7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Lúc này chắc bạn đã biết SEO (Search Engine Optimization) là một khía cạnh quan trọng đóng vai trò dẫn dắt, thu hút traffic tới website của bạn, điều này đồng nghĩa với có nhiều khách hàng hơn cho bạn.

Mục lục

“Con đường tới địa ngục được lát đầy bằng những ý định tốt”

Một câu nói thường được sử dụng để miêu tả nỗ lực của một người vừa bắt đầu làm SEO.

Lúc này chắc bạn đã biết SEO (Search Engine Optimization) là một khía cạnh quan trọng đóng vai trò dẫn dắt, thu hút traffic tới website của bạn, điều này đồng nghĩa với có nhiều khách hàng hơn cho bạn.

Với vai trò một chủ website tuyệt vời và tận tụy thì chắc chắn bạn đã từng thử rất nhiều cách để cải thiện cách công cụ tìm kiếm nhìn nhận và xếp hạng website của bạn. Chúng tôi biết rằng bạn không hề cố ý, nhưng rất có thể bạn đang phạm phải những lỗi mà không hề hay biết tới. Ví dụ, bạn chắc chắn biết tới chuyện từ khóa có vai trò mở cánh cổng dẫn tới trang thiên đường của Google. Nhưng bạn có biết rằng việc đính kèm quá nhiều từ khóa có thể gây hại tới SEO không? Bạn chắc chắn không hề muốn công cụ tìm kiếm nghĩ bạn là một kẻ phá rối mà Google liệt vào danh sách cấm.

Chúng tôi - Đội ngũ của DỊCH VỤ SEO NẮNG XANH - Trong bài viết này sẽ chỉ cho bạn biết những thông tin, kiến thức đúng đắn và dẫn dắt bạn trong chặng đường này.

Hãy cùng bắt đầu thôi!

Nhồi nhét từ khóa

Cũng giống như việc bạn đã đánh chén no nê vào một tối thứ Bảy, nhưng vẫn quyết định ăn thêm vài miếng pizza, rất có thể bạn sẽ cảm thấy rất hối hận vào sáng hôm sau cho xem. Cũng giống như mọi việc trên thế giới này, sự cân bằng chính là chìa khóa thành công! Việc sử dụng từ khóa trong SEO cũng không phải là ngoại lệ gì cho cam! Từ khóa là một mệnh đề có từ khoảng 2 đến 5 từ mà bạn có thể lồng ghép vào trong nội dung của website để công cụ tìm kiếm hiểu được website của bạn là về gì.

Vậy bạn nên đặt chúng ở vị trí nào?

Câu trả lời: Trong copy (lời giới thiệu), Metadata (dữ liệu meta), trong URL nếu như có thể, trong miêu tả hình ảnh và bất kì vị trí nào mà bạn thấy tự nhiên. Có rất nhiều chủ website chú ý quá nhiều tới tầm quan trọng của từ khóa cho nên họ đặt từ khóa vào tất cả mọi nơi. Ví dụ, bạn sẽ có thể đi ngang qua một content có dạng như: “Bạn yêu thích món phở ngon nhất trong HCM. Chúng tôi biết bạn yêu thích món phở ngon nhất trong HCM. Bạn biết là chúng tôi biết rằng bạn yêu thích món phở ngon nhất HCM. Và mẹ bạn cũng yêu thích món phở ngon nhất HCM nữa”.

Đây là một lỗi vô cùng lớn trong SEO mà nhiều người mắc phải.

Content của bạn không nên nghe quá nhân tạo với người đọc – bởi cho dù bạn có tin hay không thì sự thật chính là các thuật toán được “huấn luyện” để có thể đọc được như một con người. Nếu như công cụ tìm kiếm để ý được việc đang lạm dụng từ khóa hoặc đang cố nhồi nhét từ khóa vào trong  content thì họ sẽ gửi bạn tới một nơi không được mấy tiềm năng hay tốt đẹp lắm – trang thứ 10 của kết quả tìm kiếm. Xem thêm chuyên mục từ khóa bị rớt hạng trong seo.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ gây phản tác dụng

