Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của seo từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?
Một trong những lý do khiến tiếp thị tìm kiếm trở nên quá hiệu quả đó là nó chuyển được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tới những người đang tích cực tìm kiếm chúng. Những người đó nhập những cụm từ tìm kiếm vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm và công cụ đó sẽ cung cấp các trang web cũng như những quảng cáo có liên quan tới những cụm từ đó.
Sự sắp xếp này rất có lợi cho người sử dụng do họ được cung cấp cái họ muốn đồng thời có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đang bán những hàng hóa đó bởi các sản phẩm của họ đều được đưa ra trước những người mua hàng có chủ đích vì vậy mà tiềm năng bán được hàng là khá cao.
Thành công của tiếp thị nghiên cứu phụ thuộc vào việc liệu những từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trong hộp thoại truy vấn có phù hợp với những từ khóa mà công ty đó vừa nhắm tới theo các chiến dịch trực tuyến của họ hay không. Nếu công ty bán hàng đó xác định được hợp lý các từ khóa mà một người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm các sản phẩm thì sau đó là cơ hội tốt cho một cuộc mua bán sẽ xảy ra. Quy trình nhận dạng các từ khóa được thực hiện bằng những cái bẫy mà có thể làm giảm tính hiệu quả của các chiến dịch trực tuyến.
Hầu hết tất cả việc tiếp thị tìm kiếm đều có cơ sở của nó trong những từ khóa. Những từ bạn mua theo PPC, những từ bạn nhắm tới vào hệ thống, những từ bạn tập trung vào trong hình ảnh và video của mình, tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào việc tạo ra được những lựa chọn từ khóa hay từ trước. Mà điều này luôn cần có thời gian và tài nguyên để thực hiện được việc tìm kiếm từ khóa thích hợp. Nếu bạn đang xây một tòa nhà, bạn phải cần đo đạc để khẳng định rằng nền móng của bạn chắc chắn. Điều này cũng giống như quy trình tìm kiếm từ khóa.
Thật không may về điều xảy ra ở nhiều công ty, đó là họ vội vàng trong quy trình tìm từ khóa và không phân bổ được tài nguyên hoặc thời gian để làm điều đó cho tốt. Thế nên nó dẫn tới những lựa chọn từ khóa dở ẹc và lãng phí rất nhiều tiền của công ty trong khi lại mất khá nhiều thời gian. Một chiến lược tốt hơn đó là hãy sử dụng đúng thời gian vào đúng lúc để thực hiện dự án cho tốt. Một quy trình tìm từ khóa tốt là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một công ty có thể làm.
Hãy dành ra vài phút mỗi ngày và xem lại các danh sách từ khóa của bạn. Những thay đổi đều tiết kiệm cho chính bạn và cả công ty của bạn rất nhiều tiền cũng như nâng cao được vị trí của bạn trong các chiến dịch tìm kiếm bằng cách đơn giản là cải thiện vốn từ khóa mà thôi.
Thật hiếm khi những cơ hội dành cho chỉ độc một từ lại là một lựa chọn tốt cũng như điều này chỉ xảy ra chủ yếu ở những trang có tiềm năng lớn. Nếu bạn là Maytag thì từ khóa đơn “washer” (máy giặt) lại có thể rất hay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trang web thì những từ khóa chỉ độc một từ thường mang tính cạnh tranh rất cao và khá tốn kém bởi chúng không chỉ trở nên quá chung, quá cạnh tranh mà còn khó thực hiện tốt.
Bạn không phải tìm đâu xa trên trang web để tìm những cụm từ các công ty nhắm tới mà những người truy cập nhập chẳng bao giờ nhập vào một công cụ hỗ trợ tìm kiếm. Có một số cách làm cho lỗi này có thể tự hiện ra. Nhưng cách phổ biến nhất là khi một công ty chọn những từ khóa từ chuyên ngành nội bộ mà họ chỉ sử dụng trong phạm vi công ty trong khi lại hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.
