Cách viết email chuyên nghiệp

Trong môi trường làm việc, có nhiều hình thức trao đổi thông tin liên lạc giữa các CBCNV với nhau, trong đó không thể thiếu việc soạn thảo email. Làm cách nào để thực hiện 1 email với đầy đủ các nội dung, có hình thức chuyên nghiệp mà không mắc phải những sơ sót thông thường. Kỳ này, Bản tin Văn hóa doanh nghiệp xin gửi đến các anh, chị những lưu ý cơ bản để mỗi chúng ta có thể tham khảo, bổ sung thêm vào kỹ năng viết email của mình.

Mục lục

Trong quá trình tiếp cận và làm việc với khách hàng thì việc gửi email qua lại là điều khó tránh khỏi. Gửi email cho khách hàng cũ đã khó, viết email cho những khách hàng mới lại càng khó hơn. Để tiếp cận những khách hàng tiềm năng mới các doanh nhân thường sử dụng "Cold email". Đó là những email mà bạn gửi tới những người chưa từng gặp với mong muốn nhận được những phản hồi tích cực. Ngoài các khách hàng tiềm năng, bạn có thể gửi "Cold email" tới những nhà đầu tư, đối tác, nhân viên hoặc bất cứ ai quan trọng với quá trình khởi nghiệp của công ty bạn.

Cách viết email chuyên nghiệp mẫu email chuyên nghiệp

Mặc dù nội dung của "Cold email" rất quan trọng nhưng đa số các doanh nhân đều không biết viết email đúng cách. Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục email của các doanh nhân với mong muốn nhận được lời khuyên, mời đầu tư hay quảng cáo bán hàng và nhiều thứ khác. Họ gửi tới những email quá tệ, thậm chí phạm sai lầm ngay từ phần mở đầu.

Cá nhân tôi là một người dạy về kinh doanh nên không bận tâm về điều đó. Thực ra tôi không mong đợi sự hoàn hảo từ tất cả các doanh nhân, nếu quá mong đợi thì tôi nghĩ mình sẽ không có việc làm mất. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy không hài lòng với những email như thế. Nếu họ gửi cho tôi một email tệ thì chứng tỏ họ cũng gửi chúng cho người quan trọng hơn, chẳng hạn như những email bán hàng và gây quỹ.

May mắn là việc sửa lại các "Cold email" này tương đối dễ. Thực tế bạn có thể giải quyết vấn đề ngay từ những lời mở đầu. Khoảng 10 từ đầu tiên chính là sự khác biệt rõ ràng giữa một email tốt và một email tệ. Bởi vì hầu hết khách hàng sẽ xem những từ đầu tiên trước khi họ mở email và trả lời. Nếu phần xem trước này ấn tượng, người đọc sẽ muốn đọc những phần phía sau nhưng nếu nó tệ thì email đó có thể sẽ bị xóa trước khi được mở ra.

Là một doanh nhân, bạn không thể để người khác xóa mất email của mình. Để tránh được những lỗi cơ bản, dưới đây là danh sách 5 kiểu email tệ nhất tôi thường xuyên nhận được: Hướng dẫn tạo địa chỉ email chuyên nghiệp.

1. Giới thiệu bằng những lời chúc thừa thãi

Ví dụ: "Xin chào Aaron! Tôi hy vọng anh vẫn khỏe"

Bạn có thật sự muốn tôi khỏe không? Nếu một người gửi email cho tôi với mong muốn tôi đau khổ thì tôi sẽ không trả lời họ. Vì vậy, tôi cho rằng những người muốn tôi trả lời sẽ gửi lời chúc tốt đẹp tới tôi. Nếu như bạn không thực sự muốn điều đó, tôi nghĩ bạn nên giữ nó cho riêng mình.

Hay nói cách khác, bạn đừng nên lãng phí thời gian cho những điều vô bổ. Nó không hiệu quả.