Lười biếng viết Metadata

Sự lười biếng là một khía cạnh mà Google không hề yêu thích. Làm SEO có nghĩa là bạn cần phải đầu tư nhiều thứ, bao gồm cả thời gian lẫn nỗ lực. Giả dụ như bạn đọc một cuốn sách thì bạn đâu có lười biếng đến độ bỏ qua tên của một chương sách phải không? Metadata của website bạn cũng giống như vậy, Metadata bao gồm tiêu đề (dòng chữ màu xanh trong kết quả Google) và lời miêu tả (đoạn nội dung ngắn màu đen nằm bên dưới). Bởi vì đây là những thứ mà mọi người sẽ tiếp cận đầu tiên khi họ nhìn vào trang kết quả tìm kiếm Google, cho nên chúng có ảnh hưởng rất lớn trong việc thuyết phục được người dùng Internet bấm vào website của bạn chứ không phải là website khác.

Đây là lý d vì sao bạn nên điền Metadata không chỉ trong trang chủ (Homepage) của bạn mà còn là tất cả những Metadata trong từng trang cho website – kể cả trong các bài đăng. Bạn đừng quá lo lắng! Chuyện này không phức tạp như bạn nghĩ đâu! Bạn chỉ cần biết đúng quá trình để thực hiện là được. Với tiêu đề thì bạn hãy giữ độ dài tiêu đề đừng vượt quá con số 60 từ, nhớ đính kèm thêm tên liên lạc trong công việc của bạn. Ví dụ như với giả thuyết quán phở của chúng ta khi nãy thì Tiêu đề nên nhìn như sau: Phở ngon tuyệt vời! Phở bí kíp gia truyền! TPHCM. Còn với lời giới thiệu thì bạn hãy viết vào khoảng 160 từ và hãy miêu tả content của website bạn nghe sao cho thật cuốn hút và hấp dẫn. Hãy nhớ kĩ: Những dòng văn bản ngắn này chính là thang máy pitch của bạn với Google – cho nên hãy đầu tư thời gian và đừng có lười biếng chậm trễ.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Sự lười biếng sẽ gây ảnh hưởng xấu

Chọc giận công cụ tìm kiếm

Trong khái niệm làm SEO, một trong những yêu cầu đầu tiên chính là “không được quyền chặn công cụ tìm kiếm”. Nếu mục tiêu của bạn là được người dùng tìm thấy trên mạng thì bạn rất có thể đang chọc giận Googlebot với việc chặn không cho Googlebot vào website của bạn.

Việc này có nghĩa là sao?

Để có thể khiến website bạn xuất hiện trong bảng kết quả thì website bạn cần phải được robot công cụ tìm kiếm crawl và index. Để sau đó khi có ai đó “google” thứ gì thì công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm được một danh sách tập trung các trang được sàng lọc khỏi những website được lưu. Quá trình index có thể tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là khi website bạn là website mới.

Nhưng đừng vội buồn bực bởi vì vẫn có nhiều cách bạn có thể sử dụng để khiến Google index website bạn một cách nhanh hơn như là cho kiểm tra website của bạn bằng Google Search Console, và sau đó submit một sitemap tới Google. Bạn hãy nhớ kĩ: Index chỉ là bước đầu tiên trong quá trình điều chỉnh phát triển website. Việc bạn được “lưu” bởi Google không có nghĩa rằng website bạn sẽ tự nhiên xuất hiện trong một vị trí tốt nhất trong bảng kết quả.

SEO là một quá trình đòi hỏi thời gian, và chắc chắn không thể chỉ sau một đêm mà bạn có thể thành công. Nhưng chúng tôi có thể chắc chắn một điều rằng, nếu như bạn vẫn luôn chăm chỉ và kiên trì phát triển website của bạn và thường xuyên đăng tải bài viết thì bạn sẽ từ từ một cách vững chãi leo lên vị trí dẫn đầu trong bảng kết quả tìm kiếm.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Đừng nên chặn công cụ tìm kiếm khỏi việc index và crawl website bạn

Niềm kiêu hãnh URL

Mặc dù việc khoe khoang là không tốt nhưng mà URL cần phải càng dễ dàng nhận dạng được thì càng tốt. Bạn sẽ muốn thu hút sự chú ý tới website của bạn, nhưng cần phải né tránh bất kì kí tự là nào (#?*&%) mà có thể gây hại tới bạn. Bạn hãy thử nghĩ đi: bạn sẽ không bao giờ đi tới một buổi họp mà lại ăn mặc lòe loẹt, màu mè đúng không? URL của bạn cũng cần phải như vậy.

