Nếu như bạn nỗ lực để tối ưu hóa Apple App Store của bạn như trên, thì nó sẽ giúp tăng cơ hội để app đạt thứ hạng cao. Dĩ nhiên là, kể cả khi page của bạn là tuyệt vời (theo ý kiến của bạn), thì cũng không đồng nghĩa là nó sẽ thành công; nhưng chắc chắn là cơ hội sẽ cao hơn. Đó là lý do tại sao khi bạn ra mắt một app mới, bạn nên luôn dành thời gian để tinh chỉnh từ khóa, để khiến phần visual thu hút hơn, kiếm được nhiều lượt download hơn, rating và review tích cực. Nếu như app của bạn tự bản thân nó tốt, thì bạn sẽ thấy kết quả tốt là điều hiển nhiên.
Trong thế giới của các app trên mobile, thì có hai nơi chính mà bạn có thể bán các sản phẩm của mình – Google Play Store cho Android app và Apple App Store cho iOS. Cả hai thị trường này đều mang tính cạnh tranh lớn, cho nên nếu bạn muốn thành công trên 1 trong 1 thị trường, thì bạn cần phải đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc không chỉ ở trong sự phát triển của một app hàng đầu; mà còn trong cửa hàng, quảng cáo tối ưu hóa của bạn.
Nếu như bạn đã quen với App Store Optimization (ASO) cho Google Play Store, hoặc với SEO nói chung, thì điều này không hoàn toàn mới với bạn. Apple App Store Optimization là tương tự như ASO cho Google Play Store. Nhưng bởi vì những sự khác nhau trong thuật toán xếp hạng, thì có những khác biệt chính trong sự tiếp cận tối ưu hóa.
Dưới đây, Henry Hoang, Web & SEO Director, Nắng Xanh Group chia sẻ những yếu tố chính khiến bạn được tăng, giảm thứ hạng trên Apple App Store. Henry Hoang cho biết: “Về cơ bản, thì có 3 nhóm các yếu tố bạn cần phải tối ưu. Đó là: từ khóa, visual, yếu tố off-site”.
Trong khi đối với Google Play Store thì nhiều chuyên gia không cân nhắc từ khóa như là yếu tố quan trọng hàng đầu (mặc dù nhiều chuyên gia đã phản đối cách tiếp cận này), thì với Apple App Store (hầu hết) tất cả mọi người đều đồng ý rằng từ khóa bổ sung thêm cho số lượng download, thì yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.
Điều này là hiển nhiên bởi vì thuật toán xếp hạng được sử dụng bởi Apple App Store không phức tạp như từng được dùng cho Google Play Store. Apple App Store thì có vẻ như là một công cụ tìm kiếm từ những thập kỷ trước, khi mà không có các thuật toán phức tạp nào được sử dụng cho việc xếp thứ hạng. Không may mắn là, điều này mở ra cánh cửa hữu dụng hơn. Không cần phải nói thì, nó sẽ không hữu ích nếu như bạn lạm dụng sự đơn giản của thuật toán và nhồi nhét page của bạn với các từ khóa.
Henry Hoang chia sẻ: “Bởi vì bạn không bị giới hạn không gian văn bản cho từ khóa, cho nên bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng những từ khóa đi kèm.. Hãy đưa từ khóa một cách tự nhiên nhất vào trong tiêu đề và phần mô tả, bởi vì chúng là yếu tố quan trọng nhất trong phần này. Nên bạn cần lưu ý đặc biệt phần này. Nó thực sự hữu ích, nếu như bạn thử một vài test với vài từ khóa để tìm ra sự kết hợp nào thành công hơn.”
Thông thường thì từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng đôi khi bạn cần phải sáng tạo. Ví dụ, nếu như bạn bán một app với mang tính cạnh tranh, thì bạn có thể cần phải suy nghĩ về các từ khóa phụ. Bạn có thể bắt đầu với những từ khóa chính, nhưng nếu như điều này không đưa bạn đến đâu cả, thì hãy nghĩ đến những từ khóa ít tính cạnh tranh hơn.
Henry Hoang gợi ý: “Tại WEB CHUẨN SEO NẮNG XANH có nhiều bài viết liên quan đến phân tích từ khóa, bạn hãy xem thêm tại mục phân tích từ khóa để tìm các công cụ hỗ trợ liên quan.”
