7 xu thế đổi mới trong kinh doanh năm 2024

Các công ty cần có lối nghĩ mới và sự đổi mới để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của họ. Ngoài ra, họ có thể sử dụng những giải pháp phần mềm B2B thích hợp như là CRM, quản lý dự án, phần mềm kết hợp, v…v để có thể tiếp thu hiệu quả và thành công.

Mục lục

7 xu thế đổi mới trong kinh doanh năm

Để có thể lựa chọn được hệ thống phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn có thể đọc những bài review chi tiết về các sản phẩm phần mềm trong hướng dẫn SaaS.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem xét một vài khuynh hướng kinh doanh trọng điểm trong những lĩnh vực khác nhau và xem cách họ đang tái định nghĩa các chiến dịch công nghệ và kinh doanh của mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phân tích logic và nguyên nhân đằng sau những xu hướng toàn cầu này, xem cách chúng đang tái tạo lại ngành công nghiệp cũng như cách bạn có thể phát triển chúng để công việc kinh doanh của bạn có thể tiến xa trong thời đoạn cạnh tranh khắc nghiệt này.

Những xu hướng MARKETING NẮNG XANH đề cập dưới đây  bao gồm các loại hình công nghệ cũng như tương tác với kinh doanh. Chúng cung cấp cơ hội cho những nhà kinh doanh để tạo ra giá trị cho khách hàng và đạt thêm nhiều thu nhập trên thị trường chia sẻ.

Tập trung vào khách hàng 

Tập trung vào khách hàng

Các nhà kinh doanh đang tập trung vào việc nắm được nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm được cá nhân hóa.

Họ đang tận dụng phương thức omnichannel cho các phương tiện liên lạc kĩ thuật số để tương tác với khách hàng của họ và cung cấp họ những gì cần thiết.

Các công ty nếu như không chú trọng tới khách hàng thì sẽ bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, việc chú trọng tới khách hàng thành công không pbải dễ dàng mà thành công được. Bởi vì việc này phải bao gồm nhiều yếu tố như là công nghệ cao, suy nghĩ và cơ cấu của công ty.

Trọng tâm phải về dịch vụ hay là sản phẩm của công ty, mà là về khách hàng.

Để có thể áp dụng kế hoạch này thì các công ty phải dùng giải pháp omnichannel để có được có cái nhìn toàn cảnh tất cả nhu cầu của khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khách hàng.

Việc này sẽ giúp cho công ty hiểu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và mang công ty thoát khỏi những phương thức cổ hủ để tiến tới phương thức cá nhân hóa tân tiến theo thời đại.

Với tâm thế này thì họ có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt và đưa cho khách hàng thông tin kịp thời.

Để có thể làm việc này thì các nhà kinh doanh cần phải phát triển các phương pháp mới như là thiết kế trải nghiệm người dùng, thiết kế dịch vụ, lối nghĩ thiết kế để có thể cung cấp cho người dùng một chuyến đi tham quan thật thuận tiện trên website.

Ngoài ra, họ còn có thể áp dụng những phân tích để học về khuynh hướng của từng khách hàng và dự đoán về nhu cầu tương lai của họ là gì.

Những công ty như Amazon, Google và Uber đã phải trả rất nhiều tiền vào công nghệ và đào tạo để có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng,

Chính vì lý do này mà họ đã trở thành những người đứng đầu trong ngành công nghiệp kĩ thuật số.

Micro Economy ( Loại hình chia nhỏ )

Micro Economy bao gồm hai loại chính: Loại thứ nhất là Pay-by-X như là thuê trả theo giờ hoặc bảo hiểm trả theo km. Loại thứ hai là mcro-Z như là micro – quyên góp ủng hộ hoặc micro – chi trả.

Xu thế này đang bùng nổ bởi vì công nghệ và tài nguyên đã được dân chủ hóa và giá tốt hơn.

Việc này đã nâng cao tiêu chuẩn sống của những người trước đây không thể chi trả cho những dịch vụ và sản phẩm này.

Với những dạng công nghệ cao như là Blockchain có công dụng giảm các chi phí sản xuất đã giúp cho các công ty làm về sản phẩm và dịch vụ micro economy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn  và họ cũng thu lại được lợi ích trong kinh doanh.

Cũng chính vì lý do này mà các công ty cũng thu lại được lợi nhuận cao hơn vì lượng đơn hàng thì tăng nhưng chi phí sản xuất thì lại giảm.

Kinh tế phân bổ

Kinh tế phân bổ

Xu hướng này bao gồm việc nắm giữ mặt bằng chung về cung cấp cho khách hàng.

Uber không sở hữu bất kì chiếc xe hơi nào, Facenok không hề tạo ra thêm content mới nào nữa, dịch vụ cung cấp nơi ở Airbnb không phải là một công ty nhà đất chính thống.

Loại hình kinh tế phân bổ có nghĩa ít sự riêng tư hơn, thêm phần công khai rộng mở cũng như gia tăng tương tác xã hội.