URL của bạn cũng cần phải gọn gàng, chuyên nghiệp và và tươm tất như khi bạn đi họp vậy.

Lý do để làm vậy là gì?

Việc có một URL không hấp dẫn thu hút trong trang kết quả tìm kiếm có thể giảm cơ hội khách ghé thăm muốn ghé thăm website của bạn, ngoài ra còn là tín hiệu cho công cụ tìm kiếm nghĩ rằng bạn không phải là một kết quả tương quan với sự tìm kiếm.

Hãy nhớ kĩ: niềm kiêu hãnh của bạn là mối hại của Google. Khi bạn đã hoàn thành việc đó thì bạn chỉ cần phải lựa chọn được tên miền phù hợp nhất cho website của mình. Nếu như bạn đang hết sức nghiêm túc về việc kinh doanh và SEO thì chúng tôi khuyên bạn nên mua một tên miền được thiết kế riêng (ví dụ: tenwebsitecuaban.com).

Nhưng trước khi bạn bắt tay vào bước này thì hãy suy nghĩ xem bạn muốnd được gọi là gì trên Internet. Một mẹo nhỏ cho bạn chính là hãy thử đính kèm một từ khóa hoặc là một vài từ nói lên lĩnh vực chuyên ngành và tên kinh doanh của bạn. Chọn được một tên miền phù hợp là một bước quan trọng trong SEO để từ đó thúc đẩy SEO của bạn lên thiên đường Google, cho nên hãy chắc chắn bạn phải làm bước này sao cho đúng. Xem thêm 7 giải pháp tốt nhất khi từ khóa bị tụt hạng trong seo.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Niềm kiêu hãnh của bạn là mối nguy hại của Google

Ghen tị với thiết bị di động

Đúng là phải công nhận rằng khi việc không có phiên bản di động cho website sẽ khiến Google khó lòng mà thương yêu gì bạn. Nhưng bạn cứ hãy nghĩ tới sự khó chịu của những người ghé thăm website của bạn và phát hiện ra họ phải bấm nút phóng to để có thể nhìn hình ảnh trong trang, hoặc thậm chí họ còn không thể nhấn được vào link dẫn.

Từ đó mà chuyện họ bỏ ra khỏi website của bạn chỉ sau vài phút đầu tiên thì cũng không có gì lạ, và đây là một việc rất xấu cho cách seo web của bạn. Hơn 50% thao tác tìm kiếm trên Google đều là của những người sử dụng thiết bị di động. Bạn chắc chắn cũng không muốn mọi người có một trải nghiệm không tốt đẹp khi ở trong website của bạn rồi. Đặc biệt là từ khi thuật toán Mobilegeddon của Google ra đời thì Google lại càng yêu thích và ưu tiên cho những website có phiên bản di động cũng như thưởng cho những website đó bằng các vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm trong điện thoại và máy tính bảng.

Chúng ta giờ đây đều biết tới sự quan trọng trong việc có một website được thiết kế cho thiết bị di động là ra sao. Chính vì vậy hãy điều chỉnh phát triển website của bạn sao cho nó thân thiện với website và bạn sẽ nhìn thấy được việc này thúc đẩy thứ hạng website của bạn ra sao.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Thay vì ghen tị với thì hãy tạo ngay một phiên bản di động để nhận được ưu tiên từ Google

Tham lam hình ảnh

“Tôi từng một lần lạc lối nhưng nay tôi đã được tìm thấy, từng mù lòa nhưng bây giờ đã có thể nhìn thấy mọi thứ.” Hình ảnh là một cách cung cấp tới khách ghé thăm webiste bạn một thứ gì đó có thể khiến họ thỏa mắt khi lướt xuống website của bạn. Nhưng có một vấn đề nhỏ: Công cụ tìm kiếm lại không thể nhìn thấy hình ảnh của bạn.

