Hubspot nhận thấy có 60% nội dung đứng đầu của các nhà kinh doanh chính là bài blog của họ và những nhà marketing thường xuyên viết blog sẽ nhận được nhiều hơn 67% nguồn dẫn so với những người không làm. Theo thời gian bạn càng viết blog nhiều thì nền tảng lôi kéo traffic tới trang của bạn càng cao.
Từ việc chia nhỏ tình huống để có thể có những chủ đề gây hứng thú cho người đọc thì việc ngày nào cũng có thể sản xuất được thêm những thônh tin mới cho người đọc của bạn là một việc hết sức thử thách. Nhưng tất nhiên là viết blog mang lại rất nhiều lợi ích không thể hối cãi, cho nên bạn cũng không thể nào có thể ngó lơ đi miếng mồi béo bở này được.
Hubspot nhận thấy có 60% nội dung đứng đầu của các nhà kinh doanh chính là bài blog của họ và những nhà marketing thường xuyên viết blog sẽ nhận được nhiều hơn 67% nguồn dẫn so với những người không làm. Theo thời gian bạn càng viết blog nhiều thì nền tảng lôi kéo traffic tới trang của bạn càng cao.
Bạn chắc hẳn cũng đã biết về những điều này rồi.
Cho nên câu hỏi cần được đặt ra cho những nhà marketing là: Làm cách nào để biết được nội dung của bạn có đang mang lại lãi lời gì không? Làm cách nào bạn có thể chắc chắn được thời gian lẫn công sức bạn bỏ ra cho việc tạo dựng nội dung sẽ mang lại kết quả xứng đáng?
Trước tiên hết, hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình mong muốn đạt được gì với nội dung của mình? Mục tiêu của mình là gì?
Mặc dù tùy thuộc vào nhãn hàng mà sẽ có những mục tiêu khác nhau nhưng mà mục tiêu việc quảng bá nội dung của bạn thì nên rõ ràng.
Mục tiêu tối thượng bạn nên theo đuổi chính là khả năng truyền tải và tiếp cận tất cả nội dung của bạn tới được với khán giả và khách hàng tiềm năng càng nhiều càng tốt bất kể thời gian.
Bạn chắc cũng đã nghe tới quy luật 80/20: 80% kết quả của chúng ta đến từ 20% nỗ lực chúng ta bỏ ra.
Bạn nên áp dụng quy luật 80/20 này vào chiến lược nội dung, nhưng hãy tránh việc nhầm lẫn.
Nếu như bạn dành ra 80% thời gian để tạo nội dung và chỉ dành 20% thời gian để quảng bá bài viết thì bài viết của bạn sẽ không bao giờ có thể nhận được kết quả tương xứng. Nói cách khác, ít bình luận, ít sự chú ý thì dẫn tới không có lợi nhuận. Mặt khác, nếu như bạn dành qua một khoản thời gian dài quảng bá nội dung qua những trang truyền thông thì bạn sẽ có được thêm nhiều sự chú ý cho bài viết của mình, tạo dựng một lượng người đọc vững chắc cũng như tiết kiệm được thời gian bạn phải tạo nội dung mới.
Đừng xem yếu tố nội dung là duy nhất mà hãy dành thêm nhiều thời gian để quảng bá nội dung của bạn tới người khác. Vậy, coi như bạn vừa mới mất hàng tiếng đồng hồ để tạo ra một bài viết chất lượng. Rồi bây giờ làm cách nào bạn có thể sử dụng thời gian quý báu của mình để quảng bá đây?
Hầu hết phản ứng của các nhà marketing là đi thẳng tới các trang mạng xã hội ngay khi họ vừa hoàn thành bài blog mới nhất. Đây là một lối nghĩ hay nhưng cũng cần phải suy xét kĩ. Theo Hiệp hội marketing nội dung, thì phần lớn các nhà marketing B2B sử dụng ít nhất 13 thủ thuật marketing trong từng bài đăng của họ.
