8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO

Bạn phải hiểu rằng, thực sự cốt lõi của SEO là một trong những cách thức marketing. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ marketing, nó tới từ công việc lên chiến lược, hoạch định kinh doanh, mục tiêu,… Chứ không phải bạn thấy lợi ích nó mang lại, hay nghe chi phí hiệu quả rồi nhảy vô triển khai SEO.

Mục lục

SEO bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa

Hầu như mọi người nghĩ rằng khi triển khai SEO, bạn phải nghiên cứu từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình qua các công cụ như: google keywords planner, Keywords finder, long tail keywords pro,… Lúc này, rất nhiều người nghĩ rằng mình có bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ thì cứ nghiên cứu bấy nhiêu từ khóa SEO tương ứng rồi triển khai.

8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO

Điều này thật sự là một tư duy rất sai lầm, nó có thể dẫn đến một thảm họa hay những kết quả bạn đạt được thật sự sẽ không hiệu quả. Ví dụ như: Ngân sách không đủ để triển khai; khi lên top rồi nhưng khách hàng lại không chốt được; không đủ đội ngũ để triển khai sản phẩm/dịch vụ;… rất nhiều thứ.

Bạn phải hiểu rằng, thực sự cốt lõi của SEO là một trong những cách thức marketing. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ marketing, nó tới từ công việc lên chiến lược, hoạch định kinh doanh, mục tiêu,… Chứ không phải bạn thấy lợi ích nó mang lại, hay nghe chi phí hiệu quả rồi nhảy vô triển khai SEO.

Trước khi bạn triển khai SEO hãy tự hỏi mình các câu hỏi bên dưới:

8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO

  • Ngân sách bạn có thể đầu tư vô SEO là bao nhiêu?
  • Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bản thân/doanh nghiệp bạn muốn đạt được là gì?
  • Thông diệp marketing cốt lõi bạn muốn truyền tải đến thị trường bạn là gì?
  • Tại sao bạn lại chọn SEO để triển khai? Có còn kênh marketing nào khác hiệu quả hơn không?
  • Thị trường mục tiêu bạn muốn nhắm đến là ai?
  • Làm sao SEO có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn/dài hạn?

Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cung cấp đến những địa điểm nào? (có rất nhiều người chỉ có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở khu vực hcm nhưng lại triển khai từ khóa toàn quốc, điều này là một sự lãng phí rất lớn)

Đối thủ của bạn là ai, sự khác biệt của bạn với đối thủ là gì?

Từ những câu hỏi này, bạn mới biết chính bản thân mình cần gì và thiếu gì. Tiếp theo, bạn mới có thể nghiên cứu từ khóa và lập ra được một chiến lược SEO mang lại cho mình kết quả tốt nhất.

Nhưng khi đến bước nghiên cứu từ khóa, điều tiếp theo tôi thấy được hơn 80% người SEO mắc sai lầm đó là…

Yếu tố tạo nên từ khóa dài

Có 2 yếu tố để tạo nên từ khóa dài:

  1. Lượng tìm kiếm
  2. Tính cụ thể

Khi từ khóa của bạn càng cụ thể như cầu của bạn thì lượng tìm kiếm sẽ càng thấp.

Nhu cầu tìm kiếm (lượng tìm kiếm mỗi tháng) là thứ duy nhất khác biệt giữa từ khóa chính của chủ đề với một từ khóa dài.

Định nghĩa của “từ khóa dài” bắt nguồn từ biểu đồ nhu cầu tìm kiếm (bạn có thể coi hình bên dưới) khi những từ khóa chủ đạo (head keywords) chỉ có một số từ nhưng lượng tìm kiếm lại cao ngất ngưởng và vô số từ khóa dài với lượng tìm kiếm thấp.

Yếu tố tạo nên từ khóa dài

Vì vậy từ khóa dài với từ khóa ngắn không thể được phân biệt qua câu chuyên số lượng chữ của từ khóa được.

Để tôi cho bạn tiếp 3 từ khóa ví dụ: Donal Trumps (4,700,000 tìm kiếm/tháng) Gary vaynerchuck (65,000 tìm kiếm/tháng)

Cả 3 từ trên đều có độ dài như nhau, đều miêu tả cụ thể như nhau. Sự khác biệt duy nhất là ở lượng tìm kiếm của các từ khóa này.