Đó là lý do vì sao bạn cần phải thật hào phóng với lời miêu tả hình ảnh và đảm bảo rằng bạn có gắn kèm “alt text” vào từng hình của bạn. Alt text chính là một đoạn nội dung miêu tả mà bạn viết cho hình ảnh của bạn.

Alt text được thiết kế với mục đích ban đầu là để cho những người suy yếu về khả năng nhận diện hình ảnh có thể hiểu được các hình ảnh mà họ nhìn thấy khi họ lướt trong website của bạn. Nhưng từ từ Alt text đã trở thành một công cụ nói cho Googlebot hiểu được những gì đang được hiển thị trên màn hình của bạn là gì. Như là một hành động tỏ lòng biết ơn thì bạn sẽ được Google thưởng cho một SEO tốt hơn, đối với website của bạn trong kết quả tìm kiếm và với từng hình ảnh của bạn có trong Google Images. Chính vì vậy đừng có là một kẻ tham lam giấu hết thông tin, hãy chia sẻ lời miêu tả của bạn tới thế toàn thế giới đi!

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Đừng tham lam giữ riêng thông tin hình ảnh cho riêng mình

“Thèm khát” content

Chúng ta đều có thể đã từng phạm phải lỗi này một lần trong đời – cho dù đó có thể một dự án về nhà hoặc là CV xin việc làm thì chúng ta cũng từng nhìn ngó những nội dung của người khác để thêm thắt vào đồ của chúng. Thế nhưng đối với website thì việc thèm khát content của người khác không phải là cách bạn có thể sử dụng để có thể đi tới thành công. Việc này có thể rất khó để cưỡng lại, nhưng bạn chắc chắn phải tự mình tạo ra nội dung cho bản thân, bởi vì sao chép nội dung sẽ khiến bạn gặp rắc rối lớn với Google.

Tại sao đây lại là lỗi?

Nếu như công cụ tìm kiếm bắt gặp một nội dung sao chép thì công cụ sẽ không biết đâu là nội dung mà họ nên index trong database của họ, hoặc nên xếp hạng cho nội dung nào trong bảng kết quả. Việc này có thể tạo ra sự lộn xộn rất lớn và gia tăng cơ hội thứ hạng của bạn càng ngày càng bị đẩy thấp xuống, Cách tốt nhất để vượt qua chuyện này chính là tạo ra những content tự nhiên, mới mẻ và có giá trị để giữ chân những người ghé thăm website của bạn cũng như khiến cho công cụ tìm kiếm hài lòng: Giờ hãy cùng nói tới các yếu tố làm nên content hiệu quả:

  • Tự nhiên  - là content liên quan tới chủ để website cua bạn và sẽ kết nối tới website của bạn một cách hết sức tự nhiên.
  • Mới mẻ - là content thường xuyên được cập nhật trong phạm vi chủ đề của website.
  • Có giá trị - là content cung cấp được thông tin độc đáo và liên quan tới người đọc.

Hãy sử dụng ba thành phần tvà bạn sẽ tạo ra được một hỗn hợp content khiến cho Google cũng như khán giả phải thường xuyên quay lại website. Mẹo nhỏ: Bạn có một phần content cũ cần được làm mới? Để tránh việc trùng lặp nội dung thì hãy nhớ đính kèm một 301 redirect từ bài viết cũ tới bài viết mới của bạn.

7 lỗi SEO có thể giết chết website của bạn

Đừng nên thèm khát content của người khác mà hãy tự mình tạo ra content độc đáo

Tổng kết

Vừa rồi là bảy lỗi mà bạn sẽ có thể phạm phải và gây ảnh hưởng xấu tới không chỉ website mà còn là SEO của bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như nhận ra lỗi và tìm được cách khắc phục càng sớm càng tốt. Xem thêm tối ưu hóa website seo.

Quy trình SEO website chuẩn

Năm 2013 tôi từng chia sẻ với cộng đồng SEO Việt Nam về quy trình SEO tổng quan mà tôi đã áp dụng. Đến thời điểm hiện tại quy trình này đã có những điểm không còn phù hợp với các thuật toán của Google.

