Cách lấy lòng khách hàng khi bán hàng online

Môi trường Internet luôn chứa đựng nhiều rủi ro nên tính tin cậy và bảo mật là yếu tố tạo nên lòng yêu mến và trung thành của khách hàng trong môi trường marketing trực tuyến. Đây đồng thời là điểm khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Các nghiên cứu và thực tiễn đều cho thấy khách hàng luôn lo sợ về việc lộ thông tin cá nhân và bị đánh cắp tài khoản thẻ tín dụng trực tuyến, một trong những lý do cơ bản khiến cho họ ngại ngần khi tham gia mua bán online.

Mục lục

Phát triển nội dung toàn diện

Một trong số các yếu các tố tạo nên lòng trung thành của khách hàng điện tử (e-loyalty) chính là website của người bán. Muốn khách hàng yêu thích và trung thành với website của mình, những người bán hàng phải tạo được ấn tượng ban đầu. Những tính năng ưu việt, thiết kế hướng tới khách hàng sẽ làm cho họ cảm thấy hài lòng và đánh giá cao trang web đó.

Trước hết, website thương mại điện tử phải được thiết kế dành riêng cho tập khách hàng có mục tiêu mua sắm. Từ màu sắc, bố cục trang web, khả năng điều dẫn, nội dung bài viết, hình ảnh, video về sản phẩm, những đánh giá, bình luận của chuyên gia và khách hàng về sản phẩm... đều phải hướng tới tập khách hàng mục tiêu.

Thứ hai, những người bán hàng cần hiểu khách hàng thường lướt web với thời gian ngắn và sự kiên nhẫn chờ đợi có phần hạn chế. Nếu website thương mại điện tử mất nhiều thời gian để tải trang thì khách hàng có thể chán nản, không có hứng thu truy cập và tắt trình duyệt. Ngoài ra, khả năng điều hướng của website cũng phải thuận tiện, trình bày các mục lục rõ ràng và có tính liên kết, cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Yếu tố thứ 2 là dịch vụ khách hàng (các hoạt động hỗ trợ trước-trong-sau quá trình mua hàng của người bán). Dịch vụ tốt, đột phá trên thị trường sẽ giúp tạo sức mạnh cạnh tranh và gia tăng sự trung thành của khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Người mua sắm quan tâm nhiều đến các chính sách như cho phép đổi trả hàng, bảo hành, ưu đãi cũng như giải pháp hỗ trợ, quá trình thực hiện và giao đơn hàng nhanh chóng, chính xác với nhiều giải pháp vận chuyển.

Việc cho phép tùy biến sản phẩm theo yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng và sự tương tác nhanh chóng, tức thời là hai giá trị giúp cho website dễ dàng chiếm được tình cảm tốt và lòng trung thành của khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Theo hãng nghiên cứu thị trường Forester Research, đa số người mua hàng trực tuyến đều muốn website thương mại điện tử có tính năng cho phép tùy biến sản phẩm và thông tin dành cho mỗi khách hàng.

Tùy biến sản phẩm theo ý muốn là kết quả của quá trình tương tác giữa khách hàng với người bán hàng trong việc đưa ra các yêu cầu chi tiết về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Việc cho phép khách hàng chủ động tham gia vào thiết kế sản phẩm của mình theo nhu cầu tạo hiệu quả mạnh mẽ và ấn tượng trong mối quan hệ giữa người bán với khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để khách hàng trung thành với thương hiệu.

Ví dụ, Tập đoàn máy tính Dell cho phép người mua tự lựa chọn cấu hình, linh kiện, màu sắc cho chiếc máy tính của mình. Hãng nội thất Thụy Điển IKEA để khách tự thiết kế sản phẩm nội thất theo ý trên website. Nếu trang web không bán các sản phẩm tùy biến được hoặc không có tính năng này thì có thể gia tăng giá trị mềm như sản phẩm đa dạng, mẫu mã, giá cả phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, xây dựng các dịch vụ bán hàng thuận tiện và mang tính đột phá trên thị trường...