Sau khi kết thúc việc nghiên cứu từ khóa đó, điểm tiếp đến tôi thấy bạn mắc sai lầm trong SEO đó là

Từ khóa dài là từ khóa 4 chữ trở lên

Từ khóa dài là từ khóa 4 chữ trở lên

Hầu hết mọi người định nghĩa sai lầm về từ khóa dài (long tail keywords) trong SEO, họ định nghĩa từ khóa dài là những từ khóa dài 3, 4 chữ trở lên.

Đây là một định nghĩa sai lầm.

Để tôi giải thích cho bạn qua ví dụ:

Có 3 từ khóa: Đồng hồ thông minh (40,000 tìm kiếm/tháng), bánh trung thu kinh đô (14000 tìm kiếm/tháng), giá đồng hồ điện thoại (40 tìm kiếm/tháng)

Lúc này từ khóa dài của bạn sẽ là từ: giá đồng hồ điện thoại. Còn 2 từ còn lại không thể nào được coi là từ khóa dài được. (bạn cứ thử SEO 2 từ đồng hồ thông mình và bánh trung thu kinh đô là bạn thấy “vỡ mồm” so với 2 từ còn lại).

Bởi vì những điều tạo nên từ khóa dài không có liên quan mấy tới câu chuyện độ dài của từ khóa).

Vậy điều gì tạo nên từ khóa dài.

Sự kết thúc của mật độ từ khóa trong Onpage SEO

Một điều thật sự rõ ràng là hiện tại google có thể:

  • Nhóm các từ khóa liên quan, đồng nghĩa lại thành một chủ đề chính.
  • Hiểu các từ khóa liên quan, đồng nghĩa với nhau
  • Nhìn nhiều hơn so với chỉ nhìn “từ khóa trên trang” để quyết định thứ hạng của một bài viết

Thậm chí, hiện tại google còn ưu tiên cho những bài viết hiện tại nếu được dùng các từ khóa liên quan, đa dạng & phong phú trong bài cũng như những bài viết có tỉ lệ giữ chân người dùng cao.

Một trong những sai lầm khác liên quan tới Onpage SEO đó là …

Link Out làm mất sức mạnh của website

Link out hay còn gọi là external link là những liên kết được trỏ đến những bài viết trên domain website khác.

Ngược lại với inbound link (hay còn gọi là internal link) là những liên kết đến các bài viết khác, nhưng trên cùng 1 domain. Thường thì bạn sẽ quan niệm chỉ nên để ý đến việc xây dựng cấu trúc internal link sao cho hợp lí thôi. Và nghĩ rằng cần chi phải đi outlink. Đi link out sẽ làm mất đi sức mạnh của website và không tốt chút nào cho thứ hạng website cả. Ngoài ra, người ta cũng nghĩ rằng, đi outlink là tận tay dâng khách hàng của mình cho người khác. Khách truy cập sẽ rời khỏi website qua đường outlink ấy và không bao giờ trở lại.

Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ của bạn: việc không đi outlink trên bài viết có thể chính là nguyên nhân khiến bạn SEO hoài mà không lên top.

4 sự thật về external link

  1. External link giúp tăng trưởng thứ hạng SEO
  2. Link out giúp bạn xây dựng, phát triển mối quan hệ với các website khác
  3. Link out giúp bảo vệ PBN/hệ thống vệ tinh bạn
  4. Một điều cuối cùng là nó sẽ khiến trang web của bạn tự nhiên hơn. Sự thực, nếu như bạn không sử dụng link out, trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới website bạn. Đơn giản là bởi vì bạn chỉ tập trung xây dụng backlink (inbound link) tới website của bạn nhưng lại không link out ra thậm chí bất kì trang nào nó sẽ trở nên đáng ngờ! Bạn phải cân bằng mật độ backlink tới website và số lượng link out ra ngoài. Website bạn phải link out ra các trang uy tín cùng lĩnh vực khác.

Và cuối cùng, Đó là sai lầm tôi thấy được khi nhìn mọi người thực hiện chiến lược link building

Tối ưu hóa mật độ từ khóa Onpage SEO

Tối ưu mật đồ từ khóa SEO - sai lầm khi triển khai

Mật độ từ khóa SEO dài 3 chữ của bạn phải đạt 5% của bài viết. Đó thường là câu nói khi tôi nghe khi được ở rất nhiều trung tâm đào tạo SEO hiện tại cũng như từ rất nhiều bạn khi tối ưu bài viết SEO.