Thậm chí hầu hết những người tỉnh táo như chúng ta cũng có thể bị rơi vào cái bẫy này. Đó là do chúng ta thường sử dụng những từ ngữ này hàng ngày trong vốn từ ngữ của mình, vì thế chúng đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta quên mất thực tế rằng những người khác không hề quen với những ngôn từ đầy tính tập thể nội bộ này. Và trong nhiều trường hợp công ty còn đang phải trải qua một dạng “cận thị”, nghĩa là họ quá quen với những sản phẩm tới mức họ không nhận thấy rằng những người khác có thể dùng tên khác để gọi những sản phẩm đó.
Một hoàn cảnh khác đó là những từ khóa tối nghĩa được nhắm tới làm cho nó trở nên mờ mịt hơn. Mặc dù hầu hết những công ty tiếp thị tìm kiếm đều trung thực và chỉ muốn tốt nhất cho các khách hàng thế nhưng vẫn có một số hãng sử dụng tối ưu hóa công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) thiếu trung thực chủ ý chọn những cụm từ khóa rất khó hiểu đến mức họ có thể đảm bảo việc xếp hạng dựa vào những cụm từ đó. Căn bản là những từ khóa tối nghĩa thường ít bị cạnh tranh nên hãng sử dụng SEO đều có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ của mình.
Họ nói với khách hàng rằng: “chúng tôi sẽ nhận ra bạn nếu bạn xếp hạng cho cụm từ X” – và thường cụm từ mới nghe có vẻ hay. Còn người khách hàng tin tưởng đã đồng ý chọn cụm từ đó mà không nhận ra rằng cụm từ đó sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc mang lại những cuộc trao đổi nào. Các chuông báo động thường bị biến mất trong suy nghĩ của bạn nếu hãng SEO của bạn luôn khẳng định có sự đảm bảo. Vì vậy, hãy yêu cầu hàng loạt các từ khóa phổ biến mà họ đang lựa chọn, kiểm tra những từ khóa theo kiểu thanh toán theo lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) để có được dữ liệu thực hiện thực tế, sau đó hãy quyết định xem liệu từ khóa đó có đáng để tiếp tục sử dụng trong tiếp thị có hệ thống hay không.
Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?
Các công cụ từ khóa chuyên nghiệp như KeywordDiscovery và WordTracker đều là những công cụ nổi tiếng trong việc chuyển sự thấu hiểu thành lưu lượng truy cập tiềm năng của những cụm từ tìm kiếm. Đây là thông tin hữu ích khá quan trọng mà đôi khi nó được coi như một tiêu chuẩn để phân tán được tỷ lệ. Những sự cân nhắc khác như tính thích hợp, mục đích người sử dụng và cả tính cạnh tranh của một cụm từ cũng hay bị bỏ qua. Điều phải luôn ghi nhớ đó là nhiều cụm từ phổ biến cũng mang tính cạnh tranh cực cao khiến những cụm từ phổ biến sáng giá đó trở thành một lựa chọn tốn kém.
Giá bỏ thầu PPC sẽ cao hơn và viêc đạt được một vị trí hệ thống cao sẽ đòi hỏi nhiều sản phẩm hơn bởi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đều nhắm vào cụm từ đó. Một phương pháp dự phòng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ muốn theo đuổi nhiều hướng, là những cụm từ càng liên quan thì càng ít phổ biến, nhưng lại trở thành những lựa chọn tốt hơn do họ biết chuyển đổi tốt hơn.
Điều này đòi hỏi phải cẩn thận khi lựa chọn các từ khóa nhằm chắc chắn rằng bạn chọn những cụm từ không vô tình mâu thuẫn với những ngành nghề liên quan. Lấy ví dụ như hãy xem xét cụm từ “mobile marketing” (tiếp thị di động). Điều này có thể vô tình khiến việc quảng cáo của một công ty bán những tấm bảng thông báo di động cạnh tranh với một công ty bán những thiết bị di động. Vậy nên việc lựa chọn từ khóa cẩn thận có thể giúp ngăn chặn được sự nhầm lẫn này.
