“Thương trường như chiến trường”, nếu chiến trường cần ít nhất vài năm để chuẩn bị lực lượng, lương thực, vũ khí thì người bán hàng bất động sản cũng cần chuẩn bị đồ nghề cần thiết. Chúng bao gồm thông tin về sản phẩm, ưu điểm, nhược điểm, tình hình tổng quan thị trường, những câu hỏi thường gặp, cách xử lý và thuyết phục khách hàng khi họ tìm lí do từ chối. Bạn nên nhớ khách hàng không bao giờ nói ra lí do thực sự họ từ chối. Một phần là do tâm lí khách hàng, một phần là do văn hóa nước ta thường nói lảng tránh hơn là nói thẳng vào vấn đề chính. Do đó, bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng để tưởng tượng ra những tình huống bạn có thể gặp phái. Khâu chuẩn bị quyết đinh đến 70% thành công của phi vụ chốt sale bất động sản hiệu quả
Xã hội ngày càng phức tạp nên niềm tin trở thành thứ vô cùng quý giá, đặc biệt là đối với ngành hàng giá trị lớn như bất động sản thì niềm tin là quan trọng nhất. Dù tuyệt chiêu có hay đến mấy thì để nó trở thành vũ khí thực sự thì bạn cần dùng cả tấm lòng chân thành của mình thuyết phục họ. Chỉ lúc đó thần thái của bạn mới toát ra được sự chân thành và tin tưởng đáng giá.
Sau đây là 15 kịch bản tư vấn khách hàng cho sales bất động sản. Hi vọng những kiến thức này giúp ích cho các bạn trong quá trình tư vấn khách hàng. Nếu thấy kiến thức bổ ích, hãy share cho bạn bè và đồng nghiệp cùng biết. Hãy đóng góp cho chúng tôi những kịch bản tư vấn hay hơn nữa để giúp chúng tôi bổ sung vào chuỗi kịch bản này hoàn thiện hơn, trở thành cuốn cẩm nang dành cho sales căn hộ. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn chốt và chốt thật nhiều, thành công hơn với nghề môi giới bất động sản!
Sau khi khách hàng thỏa mản về dự án: về vị trí, chúng như thiết kế dự án thì:
Sử dụng các chính sách chiết khấu thanh toán:
Chính sách cộng thêm nếu có, các chính sách do công ty tặng thêm cho khách hàng nhân ngày lễ, thành lập công ty,…
Chính sách dịch vụ tận cùng: tư vấn thiết kế miễn phí căn hộ, giảm trên giá trị nội thất khi khách hàng ký hợp đồng nội thất.
Chương trình bốc thăm trúng thưởng có hay không và như thế nào. ( giải thưởng như thế nào)
Vị trí: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách quan tâm và quyết định đến vấn đề mua sản phẩm của NVKD. Vị trí quyết định đến giá thành của một bất đồng sản.
Lưu ý trong tư vấn Vị trí:
1/ Vị trị dự án liên quan đến tiện ích khu vực
2/ Vị trí dự án liên quan đến kết nối giao thông.
3/ Vị trí dự án thực tại và tương lai . ( yêu tố chờ của khách hàng đầu tư ).
Đối với tư vấn về vị trí điều tối quan trọng và phải có dẫn chứng đính kèm làm tăng sự thuyết phục khách hàng. Không tư vấn theo cảm tính và mang tinh chung chung.
Một bài tư vấn về vị trí căn bản cần có các bước sau:
Trường hợp khách hàng nói vị trí dự án xa trung tâm.
Bước 1: NVKD phải xác định lý do khách hàng chê xa theo cảm tính của khách hàng. Hiện tại A/C đang làm việc ở trung tâm hay sao ? K/H xác định đúng .
Bước 2 : NVKD đi vào tư vấn phân tích cho khách hàng . Thưa A/C hiện tại từ dự án của chúng ta có thể kết nối giao thông với các tuyến đường sau để về quận trung tâm ( dẫn chứng thời gian di chuyển của khách hàng, di chuyển bằng các phương tiên giao thông khác nhau. )
Bước 3. NVKD đưa ra ý kiến về vị trí ( Hiện tại bên em đang triên khai nhiều dự án khác nhau ở các quận cũng tương đương vị trí , nhưng theo em dự án này có vị trí kết nối giao thông tốt nhất đi về quân Trung Tâm, trên cơ hợ hạ tầng hiện tại và tương lai.