Tại bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà tôi thường chia sẻ tới các bạn học viên tại khóa đào tạo SEO của tôi và có những kết quả rất khả quan từ các học viên.

Vì vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà Chúng tôi đang áp dụng rất hiệu quả trong năm nay. Nào bây giờ bạn hãy bắt đầu nhé!

Bước 1: Xây dựng bộ từ khóa SEO

Tôi thường bắt đầu một dự án SEO bằng cách nghiên cứu từ khóa, bởi các hoạt động của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đều xoay quanh các từ khóa.

Nếu chọn lựa sai từ khóa, bạn có thể sẽ chọn nhầm những từ khóa có độ cạnh tranh cao và đối thủ quá mạnh không phù hợp nên ở thời điểm hiện tại bạn không đủ khả năng cạnh tranh. Hoặc đôi lúc bạn lại chọn lựa những từ khóa có quá ít lượt tìm kiếm, điều này cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng tiêu tốn khá nhiều nguồn lực của bạn.

Để tìm từ khóa SEO, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết của mình về ngành nghề hoặc sản phẩm muốn làm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google autocomplete (tại Việt Nam mọi người hay gọi là Google Suggest) để nhận được những gợi ý về từ khóa liên quan.

Bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của Google và Google sẽ trả về danh sách các từ khóa liên quan (xem ảnh dưới đây)

Những từ khóa được gợi ý thường là những từ khóa tuyệt vời bởi đây là những từ khóa do người dùng tìm kiếm và được gợi ý từ chính Google.

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra ở phía cuối trang kết quả tìm kiếm để thấy phần các tìm kiếm liên quan và có thể tham khảo tiếp những từ khóa gợi ý khác

Thông thường bạn sẽ nhận được thêm rất nhiều từ khóa mới và các từ khóa này có xu hướng là những từ khóa dài hơn, và có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn.

Tuy nhiên các từ khóa dài này lại có lưu lượng tìm kiếm khá thấp và vì vậy bạn có thể SEO lên TOP nhanh hơn.

Nếu bạn muốn kiểm tra lưu lượng tìm kiếm và xác định mức độ cạnh tranh của các từ khóa đó, bạn có thể sử dụng các công cụ dưới đây:

  • Google Keywords Planner
  • Keywordtool
  • Ubersuggest
  • SEMrush

Bạn hãy cố gắng tìm kiếm và lựa chọn một số từ khóa liên quan và tiếp tục đến bước thứ 2.

Bước 2: Phân tích 10 kết quả trên trang nhất Google

Bạn đã có một số từ khóa từ bước 1, bây giờ là lúc bạn có thể nhập các từ khóa đó lên thanh tìm kiếm của Google và hãy bắt đầu nghiên cứu 10 kết quả đầu tiên trên SERP.

Ví dụ như ảnh trên, tôi đã thực hiện truy vấn kế hoạch seo và nhận thấy các website trả về khá nhiều chủ đề khác nhau. Nhưng nổi bật nhất vẫn là một số bài viết được biên tập theo hướng danh sách/các bước lập kế hoạch SEO.

Để hiểu sâu hơn về những nội dung mà đối thủ đang cung cấp, tôi tiếp tục truy cập vào các kết quả để đọc kỹ các nội dung từng bài. Sau khi đọc kỹ tôi đã phần nào nhận thấy chủ đề kế hoạch SEO này đã có những thông tin gì được nhắc tới và cũng nhận ra còn có những thông tin nào đó mà tôi có thể chia sẻ tốt hơn.

Đến bước này tôi đã có thể viết bài nhưng để chắc mình đang biên tập một nội dung chất lượng tôi đã tiếp tục chuyển sang bước 3.

Bước 3: Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Ý định tìm kiếm (Search intent) từ lâu đã trở thành một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google. Để SEO thành công trong những năm tiếp theo chắc chắn bạn không thể không tìm hiểu về khái niệm này.

