Cập nhật mới nội dung với Fetch as Google

Trong Google Webmaster Guideline, Google từng đề cập rằng họ sẽ thu thập dữ liệu URL sử dụng phương pháp này thường trong một ngày, tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm tra đối chiếu ngược lại hiệu quả các liên kết được tìm nạp hiển thị trên SERPs ( Search Engine Result Pages ) trong vòng chưa đầy 5 phút. Thật tuyệt vời phải không nào!

Mục lục

Cập nhật mới nội dung với Fetch as Google

Google Webmaster Tools là một công cụ hữu ích Google cung cấp cho người quản trị website ( Chủ yếu là SEOer ) nhưng không phải SEOer nào cũng tận dụng được hết thế mạnh của công cụ này mang lại. Một trong những tiện ích mạnh mẽ nhất mà bộ công cụ này mang lại chính là công cụ Fetch as Google ( hay còn gọi làTìm nạp như Google ).

Có thể nói công cụ ở phía trên giúp cho các web mới cũng như cũ chủ động hơn trong giao tiếp với Google Bots cũng như để Google Bots hiểu website của mình hơn, có những đánh giá đúng đắn và kịp thời hơn.

Trong Google Webmaster Guideline, Google từng đề cập rằng họ sẽ thu thập dữ liệu URL sử dụng phương pháp này thường trong một ngày, tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm tra đối chiếu ngược lại hiệu quả các liên kết được tìm nạp hiển thị trên SERPs ( Search Engine Result Pages ) trong vòng chưa đầy 5 phút. Thật tuyệt vời phải không nào!

Công cụ này rất dễ sử dụng, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức sử dụng công cụ này chi tiết theo từng bước dưới đây:

Bước 01: Truy cập vào Google Webmaster Tools

Lưu ý: Bạn cần xác nhận quyền sở hữu website của bạn trong tài khoản Google Webmaster Tools. Từ giao diện trang chủ Google Webmaster Tools, bạn chọn domain cần tìm nạp Phía bên trái thanh trình đơn của Google bạn nhấp chọn Crawl > Fetch as Google

Bước 02: Tìm nạp như Google ( Fetch as Google )

Bạn tiến hành nhập URL cần tìm nạp vào trường đầu tiên phía sau domain, và nhấn chọn FETCH

Bước 03: Submit to Index

Đầu tiên bạn cần chắc chắn rằng trạng thái tìm nạp đã thành công. Nếu Google Bots tìm nạp thành công, tức là bạn có thể gửi trang đó cho Google để lập chỉ mục, ngược lại nếu không thành công bạn nên xem xét lại website của mình có chặn Google Bots hay không, hoặc nhập sai cú pháp khi tìm nạp.

Sau khi Google Bots chấp nhận URL của bạn, nhấn chọn Submit to Index Có hai lựa chọn khi tìm nạp:

URL: Chỉ lựa chọn khi trang của bạn là mới hay được cập nhật gần đây. Google không đảm bảo tất cả các liên kết với URL này đều được lập chỉ mục. URL and all linked pages: Lựa chọn khi trang web của bạn đã thay đổi đáng kể nội dung. Google sẽ sử dụng URL này như một điểm khởi đầu trong việc lập chỉ mục web của bạn. Google không đảm bảo sẽ lập chỉ mục tất cả các liên kết trên web của bạn.

Lời kết

Chắc hẳn các bạn đã từng hơn một lần gặp tình trạng cố gắng viết nội dung thật tốt, sáng tạo hướng tới người dùng. Nhưng khi xếp hạng tìm kiếm, web của mình lại đứng dưới kết quả tìm kiếm của đối thủ copy lại nội dung của mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi có một website khác có tốc độ indexed nhanh hơn website của bạn, và họ copy nội dung của bạn ngay trước khi website của bạn được Google Bots indexed.

Ví dụ: “Google lập chỉ mục thu thập dữ liệu website A mỗi giờ và website B một lần trong một ngày. Trang web B viết 1 bài báo với nội dung gốc và độc, người quản trị website A copy nội dung sang website A và chỉnh sửa bản quyền. Website A được Google lập chỉ mục thu thập dữ liệu đầu tiên. Vậy ai trong mắt Google là web sở hữu nội dung gốc và nội dung sao chép và có xếp hạng đánh giá cao hơn ? “

Đọc qua ví dụ trên, hẳn bạn cũng cảm thấy việc Google lập chỉ mục hay còn gọi là indexed nội dung website mình thường xuyên là rất quan trọng. Và Google cung cấp công cụ Tìm nạp như Google ( Fetch as Google ) như một thứ vũ khí giúp những webmaster như mình có cơ hội đưa nội dung mới và tốt nhất có vị trí xếp hạng cao hơn trên SERPs. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng nó hàng ngày như một công cụ yêu thích của bạn.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12772) - LikeAction (12972) - WriteAction (900)