Phân tích các tín hiệu thị trường:
Ttừ những tín hiệu này làm cho khách hàng sẽ an tâm hơn trong sự quyết định mua đầu tư.
Tìm hiểu giá cho thuê nhà hàng tháng tại khu vực triển khai dự án và đây cũng là cơ hội đầu tư cho thuê về sau này. Hiện tại xu hướng thuê căn hộ để ở được các giới nhân viên văn phòng rất chuộng, và được cho thuê rất nhanh.
Nên tính giá cho thuê bao nhiêu một tháng: nhân viên cần tìm hiểu kỹ việc này để tính xem thu nhập hàng tháng của khách hàng là bao nhiêu.
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM rất cao và giá trị căn hộ sẽ tăng lên hàng năm. Mỗi năm tăng khoảng 10-15% giá trị căn hộ, đồng thời kết hợp với cho thuê thì sau 5-7 năm chúng ta đã thu hồi hết vốn và lúc này nhà là của chúng ta.
Bước 1: Tư vấn về phương thức thanh toán:
Có thể có nhiều phương thức thanh toán, chúng ta chỉ tư vấn PTTT nào có lợi cho khách hàng nhất( ký hợp đồng số tiền thanh toán thấp nhất). Trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu về phương thức thanh toán nhanh để hưởng chiết khấu hoặc lợi tức thì lúc đó chúng ta mới tư vấn về các phương thức thanh toán khác.
Thông báo cho khách hàng về các đợt thanh toán, thời gian khách hàng thanh toán và số tiền khách hàng phải đóng( lấy máy tính tính ra số tiền cụ thể), nơi đóng tiền hoặc tài khoản ngân hàng nếu khách hàng thanh toán qua ngân hàng
Bước 2: Tư vấn về thời hạn bàn giao:
Lật tới trang thời hạn bàn giao nhà và tư vấn cho khách hàng thời hạn bàn giao của căn hộ/đất nền, không tư vấn về vấn đề có thể bàn giao chậm hơn hoặc sớm hơn( nếu khách hàng hỏi thì chúng ta trả lời, không hỏi thì thôi, nếu nói ra sẽ gây bất lợi cho chúng ta).
Bước 3: Tư vấn về thời hạn bảo hành, bảo dưỡng
Bước 4: Tư vấn về các loại thuế và các mức phí liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu:
Bước 5: Tư vấn về thủ tục khi chuyển nhượng hợp đồng:
Bước 1: Xác nhận lại cuộc hẹn với khách hàng
NV điện thoại lại cho khách hàng để xác nhận lại cuộc hẹn với khách hàng để tránh mất thời gian và trường hợp khách bận việc đột xuất.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ công cụ,dụng cụ trước khi đi gặp khách
NV chuẩn bị đầy đủ saleskit, bảng cập nhật sản phẩm(NV ướm trước 3 sản phẩm sẽ tư vấn cho khách hàng), chính sách bán hàng dành cho khách hàng nếu có…phải chuẩn bị thật đầy đủ không thiếu thứ gì để chứng tỏ chúng ta là người chuyên nghiệp
Đồng phục chỉnh tề theo quy định công ty để tạo sự tự tin cho bản than và cho khách hàng
Đi gặp bao nhiêu khách hàng thì chuẩn bị bấy nhiêu bộ hồ sơ, tránh trường hợp khách xin hồ sơ thì chúng ta lại đưa bộ hồ sơ của mình cho khách, đi tư vấn những khách sau chúng ta không có hồ sơ.
Chuẩn bị 1 file cứng (tối đa là 2 trang A4 tóm tắt về dự án,có các đường link dẫn chứng càng tốt)
Bước 3: Khi đến gặp khách hàng
Đầu tiên nên chào hỏi xã giao: anh/chị có khoẻ không?……..tuỳ tình hình NV có thể chào hỏi xã giao
Xin chào anh/chị (nêu tên khách hàng để xác định chính xác ai là người quyết định) em tên là….đến từ công ty Đất Xanh, em đã hẹn trước với anh/chị để tư vấn cho anh/chị về dự án….