Ngôn ngữ không đứng yên. Những từ ngữ mới luôn thêm vào vốn từ của mọi người và những từ ngữ khác luôn được đem ra dùng. Việc xem qua những diễn đàn và cả những blog nơi mọi người đang tranh luận về các sản phẩm như của bạn là một cách rất hay để thấy được những cụm từ mới. Wordspy.com là một công cụ miễn phí được ưa thích trong việc học những thành ngữ mới. Việc xem lại danh sách từ khóa một cách định kỳ là vô cùng quan trọng vì như thế bạn có thể biết liệu bạn có bỏ sót cụm từ nào không hoặc những cụm từ nào mới hoặc được dùng phổ biến hơn. Một lý do khá hay nữa để xem lại các từ khóa đó là nó thể hiện tính thẩm tra sát sao hơn bởi bạn có thể thấy được những từ khóa không phù hợp đang không thực hiện tốt và làm bạn tốn tiền.
Có thể, khi bạn tạo ra sự lựa chọn từ khóa đầu tiên, bạn mới chỉ giới hạn dữ liệu mà dựa vào đó để bạn đưa ra quyết định của mình. Vậy nên, việc xem lại những từ khóa của mình khi bạn hướng vào dữ liệu đang thực hiện có thể giúp bạn tìm thấy được những lựa chọn phù hợp hơn cho mình.
Việc lựa chọn những từ khóa tốt đòi hỏi khả năng nắm bắt được suy nghĩa của người sử dụng để biết được họ muốn cái gì và khi nào thì nhập vào cụm từ đó. Cụm từ mà một người sử dụng nhập vào phải khá thích hợp với trạng thái suy nghĩ của người sử dụng và nơi họ tham gia vào quy trình mua hàng. Lấy ví dụ như qua cụm từ tìm kiếm về “car reviews” (xem qua xe hơi) có thể chỉ ra rằng người tìm kiếm đó đang ở trong quá trình tìm kiếm và đang có ý định so sánh mặt hàng đặt mua. Tương tự thế nếu một người tìm kiếm nhập vào “fast auto financing” (mua xe nhanh) thì rõ ràng là anh ta thực sự muốn mua xe ngay bởi anh ta cần một chiếc xe đời mới để đi chơi cuối tuần.
Từ khóa ngắn không phải là lựa chọn tốt nhất để SEO thành công
Muốn đưa từ khóa lên trang nhất Google nhanh chóng, bạn cần loại bỏ ý tưởng chọn từ khóa ngắn làm SEO, bởi mức độ cạnh tranh cực kỳ cao.
Dạng từ khóa này thường có nội dung chung chung, khó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, sở hữu search volume thuộc dạng “khủng”, từ khóa ngắn thực sự sẽ khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian và công sức để SEO (mà chưa chắc lên top) đấy!
Chúng ta đều biết rằng, từ khóa có giá trị và phù hợp với nội dung góp phần giúp SEO hiệu quả.
Dựa vào từ khóa mà bạn tìm được, bạn có thể khai triển thành nội dung hữu ích cho độc giả hay không?
Có nên chèn từ khóa không dấu vào bài viết?
Những điều cân nhắc trên sẽ giúp bạn chọn được từ khóa phù hợp để tiến hành SEO.
Google Analytics và Webmaster Tools là hai công cụ hỗ trợ SEO cực hữu dụng mà SEOer không thể không biết.
“Bật mí” cho bạn: Khi đồng bộ Google Analytics và Webmaster Tools với nhau, bạn sẽ xem được những từ khóa bị Google thay bằng chữ (not provided).
Qua những từ khóa bị ẩn được hiển thị đấy, bạn có thể hiểu hơn về nhu cầu tìm kiếm của người dùng và có thêm sáng kiến cho bộ từ khóa.
Việc lặp đi lặp lại một từ khóa sẽ khiến nội dung khô khan, thiếu tự nhiên và gây nhàm chán cho độc giả.