Điều đó cũng có nghĩa là bạn có nhiều cách để quảng bá, đúng không? Không may thay, điều này cũng có nghĩa rằng bạn sẽ càng dễ va vào những trường hợp lãng phí thời gian trên những mặt bằng không phù hợp. Mặc dù các trang mạng xã hội có tiếng xấu về việc tốn thời gian, nhưng thực tế vẫn có tới 66% nhà marketing nhận được lợi ích chung qua phương thức này. Nhớ kĩ: Hiệu quả chính là từ khóa của trò chơi này. Bạn chỉ nên chọn mặt bằng quảng bá thực sự mang bạn tới gần khán giả của bạn hơn. Không có câu trả lời nào là đúng cho nơi mà bạn nên đặt nội dung để có giá trị. Bạn phải tự mình nghĩ ra xem đâu là nơi có những khách hàng và người đọc tiềm năng dành cho bạn. Bởi theo Buzzmo, chỉ có một nửa nội dung trong vòng tròn các bài viết blog nhận được từ 8 lượt chia sẻ đổ xuống mà thôi.
Không biết bạn thấy thế nào, nhưng con số này đối với chúng tôi mà nói thì khá là thảm hại. Nhưng đó chính là kết quả của việc các nhà marketing cố gắng tấn công tất cả những trang mạng xã hội và lại mở rộng bản thân quá ít. Bạn càng có nhiều kết nối tới những trang mạng này, thì bạn càng tốn ít thời gian để phải quảng bá. Ví dụ, hầu hết các nhãn hàng B2B thường chọn Twitter và Linkedln làm trang chính.
Trong khi đó, Instagram và Pinterest là những trang đánh mạnh vào nội dung hình ảnh cho nên sẽ là một nơi thích hợp cho các nhà kinh doanh B2C. Tất nhiên, không thể nào bỏ qua được Facbook, nơi có tới 1,23 tỉ người dùng mỗi ngày. Đó chính là nơi mà chúng ta sẽ bắt đầu.
Bất kì loại hình kinh doanh nào cũng nên được mang lên Facebook, bởi hầu hết mọi người đều dành ra ít nhất để lướt Facebook, cho nên đây được coi như là mặt bằng vô cùng béo bở. Đây là một ví dụ về cách bài viết được hiển thị trên mặt bằng Facebook này:
Thật may mắn làm sao, việc đăng tải lên Facebook không quá khó khăn. Đây cũng có thể được xem là một trong những trang mạng xã hội dễ dàng quảng bá trên nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là đánh vào nút “theo dõi”
Sau đây là một ví dụ khác cho cách trình bày đơn giản như gây thú vị cho người xem trên Facebook:
Không giống như trên Twitter, nơi mà những nội dung lặp đi lặp lại được khuyến khích, thì Facebook chỉ cần được đăng tải một lần mà thôi. Bạn cũng nên đăng tải vào tầm trưa đầu giờ chiều, mặc dù ảnh hưởng của thời gian cũng có hơi gây ngờ vực bởi tính không kiên định của các thuật toán trên Facebook. Một khía cạnh tuyệt vời khác của việc đăng tải trên Facebook chính là có thể dễ dàng tương tác với người theo dõi.
Bằng việc chú ý và trả lời những bình luận trên bài đăng, bạn sẽ biết được chính xác những gì khán giả của bạn đang nghĩ và đảm bảo rằng chủ đề của bạn đáp ứng được nhu cầu của họ. Những feedback tích cực từ khán giả chính là những dấu hiệu tốt nhất báo cho bạn biết rằng bạn đi đúng hướng.
Bạn cũng có thể thấy, việc đăng tải bài viết trên Facebook rất đơn giản và không yêu cầu về thời gian túc trực trừ khi bạn muốn trả lời bình luận, tin nhắn từ người theo dõi.
Twitter thì lại là một con quái vật hoàn toàn khác biệt.
Bản chất của Twitter mang lại cả lợi lẫn hại cho những nhà marketing. Mặc dù hashtag có thể cung cấp cơ hội tuyệt vời để đưa nội dung của bạn tới khán giả, thì chúng cũng có thể khiến bài viết của bạn bị lạc giữa một biển thông tin. Bạn có thể không biết, nhưng thực tế cứ mỗi phút lại có gần 350,000 tweet được cập nhật, cho nên nếu như bạn không lặp đi lặp lại nội dung quảng bá của mình thì cơ hội khán giả của bạn bỏ lỡ bài đăng của bạn rất cao.
Đừng ngại ngần khi phải đăng đi đăng lại nội dung của bạn trên Twitter. Đó là lý do cho nhiều nhà marketing có được số lượng người theo dõi ngày càng cao. Sau đây là ví dụ về việc lặp đi lặp lại hai tweet với cùng nội dung:
Tiếp theo là hình của một tweet được đăng trước đó mấy ngày nhưng với cùng một nội dung
Như bạn có thể thấy, cả hai bài viết đều nhận được lượng yêu thích gần như nhau.