Sau đó chúng ta bắt đầu câu chuyện: như đã trao đổi trước với anh/chị em xin giới thiệu trước với anh/chị về dự án của bên em, sau đó em sẽ trả lời các câu hỏi thắc mắc của anh/chị.( Tư vấn không quá 15p, để tránh mất thời gian của khách hàng,dành thời gian cho khách hàng hỏi)
Đầu tiên tư vấn về Tiềm năng phát triễn của tỉnh,thành phố hoặc khu vực có dự án…, tiếp theo giới thiệu tiếp về tiềm năng phát triễn của Quận,huyện….nơi dự án hiện hữu, cuối cùng chúng ta mới giới thiệu cụ thể về dự án.
Sau khi tư vấn cho khách hàng xong thì để cho khách hàng hỏi chúng ta trả lời, hoặc chúng ta hỏi để moi them thông tin và xác định nhu cầu cho chính xác.Khi trả lời tất cả các thắc mắc thì chúng ta chốt lại 1 câu: em cũng đã tư vấn cho anh/chị tất cả thông tin, em không biết là anh/chị có còn thắc mắc/băn khoăng gì nữa không? Nếu còn thì chúng ta giải quyết tất cả các thắc mắc của khách hàng đưa ra.
Bước 4: Hẹn khách hàng đi xem dự án
Khi đã giải quyết xong các khâu tư vấn thì chúng ta mới tiến hành mời khách hàng đi xem dự án: cuối tuần( hoặc thời gian cụ thể) bên em có tổ chức cho khách hàng tham quan thực tế,bên em có xe đưa đón anh/chị đi xem, em book lịch cho anh/chị nha? Anh/chị đi mấy người để em đăng ký và sắp xếp xe trước để phòng trường hợp anh/chị báo đột xuất thì bên em không sắp xếp được xe( tạo thị trường và không cho khách hàng cơ hội từ chối)
Nếu khách hàng từ chối và báo tuần này anh bận,thì NV hỏi tiếp: vậy anh/chị rảnh ngày nào để em book xe?(đưa ra câu hỏi buộc khách hàng phải có câu trả lời lúc nào đi xem dự án), nếu khách hàng nói anh sẽ rảnh vào ngày cụ thể nào đó thì NV nói: vậy cũng được,em sẽ book xe cho anh/chị ngày….trước ngày đó em sẽ nhắc lại anh/chị 1 lần nữa sợ anh/chị nhiều việc quá sẽ quên.
Cuối cùng: cám ơn khách hàng đã dành thời gian cho mình và chúc khách hàng làm việc tốt hoặc ngủ ngon….tuỳ tình huống sẽ nói cụ thể.
Trong điều kiện KH đã thích dự án, các thông tin về dự án đã nắm được, các yếu tố về tài chính được thông suốt thì có thể đạt được 70% sẽ giao dịch NVKD sử dụng các bước sau để chốt KH xuống tiền:
Đặt các câu hỏi xác nhận nhu cầu của KH một lần nữa dạng đóng sau khi đã tư vấn và nắm được nhu cầu của KH:
(các câu hỏi này nhằm khơi gợi thêm các yếu tố phù hợp và khách hàng cảm nhận tốt mà nhân viên tư vấn phải nhận biết được trong quá trình tư vấn )
Anh/chị chọn căn diện tích 70 m2 đúng không ạ? Gia đình mình thích ở tầng cao hay thấp ạ? Theo em thì anh/chị nên chọn tầng…vì…..(theo tình hình sản phẩm lúc đó). Chọn 1 căn phù hợp và báo giá cho KH, chốt lại căn đó với bộ phận quản lý sản phẩm hoặc quản lý KD.
Tiếp tục tư vấn: Như vậy là anh/chị sẽ vay 40% và ngân hàng sẽ hỗ trợ cho mình 60% tương ứng với số tiền là…Hôm nay anh/chị đặt cọc 20tr, trong vòng 1 tuần sau anh/chị ký hợp đồng và thanh toán 20% là…..Đặc biệt hôm nay anh chị đặt cọc sẽ được nhận chính sách … từ bên em
Lấy bộ phiếu cọc cho KH tham khảo, đồng thời xin thông tin để thực hiện giao dịch.