Bạn hãy hình dung trước đây những người quản lý trang web thường dành thời gian để viết rất nhiều nội dung để tương ứng với những từ khóa cần SEO. Phương thức này thực ra cũng rất hiệu quả, tuy nhiên nó cũng kèm theo những rủi ro nhất định như:

Có quá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề trong khi chủ đề đó gần như không có nhiều sự thay đổi. Từ đây xuất hiện sự trùng lặp về nội dung trên trang web của họ.

Mặc dù những người quản lý website cũng cố gắng thực hiện các kỹ thuật như tối ưu liên kết nội bộ, hoặc sử dụng các thẻ canonical cho những bài viết đó tuy nhiên vẫn không thể giúp website chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng của Google.

Về cơ bản người dùng có một số ý định tìm kiếm sau:

  • Tìm kiếm thông tin
  • Tìm kiếm mua hàng
  • Tìm kiếm điều hướng

Bằng việc thấu hiểu ý định chính xác mà người dùng đang mong muốn, bạn có thể tạo ra được những nội dung tuyệt vời.

Bước 4: Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Nội dung luôn luôn là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào. Khi nói tới sáng tạo nội dung chất lượng bạn có thể chọn cách xây dựng sau:

  • Nội dung nổi bật hơn
  • Nội dung khác biệt

Tạo ra nội dung nổi bật hơn

Tất cả những gì bạn cần làm là hãy làm cho nội dung của bạn tốt hơn nhiều lần so với đang có sẵn.

Ví dụ: Giả sử bạn cần SEO từ khóa: “cách tối ưu thẻ tiêu đề“, và trên kết quả tìm kiếm đều đang có khoảng 10-15 cách tối ưu. Nên nếu lúc này bạn tạo bài viết với khoảng 20 hay 30 cách tối ưu thì có vẻ như không có gì nổi bật hơn. Và chắc chắn để có vị trí cao bạn cần thực hiện nhiều cách làm SEO khác mới có thể đẩy TOP từ khóa này.

Vì vậy để làm nổi bật hơn bạn có thể tạo ra bài viết với hàng trăm cách để tối ưu tiêu đề. Nếu làm được như vậy chắc chắn bạn sẽ tạo ra được một nội dung cực kỳ nổi bật.

Hoặc cách khác, bạn có thể vẫn tạo ra danh sách 20 cách tối ưu tiêu đề nhưng là tập hợp của 20 chuyên gia hàng đầu. Những cách viết như này chắc chắn sẽ giúp bạn có nội dung nổi bật hơn so với đối thủ hiện tại.

Tạo ra nội dung khác biệt

Hãy nhớ rằng chúng ta luôn luôn mong muốn nhận được những thông tin mới hơn và tốt hơn những gì đã có. Và Google chắc chắn cũng vậy, nếu bạn có thể tạo ra những nội dung tốt hơn và hoàn toàn khác với những gì đang có sẵn chắc chắn bạn có thể chiếm vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm.

Tôi cũng có thể SEO từ khóa này với chủ đề về mẫu kế hoạch SEO bởi đây cũng là ý định tìm kiếm mà người dùng khá quan tâm. Tuy nhiên trong thời điểm trước đấy tôi thấy rằng chỉ cần cung cấp nội dung như vậy là đã đủ để xếp hạng tốt.

Tất nhiên để khác biệt tôi cũng có thể tạo bài viết với chủ đề về kế hoạch SEO 6 tháng – 12 tháng, hoặc kế hoạch SEO tổng thể hoặc kế hoạch SEO cho từng lĩnh vực khác nhau,

Cuối cùng tôi đã chọn một chủ đề chất lượng mang tính tổng quan nhất.

Cụ thể với ví dụ về truy vấn lập kế hoạch SEO tôi đã tạo ra bài viết: “Lập kế hoạch SEO: Cẩm nang từ A – Z” bài viết với hơn 14 bước thực hiện.

Và như các bạn thấy, hiện tại bài viết của tôi vẫn chiếm vị trí TOP1 trên Google với truy vấn liên quan tới kế hoạch SEO và trong Search Console thống kê thì tỉ lệ nhấp của bài viết này của tôi cũng khá tốt.