2. Giới thiệu thông tin cá nhân

Ví dụ: "Chào Aaron! Tôi tên là…"

Nếu điều đầu tiên bạn làm là giới thiệu bản thân, tôi sẽ ngay lập tức nhận ra rằng mình không quen biết bạn. Khi tôi không quen biết bạn, tôi chắc chắn 2 điều: 1) Bạn là một người lạ đang cố gắng hỏi tôi điều gì đó và 2) Nếu tôi không trả lời cũng chẳng sao cả.

Để dễ hiểu hơn tôi sẽ lấy một ví dụ, giả sử tôi nhận được một email từ vợ mình. Cô ấy luôn muốn hỏi tôi điều gì đó và nếu tôi không trả lời cô ấy thì tôi sẽ phải nhận hậu quả, vì vậy tôi luôn đọc email cô ấy gửi.

Nói cách khác, nếu bạn giới thiệu bản thân ngay từ đầu, bạn đang tạo cho tôi một cái cớ để không cần đọc email của bạn.

3. Giới thiệu bằng những câu chào vụng về

Ví dụ: "Hy vọng anh có một kỳ nghỉ tuyệt vời!" hay "Hy vọng anh có một ngày tuyệt vời!"

Khi mọi người gặp nhau lần đầu, họ thường bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi thông thường để xây dựng mối quan hệ.

Ví dụ, khi gặp tôi bạn có thể nói "Hôm nay trời đẹp đúng không?" và tôi sẽ trả lời "Đúng vậy, hôm nay thật mát lạnh và thoải mái". Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi về những điều vô nghĩa cho đến khi cả hai thoải mái để bắt đầu công việc.

Đừng làm điều tương tự với những "Cold email". Khi bạn gửi những câu hỏi này tới những người không quen biết, nó có thể khiến bạn khó chịu. Đừng thể hiện sự không thoải mái của bạn qua những dòng giới thiệu vụng về trong email như cách bạn nói chuyện với ai đó trong thang máy. Thay vào đó hãy gửi một email nói về những vấn đề có ý nghĩa trong kinh doanh.

4. Giới thiệu kèm lời nhắc nhở

"Hãy xem lại email trước của tôi ở phần hộp thư đến của bạn".

Đôi khi người ta không trả lời những "Cold email" của bạn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bạn muốn trao đổi với một người nào đó, việc gửi nhiều email đến họ là điều hợp lý. Nhưng đừng bắt đầu những email tiếp theo bằng những lời nhắc nhở rằng họ đã bỏ qua những email trước của bạn.

Khi bạn mở đầu bằng việc nhắc nhở đó, họ sẽ nhớ lại lý do tại sao bỏ qua email trước đó của bạn. Đừng làm điều sai lầm này, thay vào đó hãy viết những email mới bằng cách nói những điều hay ho hơn so với email cũ.

5. Giới thiệu bằng cách ghi chú

"Tôi sẽ nói ngắn gọn như sau...".

Đây là cách giới thiệu mà tôi đặc biệt không thích. Những người mở đầu một email bằng việc ghi chú rằng họ sẽ trình bày ngắn gọn vì họ hiểu mình đang làm tốn thời gian của một người lạ. Họ hiểu rằng việc nói dài dòng sẽ là một vấn đề. Ai sẽ bỏ thời gian để trả lời một email dài 2000 từ cơ chứ?

Tuy nhiên, thật kỳ lạ là chính một người hiểu lý do nên viết email ngắn gọn lại đang lãng phí thời gian để thừa nhận mình đang làm tốn thời gian của đối phương. Bạn không cần làm vậy. Hãy vào vấn đề chính một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất có thể. Người nhận email sẽ đánh giá cao những thông điệp ngắn gọn của bạn trong khi bạn không cần thông báo trước cho họ.