Nếu KH đã thích rồi nhưng vẫn chưa quyết định giao dịch thì cần nắm rõ vướng mắc của KH là gì để hỗ trợ giải quyết, đồng thời xin ý kiến lãnh đạo kd có thể giữ sản phẩm cho KH tới chiều hay không. Lúc này, lãnh đạo KD sẽ chốt thêm một lần nữa cho KH quyết định xuống tiền hoặc không.
Lưu ý: trong quá trình chốt khách cần sử dụng các chiêu thức tạo thị trường để làm tăng sức nóng và sự ham muốn mua hàng của KH một cách nhuần nhuyễn.
Bao gồm 4 bước:
Bước 1: Giới thiệu tổng quan về dự án:
Bước 2: Tư vấn về liên kết vùng:
Bước 3: Tư vấn về dự án:
Bước 4: Chọn sản phẩm:
Sau khi đã tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng đầy đủ các mục như trên thì NV chọn ra tối đa 3 lựa chọn cho khách hàng chọn theo thứ tự ưu tiên 1,2,3. Và chỉ cung cấp 3 sản phẩm cho khách hàng chọn, không nên đưa hết bảng giá cho khách vì khách sẽ phân tâm và không biết chọn lựa sản phẩm nào.
Bước 1: Xác định nhu cầu vay (số tiền & thời gian)
Bước 2: Tư vấn sơ lược về thủ tục vay (càng đơn giản càng tốt) – cơ bản nhất là chứng minh nguồn thu nhập của KH , cái cần thứ 2 là HK hoặc KT3 ( một số ngân hàng chỉ cần có HK mà ngân hàng có đặt chi nhánh là ok, nếu không thì hỗ trợ chạy KT3 cho KH.). Bước này nhân viên kinh doanh cần nắm:
Bước 3: Dựa vào khả năng trả trước thời hạn số năm vay để lựa chọn ngân hàng phù hợp (đối với Kh vay trong thời gian ngắn & có khả năng trả trước thời hạn thì hướng vào ngân hàng có % lãi suất phạt trả trước thời hạn thấp, (vd Mb bank) nếu có nhiều sự lựa chọn ngân hàng
Bước 4: Thăm dò ý kiến của KH.
Nếu anh/chị đồng ý, chuẩn bị cho e bộ hồ sơ để e gửi qua bên ngân hàng, sau đó sẽ có nhân viên ngân hàng tư vấn kỹ hơn cho anh/chị.
Các tình huống có thể phát sinh:
Bước 1: Tư vấn về mặt bằng tầng của căn hộ (thang máy, thang bộ, bố trí phòng kỹ thuật, tủ điện, nước, rác sinh hoạt..)
Bước 2: Đi vào căn hộ. tư vấn theo từng phòng chức năng (bếp ăn, phòng khách, phòng ngủ, tolet, sân phơi, ban công. Giới thiệu về cách bài trí và nội thất đi kèm khi giao căn hộ cho KH. Lưu ý nhấn mạnh vào các điểm mạnh trong từng loại căn hộ cụ thể: ánh sáng, gió, phong thủy bếp, nội thất …
Thông thường vấn đề KH hay để ý nhất là khu vực bếp: :Những căn hộ có bếp nằm ở ngoài, NVKD cần tư vấn về tính tiện dụng, tối đa hóa diện tích sử dụng cho căn hộ khi bố trí khong gian chung giữa bếp, phòng ăn, phòng khách. Nếu vị trí bếp nằm khuất bên trong thì không ảnh hưởng tới phong thủy còn những căn hộ mở cửa ra gặp bếp liền thì có thể sử dụng quầy bar để che chắn không gian bếp, vừa trang trí vừa tạo sự kín đáo (dành cho Kh quan tâm về phong thủy)
Bước 3: NVKD cần có thêm những kiến thức về cách bài trí căn hộ (loại sofa, bar, các mảng trang trí tạo điểm nhấn, bàn ăn…), cách bố trí phòng ngủ ra sao… để tư vấn KH làm kích thích sự tưởng tượng của KH về 1 căn hộ ấm cúng, dễ thương trong tương lai của họ.
Bước 4: Đặt những câu hỏi chốt để thăm dò phản ứng của KH như thế nào? Còn vướng điều gì trong thiết kế?