Nếu như bạn kinh doanh ở thị trường địa phương, thì đừng quên tối ưu các từ khóa mang tính địa phương (về địa điểm khoanh vùng kinh doanh của bạn). Những tù khóa tối ưu tính địa phương có thể tạo ra sự khác biệt to lớn cho sự phổ biến của app bạn.
Visual đôi khi bị các nhà phát triển app, SEO bỏ qua; nhưng nó có tiềm năng kinh doanh vô cùng to lớn. Có một quy luật là, sản phẩm của bạn càng mang tính cạnh tranh, thì visual lại càng quan trọng. Visual bao gồm các yếu tố như là logo, screenshot, trailer, v.v. Về mặt kỹ thuật, chúng không phải là một phần của thuật toán xếp hạng, nhưng vai trò của chúng vô cùng quan trọng – chúng giúp thu hút sự chú ý của người dùng và thực sự có ích trong việc xây dựng thương hiệu.
Icon của bạn là yếu tố visual đầu tiên (thường cũng là cuối cùng) người dùng nhìn thấy. Đây là lý do tại sao bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn cho logo. Nó cực kỳ quan trọng nên bạn cận sử dụng đồng bộ icon trên bất kỳ nơi nào ở app, page của bạn. Sự nhất quán này giúp bạn xây dựng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Điều này cũng tương tự với 2 screenshot đầu tiên. Hãy khiến chúng trông thật tuyệt và đầy thông tin hữu ích. Bạn có thể cho là nếu như screenshot của bạn thể hiện tất cả tính năng thì nó sẽ dần dẫn giảm lượt download; bởi vì người dùng ngay lập tức thấy là app của bạn không dành cho bạn. Nhưng logic ở đây là hoàn toàn ngược lại. Bạn không đánh lừa người dùng bằng các screenshot mơ hồ chỉ để khiến họ download về. Bởi vì nếu như bạn cố tình bẫy họ bằng cách nào đó, thì chắc chắn là họ sẽ để lại đánh giá tiêu cực. Mà đánh giá tiêu cực thì thực sự gây hại.
Cuối cùng, yếu tố off – site là một nhóm các yếu tố để bạn cân nhắc. Chúng có thể gây khó khăn, bởi vì theo cách nào đó, chúng nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Những yếu tố này bao gồm: số lượng download, rating, review. Để tăng được số lượng download, thì bạn có thể viết phần mô tả đặc sắc khiến người dùng hiểu được và tải về app đó cho họ.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt trên Apple App Store, thì có thể phần mô tả đó sẽ bị phớt lờ. Cho nên bạn đừng kỳ vọng vào sự diệu kỳ đơn giản là bạn có một phần mô tả hoàn hảo.
Lựa chọn thứ hai của bạn là quảng cáo trả tiền. Bạn có thể sử dụng PPC, quảng cáo Facebook, hoặc lượng truy cập từ các nền tảng social/các trang phổ biến khác để mang người dùng đến với app của bạn và hy vọng là họ sẽ tải chúng. Và, bạn có thể cũng đoán được, là việc có được số lượng download lớn thông qua quảng cáo trả tiền không hề rẻ chút nào.
Yếu tố off-site thứ hai cho việc đạt được thứ hạng tốt tại Apple App Store là rating, review của người dùng. Điều mà bạn cần là các review yêu thích sản phẩm, nhưng chúng cần phải được xác thực, nếu không thì nó làm hại hơn là giúp ích cho bạn.
Tuy vậy, bạn không cần phải làm phiền người dùng của bạn để họ review. Một người dùng khó tính có thể đưa ra review tiêu cực, rating kém và điều này hiển nhiên là giết chết app của bạn. Nên cho dù có được nhiều review, rating tốt trên app là rất tuyệt vời, nhưng mà các review tiêu cực và đánh giá thấp cũng cũng khiến người dùng bất mãn.
Nếu như bạn nỗ lực để tối ưu hóa Apple App Store của bạn như trên, thì nó sẽ giúp tăng cơ hội để app đạt thứ hạng cao. Dĩ nhiên là, kể cả khi page của bạn là tuyệt vời (theo ý kiến của bạn), thì cũng không đồng nghĩa là nó sẽ thành công; nhưng chắc chắn là cơ hội sẽ cao hơn. Đó là lý do tại sao khi bạn ra mắt một app mới, bạn nên luôn dành thời gian để tinh chỉnh từ khóa, để khiến phần visual thu hút hơn, kiếm được nhiều lượt download hơn, rating và review tích cực. Nếu như app của bạn tự bản thân nó tốt, thì bạn sẽ thấy kết quả tốt là điều hiển nhiên.