Kỹ năng viết email chuyên nghiệp

Trong môi trường làm việc, có nhiều hình thức trao đổi thông tin liên lạc giữa các CBCNV với nhau, trong đó không thể thiếu việc soạn thảo email. Làm cách nào để thực hiện 1 email với đầy đủ các nội dung, có hình thức chuyên nghiệp mà không mắc phải những sơ sót thông thường. Kỳ này, Bản tin Văn hóa doanh nghiệp xin gửi đến các anh, chị những lưu ý cơ bản để mỗi chúng ta có thể tham khảo, bổ sung thêm vào kỹ năng viết email của mình:

Những lưu ý khi đính kèm File

  • Anh, chị nên gửi những file có định dạng chung dễ mở cho tất cả máy tính. Sử dụng .Pdf , .Doc. hoặc JPEG (đối với file ảnh).
  • Nếu có nhiều file anh, chị muốn nén lại thì nên dùng .zip không nên dùng .rar.
  • Hoàn thiện đầy đủ nội dung file mới gửi kèm, không nên đã đính kèm rồi vẫn chỉnh sửa.
  • Chú ý khi đặt tên file đính kèm: Việc đặt tên file cũng cần đảm bảo rõ ràng, ngắn gọn. Không nên viết tiếng Việt có dấu khi đặt tên file.

Một số chú ý để trở thành người dùng email chuyên nghiệp

  • Nếu anh, chị thường liên lạc qua e-mail, anh, chị nên dọn dẹp hộp thư của mình thường xuyên để tránh đọc sót hoặc tồn đọng quá nhiều email không cần thiết.
  • Nếu cần viết một e-mail dài để trả lời nhưng lại chưa có thời gian, hãy gửi một e-mail cho người gửi, thông báo anh, chị đã nhận được e-mail của họ, đồng thời cho biết thời gian anh, chị sẽ trả lời họ một cách chính thức.
  • Khi không thể check e-mail trong một ngày hay nhiều hơn, anh, chị cần thiết lập chế độ gửi e-mail trả lời tự động để thông báo anh, chị tạm thời không có trong văn phòng hoặc đang nghỉ ốm chẳng hạn...

Sử dụng lời chào và ngôn ngữ phù hợp

  • Tuyệt đối không sử dụng “này”, “ê”… đó là cách sử dụng thân mật trong nói chuyện nhưng không hề phù hợp trong môi trường công sở.
  • Anh, chị có thể cân nhắc những lời chào sau cho từng đối tượng phù hợp: Dear, Anh/ Chị… thân mến, Kính gửi…
  • Vì email sử dụng cho mục đích công việc nên anh, chị hạn chế sử dụng các yếu tố hài hước, thậm chí là tức giận, phẫn nộ trong email của mình. Nó có thể gây nên những hậu quả khó lường.
  • Những vấn đề cần được xác định rõ nên liên lạc trực tiếp hoặc gọi điện thoại.
  • Tuyệt đối không sử dụng các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại sao bạn lại...”, “Bạn phải.....”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc ...”, và “Tôi không hiểu tại sao bạn ...”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa chữa những thất bại này được.

Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng dấu câu đúng vị trí, đúng theo tiêu chuẩn quy tắc đặt dấu câu khi soạn thảo văn bản cụ thể như sau:

  • Đầu dòng luôn viết hoa chữ đầu tiên. Chú ý, viết hoa chứ không phải viết in hoa.
  • Sau dấu chấm câu (.) luôn phải viết hoa. Tên riêng, địa danh phải viết hoa.
  • Tất cả các dấu câu đều viết sát vào chữ trước, khoảng trống và đến chữ sau.
  • Dấu ngoặc đơn, ( ); nháy kép “ ” viết sát vào ký tự ngay trước và sau chúng.
  • Hai chữ nối tiếp nhau chỉ cách nhau một khoảng trống.
  • Viết đủ ý rồi hãy chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý.
  • Chia đoạn nếu viết dài.
  • Hãy lưu ý việc dùng dấu cảm thán quá nhiều.