Sau khi tư vấn hợp đồng xong cho khách thì chuyển qua tư vấn phương thức thanh toán.
Phân tích kỹ cho khách hàng tiến độ thanh toán như thế nào?
Đối với các phương thức thanh toán linh hoạt, và phân tích kỹ cho khách hàng thấy và đây cũng là điểm nhấn để hút khách hàng.
Đồng thời kết hợp với vị trí dự án để hút khách hàng cọc.
KH tham dự sự kiện phần lớn là đã biết dự án và các thông tin của dự án, vấn đề quan trọng là làm cho KH phải nóng cùng dự án và xuống tiền đặt cọc (hoặc chuyển cọc)
Bước 1: Thăm dò phản ứng của KH về dự án để nhận biết mức độ quan tâm và các vướng mắc của KH ( anh/chị đã đi xem dự án rồi mình thấy dự án như thế nào? Anh chị dự định mua đầu tư hay mua ở? Anh/chị còn thắc mắc gì về dự án….?
Bước 2: Đi sâu vào nhu cầu của KH (chủng loại sản phẩm, diện tích) đặt những câu hỏi xác định nhu cầu hoặc chốt vị trí cho KH ( em thấy vị trí này (căn này) phù hợp với anh chị,
Bước 3: Sử dụng sức quan tâm của KH tại khu vực bán hàng, tạo sự khan hiếm của sản phẩm đồng thời sử dụng các chính sách KH để chốt giao dịch.
Lưu ý: trong quá trình tư vấn luôn luôn có sự kết hợp tương tác tạo thị trường trong bàn tư vấn với đồng nghiệp, bộ phận quản lý sản phẩm và lãnh đạo kinh doanh, có sự tương tác với các KH ảo tăng sự ham muốn và tạo sức nóng cho buổi bán hàng.
Các câu hỏi thường đặt với các KH ảo hỗ trợ bán hàng:
Câu hỏi tương tác với đồng nghiệp: 2 nhân viên nói chuyện bình thường với nhau: KH của Dũng quan tâm sản phẩm nào vậy? Thấy khách của Quỳnh (của nhân viên thứ 3) quan tâm tới căn….chắc là ảnh lấy đó. Nói chuyện về 1 vài trường hợp KH tiềm năng (khách của mình đang thích căn A, nhờ mình giữ lại căn đó cho chỉ, mà sao giữ được…). Tương tác với quản lý sản phẩm hỏi về sản phẩm A,B,C …
Đưa ra so sánh vị trí dự án: tuyến giao thông có thuận lợi hay không, sự di chuyển đến các tiện ích như thế nào: Cách trường học bao nhiêu, siêu thị thế nào, bệnh viện thế nào, trường tiểu học mầm non thế nào, các tiện ích lân cận thế nào.
Đưa ra so sánh về tiền ích bên trong dự án: Có công viên, đường nội bộ để tập thể dục buổi sáng, hồ bơi có hay không, siêu thị quy mô thế nào.
Đưa ra so sánh về thiết kế căn hộ: thiết kế căn hộ giữa các dự án của đối thủ lân cận thế nào, đồng thời đưa ra thiết kế của căn hộ đang triển khai kinh doanh là thiết kế thông minh ở cách bày trí, lấy ánh sáng, hài hòa,…
So sánh về quy mô dự án: có bao nhiêu block, tổng số bao nhiêu căn hộ, mật độ xây dựng thế nào?
Cuối cùng là chốt lại giá của dự án: với các tiện ích và sự so sánh ở trên, gút khách bằng chính sách giá, rẻ hơn khu vực bao nhiêu % hay như thế nào?
Nếu khách hàng đưa ra giá cao hơn lân cận thì phải trả lời: “ giá bên e bán không cao, nhưng phù hợp với phân khúc của nó”.
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Gọi điện thoại cho khách
Bước 3: Nội dung muốn giới thiệu
Về vấn đề tư vấn NVKD cần đi theo các bước sau:
1/ khi K/H hỏi về một trong các thủ tục pháp lý trên.
2/ K/H yêu cầu cung cấp
NVKD mời khách hang về công ty, để cung cấp cho khách hang , đồng thời quản lý sẽ hỗ trợ trong vấn đề này.