Môi trường Internet luôn chứa đựng nhiều rủi ro nên tính tin cậy và bảo mật là yếu tố tạo nên lòng yêu mến và trung thành của khách hàng trong môi trường marketing trực tuyến. Đây đồng thời là điểm khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Các nghiên cứu và thực tiễn đều cho thấy khách hàng luôn lo sợ về việc lộ thông tin cá nhân và bị đánh cắp tài khoản thẻ tín dụng trực tuyến, một trong những lý do cơ bản khiến cho họ ngại ngần khi tham gia mua bán online. 

Các chính sách bảo mật trực tuyến của nhà bán lẻ nếu không tốt và không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo cho khách hàng sẽ làm người mua thiếu niềm tin khi tham gia giao dịch trực tuyến. Điều này cũng dẫn tới sự xói mòn thương hiệu của nhà bán lẻ điện tử trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, người bán lẻ điện tử cũng lo khách hàng của mình có thể mua các sản phẩm, dịch vụ và thanh toán bằng thẻ tín dụng giả mạo. 

Niềm tin hay sự tin tưởng (một phần của lòng trung thành) rất cần thiết trong marketing thương mại điện tử, bởi đặc thù và cũng chính là nhược điểm của ngành là khách hàng không thể cảm nhận các sản phẩm được bán trực tuyến bằng giác quan, trừ thị giác.

Khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu và nhà bán lẻ trực tuyến thì có thể vượt qua được sự sợ hãi về tính an toàn. Để khắc phục, các bên thứ ba được tích hợp vào hệ thống website của nhà bán lẻ, trở thành công cụ để tạo niềm tin cho khách hàng. Marketing thương mại điện tử sở hữu rất nhiều công cụ độc đáo, có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng thương hiệu điện tử mà trước đó trong môi trường marketing truyền thống không có được.

Với Internet, việc xây dựng thương hiệu thường gắn liền với tên miền của website, lúc này sẽ như phần mở rộng thêm của ý niệm về thương hiệu. Ví dụ như khi nói đến thương hiệu nhà bán lẻ điện tử Amazon, khách hàng thường liên tưởng đến website Amazon.com và những website mang tính địa phương khác của công ty Amazon như Amazon.de (Đức), Amazon.jp (Nhật bản).

Tất nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng có thể biết hoặc thậm chí nhớ được địa chỉ website của các thương hiệu công ty hay sản phẩm nổi tiếng, nhưng nội dung và những tính năng nổi bật của website luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng trong môi trường marketing thương mại điện tử.

Một website hay đúng hơn là một mô hình bán lẻ điện tử (B2C) ứng dụng và hội tụ đầy đủ các yếu tố của mô hình này sẽ rất dễ dàng thành công trong hoạt động thương mại bán lẻ điện tử, dù đó là môi trường thương mại điện tử tại Việt Nam, đây cũng là bài học kinh nghiệm được đúc rút từ hầu hết các website trong lĩnh vực thành công rực rỡ trên toàn thế giới. Xem hướng dẫn xây dựng quy trình bán hàng online.

Biết cách lắng nghe

Đừng trả lời khách hàng một cách cứng nhắc, hãy học cách lắng nghe nhiều hơn. Càng là ý kiến tiêu cực thì càng phải lắng nghe. Hãy nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. Đừng cãi tay đôi với khách vì điều đó là không nên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh online của bạn. Hãy luôn nhớ khách hàng luôn luôn đúng. Làm họ hài lòng cũng có nghĩa giữ được uy tín cho cửa hàng online của mình.

Hãy nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng là phải hiểu rõ cho được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Có hiểu, bạn mới biết cách đáp ứng, thuyết phục, chinh phục. Và muốn làm như thế, bạn phải chịu khó để ý mọi điều khách hàng mình nói ra. Nếu bạn chốt sale thành công, thì đó là điều đáng mừng. Nhưng nếu khách hàng vẫn chưa quyết định mua sản phẩm của bạn, thì điều đó không có nghĩa bạn thất bại: vì bạn đang xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với họ để đến lúc cần, họ sẽ tìm đến bạn.

Hãy gọi tên thay vì xưng anh chị

Việc nhắc lại và gọi tên của khách hàng là cách bạn trở nên gần gũi hơn với khách hàng của mình. Ngoài việc bạn sẽ nhanh chóng nhớ tên của họ, khách hàng cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn rất nhiều. Hoặc bạn có thể cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nhờ vậy, việc nhớ tên họ trong những lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Việc nhớ tên nhiều khách hàng cùng một lúc là điều khó khăn, tuy nhiên nếu bạn cố gắng luyện tập nhiều lần và có được những kỹ năng bán hàng tốt, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn.