Bởi vì bản chất nhanh chóng của mặt bằng này, cho nên những công cụ xếp lịch mạng xã hội như là Buffer rất cần thiết. Qua thời gian, bạn có thể tái sử dụng nội dung và thí nghiệm của mình bằng hình ảnh và hashtag khác để có thể hiểu được loại bài đăng nào đang thu hút khán giả.
Họ muốn những bài liệt kê hay là những bài chỉ dẫn? Cách duy nhất tìm ra chính là phải thí nghiệm thử.
Bằng việc sắp xếp trước các bài đăng, bạn sẽ tự cài đặt chế độ tự động cho Twitter và có thể tập trung vào marketing của bạn.
CoSchedule nhận thấy rằng viẹc tweet thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả hơn là giữ im lặng: Có một công cụ lịch trình khiến việc sử dụng mặt bằng này dễ dàng hơn.
Cũng giống như việc đăng tải lên Facebook, việc cập nhật lặp đi lặp lại nội dung trên Twitter sẽ trở nên rất dễ dàng nếu như bạn tập luyện. Cuối cùng, hãy nói tới những ích lợi của Linkedln. Nếu như bạn đang làm việc trong lĩnh vực B2B, Linkedln biểu thị một vài cơ hội quảng bá tuyệt vời để có thể đẩy nội dung của bạn lên. Có hơn một triệu nhà kinh doanh đang tận dụng ích lợi của Linkedln, và bạn cũng nên như thế Ví dụ, nếu như bạn đăng tải lại những nội dung của mình lên Linkedln thì bạn có thể:
Lời giới thiệu của chủ blog
Đoán thử xem? Bạn cũng nên làm y như vậy nếu như bạn muốn được nhìn nhận như một influencer có những nội dung không thể không xem. Theo tờ Search Engine thì bạn không cần phải lo lắng về chuyện nhận penalty nếu như đăng bài giống nhau trên Linkedln như một số người vẫn hay nói.
Bạn cũng vẫn có thể thay đổi tiêu đề, từ khóa và cấu trúc bài viết nếu như bạn sợ bị penalty. Một cách bạn có thể làm để thu hút khán giả chính là chỉ nhá hàng trước cho khán giả một phần trong bài viết của bạn. Đây là một tình huống win-win bởi vì chiến dịch này vừa traffic tới trang của bạn và tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận thông qua CTA trên trang. Một ví dụ cho việc nhá hàng thông tin cho người đọc:
Hãy nhớ rằng Facebook, Twitter và Linkedln cũng chỉ là một trong những lựa chọn mà thôi. Ba mặt bằng này không thể nào bao hàm đủ hết những khả năng mà bạn có thể làm chỉ với một nội dung qua mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ những thủ thuật này không thôi sẽ không thể giúp bạn đạt được cả nghìn nguồn dẫn mới mà vẫn lưu giữ cho bạn một lượng traffic ổn định thường xuyên lui tới được.
Và bạn biết gì khó tin không? Việc này không hề tốn quá nhiều công sức. Đối với những trang cụ thể này thì, bạn có thể tốn từ khoảng nửa cho tới một tiếng để edit và format mà thôi. Việc kén thời gian đối với những trang mạng xã hội này sẽ không tốt nếu như bạn đang tìm kiếm dấu hiệu lợi nhuận đâu Nhưng nếu bạn muốn tận dụng hết cả nội dung của bạn thì sao lại không nâng cấp chiến lược quảng bá của bạn lên một tầm mới?
Cũng như việc quảng bá trên mạng xã hội, nếu như bạn chọn được mặt bằng phù hợp thì việc thiết lặp lại mục đích nội dung của bạn cũng hnết sức đơn giản. Tuy là việc thiết lặp lại sẽ đòi hỏi thêm nhiều công đọan thực hiện hơn là chỉ phải đăng tải bài viết mà thôi, nhưng việc trình bày nội dung của bạn trong nhiều format khác nhau là rất quan trọng để gia tăng độ tiếp cận và có thêm nhiều ý tưởng mới. Vào thời đại khi mà nội dung chỉ toàn chứa chỉ không còn đủ nữa thì việc này rất chính xác. Khi bạn đang cân nhắc tới các dữ liệu chứa hình ảnh, bạn sẽ dễ dàng thấy được chúng ta cần phải đi xa hơn việc chỉ có từ không thôi. Ví dụ:
Đối với những người mới bắt đầu, bạn nên cố gắng đính kèm hình ảnh vào những bài viết của mình để khuyến khích thêm lượt chia sẻ. Việc vẽ được infographic sẽ là một lựa chọn tốt nếu như bạn đang viết về nội dung có dữ liệu.
