thời gian khi mà Internet chỉ vừa mới được sử dụng thì mọi người sẽ tốn hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm một website có thể giải đáp được thắc mắc họ gặp phải.

 Trong thời điểm này thì Google xuất hiện như một vị cứu tinh cho vấn đề này. Mục tiêu của Google chính là nhìn vào những đường link để đơn giản hóa vấn đề bằng cách tập hợp những đường link có nội dung tương tự nhau. Ý tưởng đằng sau việc này chính là nhìn vào những đường link chính là một “phiếu bầu” cho độ tin tưởng với website của bạn.

Ví dụ, hãy nghĩ về những gì bạn biết một cách thật chuyên môn mà bạn có thể gọi đó là tư vấn kinh doanh của bạn. Giờ thì hãy tưởng tượng từng người sẽ như là một trang web và kiến thức của họ là một đường link. Đường link đó chính là kiến thức mà chúng ta tìm kiếm khi online. Nếu như người đó không đáng tin thì chúng ta sẽ không bao giờ muốn hỏi tới người đó lần thứ hai nữa. Chính vì vậy, đường link trong website của bạn sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn giữ chân người dùng. Sau đây là vài điều bạn cần phải cẩn thận với SEO website của bạn:

Domain Authority (DA) (tạm dịch: Chủ quyền Tên miền)

Đây là cách Google xem xét độ tin cậy của website bạn (www.websitecủabạn.com) bằng cách đi qua tất cả các trang và bài viết của bạn. Có một lưu ý nhỏ: Bạn đừng nên đăng tải tất cả tin tức, kiến thức, mọi thứ lên website của mình. Bạn chỉ nên đăng tải những gì bạn biết rõ và sẽ là những gì mà mọi người tìm kiếm.

Cố gắng thao túng khán giả để gia tăng DA của bạn có thể gây phản tác dụng mà bạn không lường được. Đừng có cố gắng nắm lấy chủ quyền bằng cách ngẫu nhiên sử dụng một cụm từ đang nổi bật trong xu hướng chỉ để thu hút traffic. Việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn. Hãy nhớ tới khẩu hiệu của Google “Don’t be evil” ( tạm dịch: Đừng là người xấu ) có nghĩa là phải nghĩ tới người dùng trước thay cho bản thân chủ website.

Page Authority (PA) (tạm dịch: Chủ quyền Trang)

Việc này thể hiện độ đáng tin cậy có trong trang của bạn. Bạn có thể chuyền PA xuyên suốt một trang khác thông qua Redirect. Nhưng cũng cần phải cẩn thận với cách tiếp cận này. Chuyền một trang đi khắp website của bạn quá nhiều lần sẽ khiến cho công cụ tìm kiếm thấy nghi ngờ.

Tốc độ

Không ai thích sự chậm chạp, kể cả Google. Nhưng với các trang hiện nay thì các trang không chỉ đang phát triển về kích cỡ khiến cho một số người tự hỏi không biết phần cứng của họ có thể nào theo kịp không. Website từng chỉ ít hơn một vài Kilobyte (3-5kb).

Nhưng ngày nay có những website có kích cỡ lên từ 4 tới 6 Megabytes (4-6MB). Những webiste lớ hơn sẽ phải đi kèm thêm nhiều nguồn để phục vụ các trang tải nhanh hơn. Bởi vì Internet cung cấp cho chúng ta một lượng khán giả lớn hơn, và bạn sẽ phải nhớ rằng khi máy chủ bạn ở Hà Nội thì người dùng ở TP.HCM sẽ không thể nào có trải nghiệm tương đương khi ở Hà Nội. Chính vì vậy bạn cần phải tăng gói Hosting của bạn, và tìm cách có thể tận dụng tối đa tốc độ mà nhà phát triển website của bạn có thể cung cấp.

Liên kết nội bộ hiểu theo cách đơn giản chính là đường link trong trang web của bạn mà có thể dẫn người dùng tới những phần khác của website như là những bài đăng hoặc những trang liên quan. Chúng còn có thể dẫn người dùng rời khỏi trang của bạn nếu như bạn dẫn tới các website khác.

Việc này không hề xấu nếu như được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu như bạn dẫn link tới những nơi không liên quan tới chủ đề của bài đăng hoặc website của bạn thì bạn rất có thể bị penalty. Thường xuyên kiểm tra việc này sẽ giúp người dùng của bạn thấy thoải mái và khiến Google dễ dàng cho bạn một vị trí có nhiều tiềm năng trong bảng xếp hạng hơn.

Đây là một cụm từ bạn chắc chắn từng nghe tới nếu như bạn làm trong lĩnh vực phát triển SEO của website. Cụm từ này giờ đây đã biến thành một buzzword được sử dụng để “bán” dịch vụ. Thực sự mà nói, Backlink đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp thứ hạng.