Đối với vấn đề này quan trọng là sự tự tin và nắm rõ về pháp lý để NVKD có thể tư vấn cho KH yên tâm xuống tiền đặt cọc và nâng tầm NVKD trong mắt khách hàng.
Hiện tại NVKD chưa kết hợp giưa tư vấn bán hàng kết hợp với Dẫn chứng , lý lẽ để thuyết phục một vấn đề.
Các điều lưu ý và vận dụng trong sử dụng dẫn chứng, lý lẽ .
Ví dụ: Khách hàng nói về tuyến Metro Suôi tiên Bến Thành ( dự án EA ). Biết khi nào dự án mới có.
NVKD: phải đưa ra dẫn chứng và lý lẽ sau:
Sau quá trình tư vấn dự án cho khách hàng, lúc người mua nhà quyết định đặt cọc thường được gọi là “chốt sale”. Tuy nhiên, để tiến đến giao dịch này yêu cầu môi giới cần rất nhiều nỗ lực.
Anh Mười, môi giới bất động sản mới vào nghề kể về quá trình chốt sale gian nan của mình, cụ thể trong quá trình tư vấn, khách hàng của anh tỏ ra rất hài lòng về dự án và muốn tiến tới giao dịch. Tuy nhiên, cái khó là khi 2 vợ chồng quyết định mua thì người vợ thích một căn hộ còn người chồng thì thích một căn khác trên cùng một tầng. Và trong khi anh không tìm được phương án thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, thì ngày hôm sau dự án mở bán và cả 2 căn hộ trên đều được bán hết.
Anh Lộc Hạnh, Phó Giám đốc Kinh doanh của sàn DKR cho biết thực tế có nhiều môi giới bất động sản khi gặp khách hàng lo lắng đến mức không nói được gì hoặc nói rất nhiều nhưng không đúng trọng tâm, như vậy rất khó để người mua tin tưởng tiến tới giao dịch. Từ kinh nghiệm và quan sát của bản thân, anh chia sẻ những lưu ý quan trọng với một môi giới mới để chốt sale thành công.
Đầu tiên, khi tư vấn cho khách hàng, môi giới nên xác định mục đích của người mua nhà để có kịch bản tư vấn phù hợp. Nếu người mua là để ở thì môi giới cần nhấn mạnh về tiện ích của dự án như trường học, bệnh viện, công viên… khoảng cách từ dự án đến nơi làm việc của vợ, chồng, con cái bởi khách hàng mua để ở thường rất quan tâm đến môi trường sống.
Trường hợp người mua để đầu tư thì môi giới nên tìm hiểu khách hàng đầu tư với mục đích gì. Chẳng hạn với một nhà đầu tư ngắn hạn sẽ quan tâm đến những yếu tố khiến giá bất động sản tăng liên quan đến hạ tầng giao thông, khu vực. Còn nhà đầu tư dài hạn lại quan tâm đến phương án về khai thác dịch vụ, tiện ích của dự án. Ví dụ cụ thể, với một khách hàng mua đất để xây nhà nghỉ, khách sạn thì người tư vấn cần tính toán được giá dự kiến cho thuê của bất động sản trong tương lai, thời gian hoàn vốn, đòn bẩy tài chính… Khi thực hiện tốt bước này chắc chắn bạn sẽ khiến khách hàng mê mẩn
Ngoài ra, cho dù sản phẩm của bạn tốt đến đâu cũng sẽ có những lời khen chê khác nhau từ phía khách hàng. Trong trường hợp này, người tư vấn không nên lúng túng, mà phải bình tĩnh lắng nghe ý kiến từ phía người mua nhà và giải đáp, khi gặp tình huống quá khó, môi giới nên tìm những người bán hàng đã có kinh nghiệm hoặc quản lý của mình để nhờ tư vấn hoặc thậm chí hỗ trợ để chốt sale.
Tiếp theo, sau quá trình tư vấn môi giới cần đặt ra câu hỏi: Liệu cuộc tư vấn này đã làm hài lòng khách hàng hay chưa, tại sao người mua lại chưa quyết định chốt giao dịch vào thời điểm này, khách hàng có phải là người ra quyết định hay không hay là một người khác, nếu lần này chưa chốt được thì bạn sẽ gặp khách hàng vào lần tiếp theo khi nào? Và cuối cùng, sau khi về công ty, môi giới nên nhắn cho khách hàng một tin nhắn cảm ơn và xác nhận những gì đã trao đổi với khách qua email, như vậy, người mua nhà sẽ cảm thấy được trân trọng hơn cũng như tăng mức độ hài lòng để tiến đến giao dịch.