Nếu khách hàng bình luận trên bài post, bạn có thể gửi lời kết bạn và nên tag tên người hỏi trực tiếp vào phần hồi đáp, để họ có thể nhìn thấy ngay khi câu trả lời trên phần thông báo. Cho dù doanh nghiệp của bạn có sản phẩm chất lượng hơn đi chăng nữa thì khách hàng vẫn sẽ thích mua ở nơi mà họ thấy mình được đối đãi tốt.

Tốc độ phản hồi nhanh

Ngoài bán hàng trên mạng xã hội, các chủ cửa hàng còn phát triển bán hàng đa kênh trên các sàn thương mại điện tử và website riêng. Do đó, lượng tương tác mỗi ngày là tương đối lớn. Hành vi mua sắm online khác hoàn toàn với mua sắm truyền thống. Khách hàng thường không có thời gian nhiều mới mua sắm online. Nếu phải chờ đợi lâu, họ sẽ thay đổi sự quan tâm tới cửa hàng online của bạn. Chắc chắn khách hàng nào cũng muốn nhận được câu trả lời nhanh.

Theo một nghiên cứu từ công ty Lithium Technologies cho thấy 53% người sử dụng khi đăng một thông điệp trên mạng xã hội cho cửa hàng nào đó đều mong muốn hồi đáp trong vòng 1 giờ.

Bởi thế nếu bạn càng rút ngắn thời gian phản hồi thì việc kinh doanh online của bạn càng thuận lợi. Ngoài ra bạn còn tạo được sự khác biệt giữa các cửa hàng khác. Phần lớn khách hàng luôn thích điều này, ít ra họ cảm thấy nhu cầu của mình được quan tâm. Tóm lại, hãy phản hồi lại thắc mắc của khách hàng một cách “nhanh nhất có thể”

Tối ưu chính sách giao hàng

Trong kinh doanh online, giao hàng nhanh là một trong những bí quyết quan trọng nhằm đem lại sự hài lòng cho người mua. Khi khách hàng ghé thăm một cửa hàng online, điều đầu tiên họ sẽ tìm kiếm sản phẩm phù hợp, sau đó sẽ xem cách thức, chi phí vận chuyển hàng và cuối cùng mới ra quyết định mua hàng. Một shop online mà để giá ship hàng quá cao, thời gian lâu sẽ đánh mất đi những đơn hàng tiềm năng đồng thời tạo ấn tượng xấu trong tâm trí người mua.

Hầu hết các cửa hàng online đều tính phí giao hàng, và khách hàng là người phải trả phí đó. Tâm lý chung của khách hàng là không muốn trả phí giao hàng. Hãy tận dụng chính sách miễn phí giao hàng thật linh động để tạo ấn tượng với khách hàng. Đây là một chiến lược thu hút khách hàng cực kỳ hiệu quả nhưng cũng đầy liều lĩnh. Nó thường áp dụng cho những đơn hàng có phạm vi trong phạm vi thành phố và sẽ tạo được dấu ấn tuyệt vời người người tiêu dùng. Nhưng để thực hiện được chiến lược liên quan đến chi phí vận chuyển này đòi hỏi năng lực tài chính của người bán bởi vì nó ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể đưa ra dịch vụ giao hàng miễn phí với một số lượng đơn hàng tối thiểu hoặc số hàng hóa tối thiểu nào đó. Điều này sẽ làm tăng giá trị đơn đặt hàng trung bình và thu về nhiều lợi nhuận hơn để có thể bù vào các chi phí vận chuyển.

Đa phần khách hàng đều mua hàng bằng cảm tính. Nếu lấy lòng được họ, bạn sẽ bán được hàng. Hãy tham khảo các bí quyết trên để chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, và làm họ hài lòng nhất trong khả năng của mình.

Các cách tìm kiếm khách hàng

1. Lập kế hoạch chi tiết tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào, bằng cách nào… Đặt mình là khách hàng để thấu hiểu họ thực sự cần gì và muốn được tư vấn như nào để từ đó tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn. Và đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó. Đây làm một trong những bước khởi đầu tìm kiếm khách hàng cực kỳ quan trọng là nền tảng để bạn bắt đầu công việc sau này.