Khi bạn cứ chăm chăm vô câu chuyện mật độ từ khóa SEO phải bao nhiêu, điều này dẫn đến bạn tạo ra những bài viết nhồi nhét từ khóa khiến cho bài viết không cần hấp dẫn với người đọc quá nhiều nữa.

Tôi hiểu rằng bạn muốn google hiểu được là bài viết của bạn đang nói về những từ khóa ấy để có thể SEO lên top.

Nhưng bạn phải hiểu rằng là hiện tại google không còn hoạt động như trước nữa, google đã thông minh lên rất nhiều rồi.

Google hiểu được những từ khóa liên quan & đồng nghĩa

Bạn cứ nhìn trang dịch vụ SEO của tôi là một ví dụ điển hình. Trong tiêu đề, nội dung bài viết và url, tôi chỉ nhắm tới những từ khóa như “dịch vụ seo, dịch vụ seo tphcm, dịch vụ seo hcm” nhưng hãy nhìn số lượng từ khóa mà bài viết của tôi hiện tại đang top

Rất nhiều từ khóa khác mà tôi thậm chí còn không đề cập ở trong nội dung bài viết nhưng vẫn top  “dịch vụ seo website”, “chuyên gia seo hcm”, “công ty seo chuyên nghiệp”, “dịch vụ seo chuyên nghiệp” và hơn nữa, từ khóa chính của tôi SEO là “dịch vụ seo” nhưng trong cả một bài viết 1000 từ, tôi chỉ nhắc đến 4 lần duy nhất trong bài.

Backlink Social không ảnh hưởng đến thứ hạng SEO nhiều

Tại sao lại có nhiều người lại có suy nghĩ này?

Bởi vì hầu hết ở các trang mạng xã hội, backlink của bạn được đặt rất hạn chết (nhiều trang chỉ cho đặt duy nhất một backlink ở profile) mà lại còn nofollow nữa cơ…

Vì vậy, khiến cho việc nhiều người không chú ý hay thậm chí tạo dựng những trang mạng xã hội để lấy backlink, mà chỉ tập trung lấy backlink dofollow hay những backlink có sức mạnh và sự liên quan cao để dễ dàng nhanh chân thúc đẩy website.

Rất nhiều bạn không lấy backlink từ mạng xã hội nhưng vẫn lên top – tôi không phủ nhận là không lên được. Nhưng ở thị trường càng cạnh tranh, bạn sẽ lại cần những backlink này hơn bao giờ hết.

Nó không phải là câu chuyện về sức mạnh backlink truyền tới website của bạn, nofollow hay dofollow mà nó là một câu chuyện khác.

Để tôi giải thích cho bạn:

4 lý do bạn nên sử dụng backlink mạng xã hội

  1. Những backlink này rất dễ lấy, bạn không phải gặp quá nhiều khó khăn khi lấy nó.
  2. Một doanh nghiệp thực sự, khi chuyển mình lên online và tạo dựng website. Một trong những việc đầu tiên khi họ tạo dựng website (hoặc thậm chí trước đó) là tạo dựng cho mình những trang mạng xã hội để bắt đầu quá trình phủ sóng, ví dụ như Facebook Page, Twitter, Instagram,… Vì vậy những backlink này là vô cùng tự nhiên và khi bạn tạo dựng nó, google cũng sẽ ít nhiều cũng tăng sự tin tưởng với bạn.
  3. Hầu hết các trang mạng xã hội thường có Domain Rating (domain authority) cao, sẽ giúp tăng điểm Trust Rank của bạn với google
  4. Đa dạng nguồn backlink của bạn (điều này rất quan trọng, bởi vì nó sẽ khiến các backlink bạn cộng hưởng – coi video bên dưới, tôi có giải thích điều này)

Thậm chí, có một vài trang mạng xã hội lớn nếu bạn biết cách vận dụng, nó sẽ trở thành một trong những backlink rất chất lượng tới website của bạn. Điển hình là linkedin, rất nhiều bạn áp dụng nó bằng cách viết bài lên Linkedin, sau đó bài viết này dễ dàng lên top, kéo hàng ngàn traffic về bài viết này, từ đó backlink bạn đặt trên bài viết linkedin này sẽ mạnh hơn, có nhiều người click vô hơn, từ đó mang lại nhiều giá trị hơn.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12606) - LikeAction (12806) - WriteAction (900)