Giải pháp cho vấn đề này là gì?
Bạn có thể hợp nhất các từ khóa lại, hoặc chọn từ đồng nghĩa với từ khóa ấy.
Việc này vẫn cho phép các search engine phát hiện ra từ khóa bạn cần SEO. Đồng thời tạo cho nội dung ngôn từ đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn người đọc hơn.
Tính năng Autocomplete của Google, hoặc Ubersuggest của Neil Patel đều có thể đưa ra những gợi ý từ khóa thú vị và hợp lý.
Tuy nhiên, Ubersuggest chưa hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt cùng data ở thị trường Việt Nam. Nếu bạn SEO website ở thị trường nội địa thì không sử dụng công cụ miễn phí này được rồi!
Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tin tưởng vào Google Autocomplete. Tính năng này sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa dài, phù hợp với thói quen tìm kiếm của người dùng trên thực tế.
Binh pháp Tôn Tử dạy: Tri bỉ tri kỉ giả, bách chiến bất đãi. Dịch là: Biết người biết ta, trăm trận đều không bại.
Bạn có thể ứng dụng tư tưởng trên vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Kể cả lĩnh vực SEO nói chung và nghiên cứu từ khóa nói riêng.
Hãy dành thời gian tìm hiểu:
Lý do vì sao các đối thủ cạnh tranh đã và đang làm SEO hiệu quả?
Họ tối ưu các loại thẻ meta như thế nào?
Bạn rồi sẽ vạch ra định hướng đúng đắn cho kế hoạch SEO từ khóa của mình.
Thật may mắn làm sao! Nhiều công cụ đo lường SEO đã ra đời, tạo điều kiện để bạn tìm hiểu đối thủ dễ dàng hơn. Và SEMrush cũng là một trong số đó.
SEMrush được biết tới như một công cụ khá “đa zi năng”, chuyên phân tích các chỉ số trên website của đối thủ.
Công cụ này không chỉ thống kê lượng backlink, anchor text,... mà còn cho biết những từ khóa tạo nhiều traffic nhất của đối thủ cạnh tranh.
Nhờ vậy, bạn sẽ nắm được nhiều thông tin tổng quát về chiến lược SEO của đối thủ.
Đặc biệt, từ danh sách từ khóa đạt lượng traffic lớn của họ, bạn sẽ có thêm ý tưởng xây dựng bộ từ khóa cho mình.
Công cụ Google Keyword Planner sẽ gợi ý cho bạn muôn vàn các từ khóa liên quan đến một từ khóa chính. Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng tổng hợp và phân loại danh sách từ khóa cần SEO.
Mặt khác, một tính năng hữu ích khác của Google Keyword Planner là đánh giá độ khó của từ khóa. Tính năng này được cung cấp miễn phí, nên bạn hãy tận dụng nó để lọc ra bộ từ khóa thích hợp nhé!
Bạn nên dựa vào insight của người dùng, để lập ra bộ từ khóa dài phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ.
Trên thực tế, từ khóa dài được trên 80% khách hàng sử dụng để truy vấn khi cần tìm hiểu một thông tin nào đó.
Từ khóa càng dài và cụ thể, bạn càng dễ SEO lên thứ hạng cao mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Để đánh giá thành công sau chiến dịch SEO, người ta có thể đặt nặng tỷ lệ chuyển đổi hơn so với lưu lượng truy cập.
Phần lớn doanh nghiệp mong muốn trang web của mình xuất hiện ở những vị trí “ngon lành” nhất trên SERP, là nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
Do đó, người làm SEO sẽ mắc phải sai lầm tai hại, nếu chỉ ưu tiên các từ khóa có traffic lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp.
Hãy chọn các từ khóa thương mại, đánh trúng những gì khách hàng thực sự có nhu cầu đang tìm kiếm.
Bằng cách này, bạn sẽ tránh khiến cho website thu hút hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm, nhưng chỉ thu về doanh thu ít ỏi.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi xây dựng web bán hàng online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.