Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon

Giải pháp hiệu quả nhất trong tình huống này là xác định khách hàng thực- sự- trung- thành và đem lại hiệu quả cho kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, không phải khách hàng trung thành nào cũng đem lại lợi nhuận (trung bình chỉ khoảng 20%), nhưng việc giữ lại những người quan trọng và thu hút khách hàng tiềm năng tương tự có thể giúp ích cho doanh nghiệp.

Mục lục

Bí quyết xây dựng khách hàng trung thành của Amazon

Nhìn cách khách hàng lùng sục, săn đón để được sở hữu iPhone 6 Plus hay những sản phẩm khác của thương hiệu Apple chắc cũng không quá khó để lý giải tại sao nhiều người nghĩ Apple giành chiến thắng trong cuộc đua khách hàng trung thành đến vậy. Tuy nhiên, một nghiên cứu bắt đầu năm 2011bởi Brand Keys tiết lộ rằng: mặc dù Apple đã và đang đạt được thành công tuyệt vời trong việc giữ chân khách hàng thì Amazon- nhà bán lẻ trực tuyến mới chính là người chiếm ngôi đầu. Năm 2014, Amazon vẫn tiếp tục gây ấn tượng với sự tương tác trên các kênh ở mức 93%.

Vậy, chiến thuật của Amazon là gì?

Giá trị truyền thống

Khi mức độ cạnh tranh trong cuộc chiến chăm sóc khách hàng ngày càng tăng, một số doanh nghiệp có thể thấy mất phương hướng. Đổi mới trong công việc và sáng tạo khi đưa ra giải pháp hướng tới khách hàng có thể giúp bạn chiến thắng.Tuy nhiên, đôi khi bạn nên chú ý đến cốt lõi của dịch vụ khách hàng. Amazon thực hiện điều này bằng cách đảm bảo dịch vụ của mình phù hợp với nhu cầu ban đầu: chăm sóc khách hàng. Đây cũng là lí do họ giành vị trí số 1 về lựa chọn của khách hàng trong số doanh nghiệp bán lẻ tại nước Mỹ, với những từ khách hàng chia sẻ như “hiệu quả”, “nhanh”, “không có rắc rối” và “dễ” để đánh giá chất lượng dịch vụ họ nhận được.

Bạn chú ý tới sự vắng mặt của những phương thức sáng tạo? Đôi khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng đơn giản chỉ là cung cấp dịch vụ một cách nhất quán, tuyệt vời và không ngừng hài lòng khách hàng của mình.

Amazon Prime

Với một số doanh nghiệp, chiến lược tri ân khách hàng có thể hoạt động chưa hiệu quả. Nhưng với Amazon, chương trình này không chỉ gia tăng lòng trung thành với thương hiệu mà còn ở số lượng khách hàng sẵn sàng chi tiền.

Theo một thông cáo báo chí của Amazon vào cuối năm 2013, Prime có hàng chục triệu thành viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại điểm xuất phát, Amazon Prime được kiến tạo như một chương trình “giảm giá” dựa trên lời hứa đơn giản: chi tiêu 79 $/tháng sẽ được miễn phí vận chuyển 2 ngày. Trên thực tế, việc vận chuyển không hẳn miễn phí, bởi trước đó, khách hàng đã trả tiền cho nó qua số tiền chi tiêu ở trên. Nhưng xét về khía cạnh nào đó, Amazon đã tăng sự hài lòng khách hàng khi đem lại cho họ cảm giác mình được tưởng thưởng qua việc miễn phí vận chuyển. Bởi, vốn dĩ có ai không thích được nhận quà miễn phí đâu?

Một lý do khác cho thành công của Amazon Prime là nó đánh trúng pain point- điểm quan tâm nhất của khách hàng (giá vận chuyển) và xoa dịu hộ họ. Hơn nữa, việc miễn phí vận chuyển thực sự thúc đẩy khách hàng mạnh dạn chi tiêu và kết quả một cuộc khảo sát cũng cho thấy thành viên Prime mua sắm nhiều gấp đôi thành viên không chính thức. Nếu doanh nghiệp của bạn đang lên kế hoạch xây dựng chương trình tri ân khách hàng, Amazon Prime chắc chắn là một hình mẫu không tồi.

Chiến lược marketing 0,16 cent

Khi bạn mua một món hàng trên Amazon, không may sau đó giá sản phẩm giảm xuống, sự khác biệt xuất hiện khi : số tiền chênh lệch ngay lập tức được chuyển lại tài khoản của bạn. Ngay cả khi chỉ chênh 0,16 cent. Liệu đó có phải một chiến lược tài chính thiếu thông minh? Bởi, chi phí tiếp cận khách hàng, tính toán chênh lệch giá và chuyển lại tiền vào tài khoản chắc chắn cao hơn hẳn lợi ích tài chính mà khách hàng nhận được.

Nhưng đó là những gì làm Amazon khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Qua việc chuyển lại từ con số ít ỏi 0,16 cent, Amazon muốn chứng tỏ với khách hàng rằng mình đang giao dịch với một doanh nghiệp trung thực, luôn hướng tới sự toàn vẹn và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Tương tự, số tiền đó có thể không tạo sự khác biệt quá lớn trong các tài khoản của khách hàng nhưng chắc chắn sẽ tạo ấn tượng lớn về hình ảnh doanh nghiệp trong trái tim người dùng.

Tất cả những gì lấp lánh chưa hẳn đã là vàng

Tạo dựng được khách hàng trung thành có vẻ như bạn đã chắc chắn giành chiến thắng trong trò chơi này. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có hai mặt.

Khách hàng trung thành có thể yêu thích doanh nghiệp của bạn. Nhưng đôi khi, chỉ vì một sai lầm nhỏ khi tương tác, bạn sẽ mất tất cả do fan lớn nhất lúc này đã trở thành kẻ thù khó chịu với bạn nhất. Mặc dù họ có xu hướng cho bạn thêm cơ hội, nhưng bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để xoay chuyển tình thế.

Bên cạnh đó, khách hàng khi đã trung thành với thương hiệu thường có tiêu chuẩn cao hơn vì họ biết chính xác những gì doanh nghiệp có thể mang lại. Không những thế, bản thân họ đã trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tuyệt vời, đó là lý do tại sao họ luôn mong những điều tốt đẹp hơn. Mâu thuẫn đến đỉnh điểm khi chi phí của việc giữ khách hàng trung thành cao hơn so lợi nhuận mà họ đem lại cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sau đó buộc phải đưa ra lựa chọn để cắt giảm chi phí cũng như đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết.

Giải pháp hiệu quả nhất trong tình huống này là xác định khách hàng thực- sự- trung- thành và đem lại hiệu quả cho kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, không phải khách hàng trung thành nào cũng đem lại lợi nhuận (trung bình chỉ khoảng 20%), nhưng việc giữ lại những người quan trọng và thu hút khách hàng tiềm năng tương tự có thể giúp ích cho doanh nghiệp.

Lòng trung thành của khách hàng và sự hài lòng nghe có vẻ giống như một mục tiêu khó khăn để đạt được, nhưng cũng không hẳn là không thể. Hãy suy nghĩ về nó như một mục tiêu- làm mọi điều tốt nhất để đem lại sự hài lòng cho khách hàng của mình. Điều này đòi hỏi sự cam kết và nhất quán trong rất nhiều công việc khó khăn, nhưng chúng tôi đảm bảo phần thưởng cho nỗ lực không ngừng nghỉ chắc chắn rất xứng đáng. Không tin hãy thử xem!

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9626) - LikeAction (9826) - WriteAction (929)