Còn theo chị Nguyễn Thị Huế, một môi giới bất động sản khá nổi tiếng tại Hà Nội, thông thường khi tư vấn về sản phẩm môi giới nắm thế chủ động nhưng đến khi chốt sale lại là lúc khách hàng bất ngờ “phản công” với hàng loạt những thắc mắc, trăn trở như: Liệu mua nhà thời điểm này có thật sự cần thiết? Liệu có nên tham khảo thông tin của những môi giới khác, các chính sách về hậu mãi và lời hứa về dịch vụ của môi giới có đúng sự thật hay không?...
Do vậy, khi đọc được suy nghĩ của người mua nhà cũng như nhà đầu tư bất động sản, môi giới sẽ cần phân loại người mua tiềm năng và đưa ra được lời giải cho những thắc mắc lợi ích của khách hàng, đồng thời phải tạo được niềm tin nơi khách hàng thì mới có tiến đến chốt sale. Từ kinh nghiệm bán hàng của bản thân, chị Huế cũng đưa ra những lưu ý giúp môi giới chốt sale.
Theo chị Huế rất nhiều môi giới thường mong kết thúc giao dịch hoặc chốt sale rất sớm trong khi họ chưa đánh giá được nhu cầu của khách hàng, liệu người mua đã thực sự muốn “xuống tiền” hay chưa, điều này có thể khiến khách hàng thiếu tin tưởng. Do vậy, trong quá trình tư vấn, môi giới nên giải đáp kịp thời những thắc mắc của khách hàng, sau đó để cho người mua có thời gian cân nhắc, đánh giá bất động sản và lựa chọn thời điểm thích hợp để “xuống cọc”.
Chứ không nên kể tràn lan khiến người mua hoang mang. Sau mỗi ý đưa ra, môi giới cần chốt được khách hàng thích hay không, chẳng hạn, “Anh thích khu đô thị này chứ? Anh/chị thích không gian xanh của dự án này không? ...” sau mỗi ý “có” như vậy khách hàng sẽ dễ đi đến cái “có” chung cuộc (môi giới chốt được sale).
Theo chị Huế có nhiều trường hợp khách hàng đồng ý đặt cọc nhưng khi môi giới quay lại thì căn nhà đã được bán mất. Do vậy, môi giới cần cập nhật tiến độ bán hàng của dự án cho khách hàng, nếu là một dự án đang có tiến độ bán hàng tốt thì nên khuyên người mua sớm đặt cọc. Có thể nói những câu như: “Nếu anh/chị không mua thì sau 5 phút nữa căn hộ này có thể bị bán mất”. hoặc bạn có thể nêu tên một vài người nổi tiếng cũng lựa chọn căn hộ tại dự án này (nếu có). Tuy nhiên, những tư vấn này cần phải có cơ sở, bởi khi người tư vấn cố tình tâng bốc dự án, rất có thể khách hàng sẽ mất lòng tin.
Ngoài ra, môi giới cũng nên kể về thành tích của mình để tạo được ấn tượng với khách hàng, chẳng hạn, trong tuần vừa rồi bạn bán được bao nhiêu căn, đơn vị sàn bạn đang phụ trách bán được bao nhiêu sản phẩm, điều này sẽ giúp tăng thêm uy tín cho môi giới cũng như dự án, nhưng thông tin đưa ra cần đúng sự thật.
Theo chị, nhiều trường hợp người mua nhà đồng ý “chốt sale” nhưng vẫn rút tiền cọc vào phút chót, điều này xuất phát từ việc khách hàng chưa hoàn toàn tin tưởng vào giao dịch, cho rằng môi giới sau khi bán hàng xong tay là hết trách nhiệm. Do vậy, để tiến tới giao dịch cuối cùng, môi giới nên thể hiện thái độ chân thành và tư vấn chuyên nghiệp để tạo được thiện cảm cũng như lòng tin từ phía khách hàng.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán dự án được thiết kế logo bất động sản miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.