Hơn thế nữa, bạn có thể dùng những bài preview chứa hình ảnh để chúng nổi bật trong newfeed của người đọc.
Những mặt bằng như Canva sẽ cho phép bạn nhanh chóng tạo ra những hình ảnh như trên, và trở nên hữu dụng khi bạn điều chỉnh các bài viết của mình.
Nhưng còn chèn việc thiết lập lại mục đích vào video thì sao?
Youtube đang bùng nổ hiện nay với hơn 1 tỷ người sử dụng. Trong khi đó, 92% người dùng di động chia sẻ video cho nhau. Tóm lại, video marketing là nơi có tiềm năng rất lớn. Còn đối với blogger: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khán giả của chúng ta sẽ thích coi một video hơn là tìm hiểu cặn kẽ một trang blog, nhất là kho gặp phải một chủ đề dài dòng hoặc phức tạp.
Việc biến những bài blog của bạn thành dạng video không chỉ cho bạn một lối diễn đạt mới cho những nội dung của bạn mà còn cho bạn bước chân vào mỏ vàng SEO khi bạn lặp lại từ khóa của mình. Việc quay video có thể không khó như bạn nghĩ đâu. Nếu như bạn có một bài blog thì coi như bạn đã có trong tay cuốn kịch bản rồi. Trong khi đó, vlog đang ngày càng hiện hành. Hãy nhìn ví dụ từ Jorden Roper của WritingRevolt khi cô thường xuyên tái thiết lập mục đích của những bài blog thành video.
Nếu như bạn có smartphone hoặc là một chiếc máy ảnh, thì bạn đã có tất cả những gì cần thiết để có thể áp dụng được sức mạnh của video marketing. Thêm vào đó, bạn có thể dễ dàng lấy nội dung từ blog của bạn và sử dụng nó trong những buổi Facebook Live v…v
Bạn ngại máy quay?
Không thành vấn đề. Nếu như bạn thật sự muốn ra khỏi khuôn khổ thường có, bạn có thể đi xa khỏi nội dung hình ảnh. Podcast những năm gần đây cũng đang rất phát triển và đó cũng là một cách biến trang blog của bạn thành một cuộc trò chuyện với khán giả.
Hơn thế nữa, bạn còn có thể đưa việc quảng bá đi thêm một bước nữa bằng việc sử dụng nội dung của podcast ứng dụng vào cho chiến dịch email marketing:
Bạn thấy được chúng hiệu quả ra sao chưa? Bạn càng tái thiết lập mục đích của càng nhiều nội dung thì bạn có thêm nhiều thứ để chia sẻ. Thêm nguồn dẫn, thêm traffic. Chỉ đơn giản vậy thôi! Tuy nghe có vẻ rất tốn thời gian, nhưng nếu như bạn quay lại quy luật 80/20 thì bạn sẽ không thấy như vậy nữa. Mặc dù những bước này chắc chẳn phải cần thời gian chứ không thể một sớm một chiều mà có thể hoàn thành được, nhưng chắc chắn chúng sẽ mở ra cho bạn những hướng đi mới trong việc thu hút traffic.
Tổng kết
Bỏ ra nhiều thời gian như vậy để sản xuất một nội dung, thì cách để đảm bảo ROI thu lại được có tín hiệu đáng mừng chính là bằng cách đăng tải nhiều lần và tái thiết lập mục tiêu của từng bài viết mà bạn từng đăng tải. Việc này ban đầu nghe có vẻ rất mệt mỏi, nhưng mà cũng đừng lo lắng.
Bạn càng bỏ thời gian quảng bá bao nhiêu, thì quá trình của bạn càng dễ dàng hơn. Việc quảng bá sẽ trở thành một thói quen của bạn. Việc quảng bá thông minh sẽ tạo ra hiệu ứng tốt khi bạn nhanh chóng nhận ra được loại nội dung nào mang lại kết quả cao nhất và bạn có thể sử dụng thông tin đó để tác động tới những kế hoạch sắp tới của mình. Nội dung của bạn không chỉ chấm dứt ngay khi bạn bấm nút “đăng tải”
Cho nên nếu như bạn không nắm lấy từng bước một để đảm bảo bài viết của bạn được phát hiện nhiều lần thì bạn cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình.
Chúc bạn thành công!