2. Tìm khách hàng qua báo chí

Báo chí có sức lan tỏa mà bạn không thể ngờ tới, là kênh thông tin hữu ích và hết sức thiết thực nếu muốn tìm kiếm khách hàng và bán hàng hiệu quả. Hãy tìm trên đó thông tin của những người mới được thăng chức, những người mới dành giải thưởng, những chủ doanh nghiệp mới,…hay bất cứ ai đó có thể trở thành khách hàng tiềm năng. Hãy gửi cho họ những bức thư cá nhân, nội dung chúc mừng thành công của họ, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của bạn kèm theo slogan và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Mr. Đức, Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương lai an toàn và phát triển”…)

3. Tận dụng mối quan hệ cá nhân

Điều này khá dễ dàng vì bạn có sẵn lòng tin của họ từ trước. Có những mối quan hệ cá nhân mà bạn không nghĩ có thể biến nó thành một bộ máy tạo ra lead nhưng lại mang đến giá trị lớn sau này.
Trong thế giới bận rộn hiện nay, bạn sẽ có bạn gái, bạn đồng nghiệp, hàng xóm… chúng nằm trong các ngăn chứa riêng biệt mà không hề liên quan đến nhau. Chìa khóa thực ra rất đơn giản nếu bạn có thể chia sẻ chuyện kinh doanh với họ, hãy cho những người thân quen của bạn biết đối tượng tiềm năng bạn đang cần tìm. Xác định rõ loại hình công ty mà bạn cần (quy mô, số lượng nhân viên, doanh thu, địa điểm, v.v…) và gửi cho họ một email để họ có thể forward và giúp bạn thiết lập các mối quan hệ.
Hãy giới thiệu đến các bạn bè của bạn về dịch vụ, sản phẩm của mình hoặc giới thiệu đến những người có thể biết ai đó sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Nếu được, đừng ngại chi cho họ một chút hoa hồng.Tất nhiên, việc trộn giữa mối quan hệ cá nhân và công việc cần phải hiệu quả và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau nhưng nó vẫn là một cách tuyệt vời để mở rộng độ phủ của bạn.

4. Nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn. Để từ đó bạn sẽ có con đường đi cho chính mình một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

5. Quảng cáo qua các kênh online

Trong thời đại 4.0 hiện nay, bạn chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh hoặc 1 chiếc máy tính bảng là có thể tìm kiếm thông tin về những đối tượng khách hàng mình hướng đến. Với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo nơi có rất nhiều hội nhóm cho phép kết nối những người quan tâm về cùng chủ đề tham gia vào diễn đàn chung. Nơi có thể trao đổi về tất cả mọi thứ, mọi chủ đề quan tâm giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bạn chỉ cần tìm những hội nhóm quan tâm về sản phẩm, lĩnh vực mình đang kinh doanh để chia sẻ khéo léo các thông tin hữu ích với thái độ nhiệt tình, chắc chắn đây sẽ là một kênh rất tốt mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, hội nhóm trên Facebook, Zalo thì rất nhiều và dễ bị nhũng loạn thông tin, nhớ tìm kiếm một cách có chọn lọc.

6. Tìm kiếm khách hàng qua telesale

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua điện thoại là phương pháp khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với một số ngành như: Bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng… Bằng cách này sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng một đối tượng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không chỉ thông qua một cuộc đối thoại ngắn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng, bạn phải có một danh sách data chất lượng.

7. Đăng thông tin của bạn ở bất cứ đâu

Nhiều quảng cáo nhỏ sẽ để lại sự ấn tượng nhiều hơn là chỉ một quảng cáo thật lớn. Một tấm biển lớn với thông tin quảng cáo lớn không hiệu quả bằng những thông tin tương tự nhưng được thiết kế nhỏ hơn, và được thực hiện trong một thời gian dài sẽ để lại dấu ấn lâu hơn trong trí nhớ mỗi khách hàng.