Bởi vì mỗi backlink bạn có được từ một website có danh tiếng chính là một phiếu bầu đồng ý với độ tín nhiệm cao cho website của bạn.  Hãy nói chuyện với đội Marketing của bạn về SEO và xem xem bạn có thể nào phát triển một chiến dịch được không. Việc này tốn thời gian nhưng lại rất đáng công.

TF/IDF

TF-IDF (Term Frequency-Inverse Document Frequency) là một cụm từ kĩ thuật dùng để phân loại văn bản. Bạn có thể đã từng nghe tới cụm từ “keyword density” (tạm dịch: từ khóa dày đặc) được sử dụng rất nhiều qua những năm qua khi nói tới dịch vụ SEO.

Việc này đã đem định nghĩa này lên một tầm cao mới khi thuật tính này bào gồm hai thuật tính khác biệt kết hợp với nhau. Độ dày đặc cũng là một thuật toán có giá trị, chiếm khoảng 5-7% bài viết này thì độ xuất hiện trên toàn trang cũng rất quan trọng. Cụm TF là viết tắt của “Term Frequency” (số lần xuất hiện của từ)

  • TF(t) = (số lần từ t xuất hiện trong văn bản) / (tổng số từ trong văn bản)
  • IDF(t) = log_e (Tổng số văn bản) / (Số văn bản có chứa từ t)
  • Value = TF*IDF

Chất lượng Content

Chất lượng content là điều mà chúng ta nói tới nhiều nhất trong những năm qua. Google đã tạo ra những bước từ thời xưa để phân loại các trang với đường link. Các trang web ngày nay không còn chỉ đứng yên và được scan một cách đơn giản trước khi được cho lên top trang kết quả tìm kiếm nữa.

Giờ đây cả website sẽ bị scan từ từng mã code tới kí tự. Nếu như bạn đang viết content thì rất tuyệt! Nhưng nếu ngược lại, thì bạn cần phải dừng lại và nghĩ kĩ về lượng khán giả của bạn. Họ muốn đọc gì? Bạn nói thay cho họ hay là bạn đang nói với họ? Đi kèm với chất lượng chính là sự tương quan. Nội dung của bạn cần phải đi đúng hướng, và sẽ là thứ khiến người dùng bấm chọn trên trang kết quả tìm kiếm. Đừng khiến khán giả của mình tức giận, bạn sẽ không muốn như vậy đâu!

Tiêu đề trang (SERP) và lời miêu tả

Tiêu đề trang có tính chất tự sự rất cao nhưng lại có rất nhiều đang ngó lơ chúng. Trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) thì đó chính là tiêu đề màu xanh dương nằm phía trên cùng kết quả. Từ khóa chính nằm phía trước và theo sau là ký hiệu “pipe” (|) để báo cho công cụ tìm kiếm rằng từ khóa tiếp theo là từ khóa quan trọng thứ hai.

Tuy nhiên nếu như những từ này không có trong trang thì Google sẽ viết lại chúng. Bảng miêu tả nằm dưới URL của trang. Luôn có nhiều sự bất đồng về độ dài mà bảng miêu tả nên có. Nhưng trong thời kì tìm kiếm trên thiết bị di động như hiện nay thì việc này còn tùy thuộc vào kích cỡ màn hình.

Robot Text File

Bên trong directory chủ yếu của server bạn là tập tin robot.txt. Một tệp tin cơ bản sẽ nhìn như sau: User-agent: [tên người dùng – cơ quan] Disallow: [ dãy URL không được crawl ] Ví dụ: User – agent: * Disallow: /cig-bin/ Disallow: /tmp/ Disallow: /~joe/ Công thức này sẽ báo cho Googlebot biết rằng tuyệt đối không được index hay là crawl những khu vực này trong website của bạn. Bạn có thể làm những thao tác phức tạp hơn với tệp tin và kiểm tra xem Google có thể nào nhìn thấy tập file này trong tài khoản các tool Webmaster của bạn hay không.

Lỗi trang 404, 301 và 403

Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe qua lỗi trang 404 khi bạn xem khả năng hiển thị của mình lên tìm kiếm. Một lỗi 404 xuất hiện khi không tìm thấy được nguồn dữ liệu, và công cụ tìm kiếm sẽ tiếp tục đi tới trang này cho tới khi nó dừng lại và bỏ qua. Đây không phải là một chiến thuật tốt cho nên mộ trang lỗi 404 nên được re-direct như là một trang 301 (di chuyển mãi mãi) hoặc là submit một sitemap mới xem có thể loại bỏ được lỗi hay không. Những yếu tố khác cũng nên được webmaster của bạn nhắc tới càng sớm càng tốt khi chúng có thể ảnh hưởng tới thứ hạng website và khả năng hiển thị tới người dùng.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)