Loại hình này chuyển niềm tin khách hàng từ những cơ quan công ty lớn sang lời truyền trên mạng xã hội.

Việc này mang lại một trải nghiệm cá nhân hóa và tình cảm hơn cho khách hàng.

Những công ty phân bổ kinh tế như là Uber và Airbnb trở nên nổi tiếng bởi vì họ giúp cho người dân có thêm thu nhập.

Một khía cạnh khác của kinh tế phân bổ chính là sự phát triển về nhận thức chung, tài nguyên chung, quỹ chung khiến cho cả thế hệ có những giải pháp và ý tưởng mới đánh bại những phương thức truyền thống.

Trực tiếp với khách hàng

Xu thế này còn có tên gọi khác là “không có trung gian”.

Nó đã làm thay đổi nên kinh tế bằng việc xóa bỏ người làm trung gian thứ ba mà cung cấp trực tiếp dịch vụ tới khách hàng.

Ví dụ, công ty Tesla với dịch vụ trực tiếp đã loại bỏ những người cò bán xe hơi và bán thẳng cho khách hàng.

Netflix cũng không cần tới công ty cáp mà tự mình truyền tải nội dung trực tiếp tới khách hàng,.

Lợi ích của loại hình kinh doanh này chính là các công ty không phải tốn chi phí cho các công ty, đại lý trung gian cũng như xây dựng mối quan hệ càng thêm chặt chẽ với khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng cũng có được lợi ích khi họ có thêm được những trải nghiệm và sản phẩm được cá nhân hóa tốt hơn.

Sefl – Service (Tự phục vụ)

Self- service cho phép khách hàng tìm và làm những việc có thể tự giải quyết được mà không cần tới sự can thiệp của chuyên gia.

Cả hai bên công ty và khách hàng đều có lợi từ việc này.

Công ty có thể tiết kiệm bằng cách thay thế những nhân viên dịch vụ thành loại hình công nghệ khác, còn khách hàng thì có thể tự mình giải quyết các vấn đề của họ nhanh chóng và dễ dàng.

Loại hình self – service đã phổ biến từ lâu đời với ngành du lịch và mua sắm.

Nhưng bây giờ, những nơi như ngân hàng đang phát triển loại hình đặt cọc tiền qua điện thoại di động hoặc là các phòng khám cho phép bệnh nhân thực hiện một số chuẩn đoán tại nhà.

Độ phổ biến của dịch vụ self – service cũng đang nhận được sự ưa chuộng từ những công ty sử dụng hộp thoại trả lời tự động với hỗ trợ khách hàng.

Máy móc thông minh 

Máy móc công nghệ cao được chạy bằng những thuật toán phức tạp như là sản phẩm của Internet of Things (IoT) được điều hành bằng Trí thông minh nhân tạo (AI).

Xe hơi tự động cũng là một dạng máy móc thông minh khá phổ biến ngày nay.

Một số báo cáo cho thấy robot sở hữu trí thông minh nhân tạo vào năm 2025 sẽ đem lại con số 50 nghìn tỷ đô.

Ngoài ra, các công nghệ cao như máy phân tích câu trả lời, máy học tập, và mạng lưới thần kinh nếu như càng được sử dụng nhiều thì sẽ ngày càng thông minh hơn.

Các thiết bị thông minh sẽ càng thu được thêm giá trị khi chúng được kết nối với những cơ sở hạ tầng như là nhà thông minh.

Những xu hướng này đang trong giai đoạn khởi đầu và sẽ dễ dàng được thúc đẩy với việc sử dụng công nghệ thiết bị thông minh.

API Economy

Giao diện lập trình ứng dụng (API) đang được nhiều công ty đứng đầu sử dụng để cho phép người dùng tạo dựng các giải pháp được hợp nhất.

API đang ngày càng được ưu ái bởi chúng cho ra những giải phép nhanh gọn, sự mở rộng với hệ thống phần mềm thứ ba, chuyển đổi tới những ứng dụng mới mẻ, và phá cách trong việc áp dụng những event số đông như là thử thách online hoặc là cuộc thi về hack.

Các công ty đang thành công với API gồm có Citi, Uber, Paypal, Twilio và Stripe.

Tổng kết

Khái niệm tổng quát của những xu thế hiện đại được nêu trên đầu là về chú trọng tới khách hàng.

Những chiến lược này có thể được thực hiện bằng những công nghệ cao và việc tổ chức cơ cấu tốt, có dịch vụ và sản phẩm gây ấn tượng.

Tuy là có thể khó khăn nhưng đổi lại kết quả hết sức ấn tượng, đó là lý do vì sao những công ty đi đầu đều đang sử dụng chúng để có thể cạnh tranh được vào thời kì ngày càng tiên tiến hiện nay.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web trọn gói được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9489) - LikeAction (9689) - WriteAction (929)