8. Hội chợ, triển lãm đem đến cho bạn nguồn khách hàng tiềm năng

Đây là nơi tạo ra cho bạn những cơ hội bất ngờ, đặc biệt là bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng với số lượng không hề nhỏ.Ưu điểm lớn nhất của kênh này là việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ giúp bạn hiểu họ, từ đó sẽ đưa ra các chiến lược tiếp thị hợp lý giúp bạn nhanh chóng chốt được hợp đồng.Còn chần chừ gì nữa mà không liên lạc ngay với ban tổ chức sự kiện và chuẩn bị cho gian hàng của bạn thật hoành tráng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn đấy!

9. Tham dự các buổi hội thảo

Đây cũng là một cách tìm kiếm khách hàng cực kỳ hay mà bạn không thể bỏ lỡ. Việc tìm kiếm thông tin về các sự kiện các buổi hội thảo đang và sẽ diễn ra trong thời gian tới mà còn liên quan đến sản phẩm của bạn là việc tuy đơn giản nhưng không kém phần quan trọng. Vậy nên hãy tham dự và lấy thông tin từ những khách hàng tiềm năng bạn có thể gặp ở đó.

10. Cho khách hàng tiềm năng dùng thử sản phẩm

Một ý tưởng lạ mà quen cho bạn: Thả con săn sắt – bắt con cá rô. Đừng ngại cung cấp miễn phí một sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm năng của bạn dùng thử và bảo họ giới thiệu cho bạn bè nếu họ thích. Nếu bạn làm dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích. Có thể là những lá thư cung cấp những thủ thuật, mẹo vặt… đôi khi bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp khách hàng tiềm năng của bạn hoàn thành công việc, dự án của họ.

11. Sử dụng mạng xã hội để tìm ra đối tượng cần giúp đỡ

Rất nhiều nhân viên bán hàng luôn cập nhật vào theo dõi ở LinkedIn, nhưng chưa chắc họ đã biết sử dụng kênh này hiệu quả để tối ưu đỉnh phễu (top-of-the-funnel). Cách để tạo kết nối mang lại giá trị cao mà không tốn quá nhiều công sức, và mạng xã hội là điều mà bất cứ nhân viên sales nào cũng mong muốn tìm ra.
Một vài lời khuyên ngắn để LinkedIn của bạn trông chuyên nghiệp và thu hút mọi người hơn:

  • Một tấm hình khi được đăng lên đều phải liên quan tới việc thể hiện con người và lĩnh vực mà bạn đang làm một cách chuyên nghiệp.
  • Sự kết nối với càng nhiều người sẽ càng mở rộng những mối liên hệ không thể thiếu.
  • Đăng vào mục “Share an Update” thể hiện nhu cầu, khả năng tìm kiếm và muốn giúp đỡ một đối tượng với vấn đề cụ thể. Ví dụ: Chúng tôi đang muốn hợp tác với 3 công ty trong lĩnh vực làm đẹp trước ngày 1/9/2018, ưu tiên những bên đang muốn mở rộng thị trường ở khu vực Hà Nội.
  • Nên lấy 3 recommendations từ mỗi khách hàng hiện tại về những ưu và nhược điểm của dịch vụ mà bạn đã từng cung cấp cho họ để tạo niềm tin về giá trị, sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả của sản phẩm. Từ đó sẽ có những cải thiện, thay đổi phù hợp trong thời gian tới.
  • Facebook for Business, Twitter và Snapchat là một số kênh thông tin, tiện ích để bạn có cơ hội giới thiệu và thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc mở rộng thị trường sản phẩm của mình. Mặc dù điều đó có thể làm khối lượng công việc của bạn sẽ tăng lên.

12. Đăng bài blog trên LinkedIn

15 phút là thời gian vừa đủ cho một bài đăng với nội dung về gói tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu. Nhiều người vẫn nghĩ viết blog là một việc khô khan, nhàm chán và ghét nó.
Nhưng thực chất blog chỉ là một cuộc trò chuyện, và một blog topic đơn giản có thể xoay quanh việc trả lời những câu hỏi chung về sản phẩm mà bạn hay nhận được hàng ngày, ví dụ như “Cẩm nang [Các thử thách doanh nghiệp hay gặp phải] cho người mới bắt đầu]” và “X điều bạn cần biết về [khởi nghiệp tại Việt Nam].”

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi xây dựng web bán hàng online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)