Đặt tên email chuyên nghiệp

Hiện tại mỗi chúng ta đều sử dụng email của công ty, tuy nhiên nếu có nhu cầu sử dụng email cá nhân, các anh, chị lưu ý tên email sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của mọi người. Đừng bao giờ đặt những email như: cobemuadong2010@... hay canhbuomphieudu@... Như thời còn đi học không phù hợp với công việc công sở. Hãy chọn cho mình một địa chỉ email nghiêm túc, lịch sự. Anh, chị có thể đặt tên email với cấu trúc là: Ten.hotendem@ Ví dụ: minh.nguyen@ gmail.com

Suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi viết

Không phải tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết bằng email. Anh, chị hãy suy nghĩ thật kỹ hiệu quả của email mình sẽ gửi. Có những vấn đề cần trao đổi trực tiếp và cụ thể với đồng nghiệp hoặc Sếp. Đừng dùng email để giải quyết những vấn đề thực sự cấp bách.

Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ đến mức độ cần thiết khi cc, bcc và reply all. Hãy chọn thật đúng đối tượng để gửi email nếu anh, chị không muốn nhận sự khó chịu từ những người không liên quan.

Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn

Tùy nội dung email là tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng anh, chị lưu ý khi viết tiêu đề cũng như nội dung email cần viết chữ tiếng Việt có dấu, viết hoa/ thường đúng chỗ. Kiểm tra lỗi chính tả tiêu đề và cả nội dung email là điều cần thiết trước khi gửi.  

Bên cạnh đó tiêu đề phải đúng chủ đề và để cho người đọc biết rõ vấn đề chính trong nội dung email mình gửi là gì. Nếu để trống tiêu đề hoặc ghi nội dung không thu hút, email của anh chị có thể không được đọc đến hoặc thậm chí là bị xóa ngay.

Chữ ký cá nhân

Cần lưu ý chữ ký là nơi để lại thông tin, chức danh, số điện thoại, địa chỉ… của anh, chị. Hãy thể hiện đó là những thông tin chính xác và thực sự cần thiết để đối phương có thể liên lạc ngay với anh, chị lúc cần.

Trả lời email ngay cả khi email không chủ ý gửi cho anh/ chị

Khi email vô tình gửi nhầm cho anh/ chị, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì mọi người nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với anh/ chị.

Hãy dùng font chữ cổ cổ điển

Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của anh, chị nên để font chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. Nhìn chung, chúng ta có thể chọn cỡ chữ 13 và chọn font dễ đọc như Arial hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất.

Không có gì bí mật

Mọi tin nhắn hoặc thư điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.

Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì anh, chị viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà mọi người sẽ không muốn người khác nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho mình hay khiến người khác tổn thương. Vì sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.

Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng

Anh, chị sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi mọi người đang trả lời thư, tốt nhất là anh, chị nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn. Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương nếu phải nhận 1 email chưa hoàn chỉnh nội dung hoặc chưa đính kèm file dữ liệu cần thiết.

Một số quy tắc khi gửi email

  1. Quy tắc 48h: Trả lời e-mail trong vòng 48h từ khi anh, chị nhận được e-mail của một ai đó.
  2. Không gửi “last minute e-mail”: Ví dụ: Anh, chị có một việc cần nhờ đồng nghiệp giải quyết trước 16h. Anh, chị gửi e- mail lúc 14h nhưng việc đấy cần 3 - 4h mới làm xong. Người đồng nghiệp nhận được e-mail trong trường hợp đó sẽ cảm thấy rất khó chịu vì giống như người đó nhận lệnh của anh, chị và là lệnh làm một việc không thể không làm.
  3. Không bao giờ gửi spam – thư điện tử không có giá trị và gửi 1 cách vô tội vạ đến nhiều người.
  4. Khi forward một e-mail nào đó, anh, chị nên có sự đồng ý của người chủ email đó hoặc chính email đó có liên quan và có tác dụng giải quyết rõ ràng vấn đề của anh, chị.
  5. Không bao giờ gửi e-mail khi anh, chị đang giận dữ.
Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9489) - LikeAction (9689) - WriteAction (929)