Trong tương lai, có thể tôi sẽ cập nhật thêm những nội dung về file mẫu kế hoạch SEO hay các kế hoạch SEO theo từng giai đoạn 1 – 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng… Chắc chắn với cách tổ chức nội dung như vậy tôi đã tạo ra được một nội dung vượt trội hơn tất cả những nội dung hiện có.

Bước 5: Tối ưu hóa On-page

On-page SEO là bước vô cùng quan trọng để tối ưu hóa nội dung cũng như từ khóa cần SEO.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO onpage bạn có thể tham khảo chủ đề này trên Chúng tôi Academy hoặc tham khảo video dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Tối ưu liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là những liên kết qua lại trong website của bạn, việc tạo ra các liên kết trong bài viết sẽ giúp Googlebot lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang trên website của bạn.

Trong hướng dẫn quản trị trang web Google cũng khuyên chúng ta nên sử dụng các liên kết nội bộ để tối ưu SEO được tốt hơn.

Trong quá trình tối ưu liên kết nội bộ hãy lưu ý tới cách đặt anchor text sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Việc tối ưu các anchor text phù hợp với ngữ cảnh sẽ giúp người dùng dễ nhấp vào các liên kết đó hơn và Google sẽ nhận ra bạn đang tạo ra một trang web chứa những thông tin thực sự hữu ích.

Tối ưu đường dẫn URL ngắn và chứa từ khóa

Ngay từ những ngày đầu tiên làm SEO, tôi đã để ý Google có vẻ như rất thích các đường dẫn ngắn. Cụ thể như độ dài của các đường dẫn trên Blogspot thường có số lượng ký tự dưới 70.

Hay Google cũng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về tối ưu Breadcrumb dành cho người phát triển trang web để tối ưu hiển thị URL trên kết quả tìm kiếm.

Tối ưu từ khóa ngữ nghĩa

Một trong những kỹ thuật quan trọng của SEO onpage là tối ưu từ khóa ngữ nghĩa. Tại một bài viết khác tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn về từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keyword).

Một trong những cách để tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa sáng tạo và thông minh đó là sử dụng công cụ Google.

Đầu tiên bạn có thể nhập từ khóa và tìm kiếm trên Google bình thường, sau đó bạn cuộn xuống và xem các từ khóa ở phần cụm từ tìm kiếm liên quan

Hoặc bạn có thể thực hiện một truy vấn trên Google hình ảnh và xem các cụm từ Google gợi ý có liên quan tới chủ đề bạn đang muốn SEO không? Lưu ý rằng cách tìm kiếm này đôi lúc không hiệu quả.

Sau khi tìm được các từ khóa liên quan, bạn hãy khéo léo nhắc tới chúng trong bài viết thay vì chỉ tập trung vào 1 từ khóa duy nhất. Điều này sẽ giúp Google hiểu rõ chủ đề bạn đang muốn nói tới và gia tăng khả năng lên TOP cho website của bạn.

Tối ưu dữ liệu có cấu trúc

Ngày nay Google khá ưu tiên hiển thị những nội dung hữu ích, bạn có thể nhận thấy rất nhiều nội dung có những định dạng hiển thị đẹp và bắt mắt. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và tối ưu nội dung của bạn chuẩn theo những yêu cầu kỹ thuật của Google. Rất có thể bạn sẽ có cơ hội có được những kết quả tuyệt vời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu ngay, bạn có thể tham khảo các nội dung về dữ liệu có cấu trúc tại blog của Google. Về kỹ thuật tối ưu dữ liệu có cấu trúc này tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn tại một bài viết khác.

Bước 6: Làm đẹp bài viết

Một nội dung có thiết kế kém bắt mắt sẽ rất khó tạo thiện cảm đối với người đọc. Bạn tưởng tượng khi truy cập vào một trang web và thấy một nội dung toàn chữ và có định dạng rất khó đọc.

Đó là lý do tại sao tôi dành rất nhiều thời gian để tối ưu lại trang web và trình bày bài viết thật bắt mắt với những hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng.

Sử dụng ảnh chụp màn hình

Bạn có thể nhận thấy tôi thường sử dụng khá nhiều ảnh chụp màn hình cho mỗi bài viết. Tuy nhiên tôi không chỉ sử dụng ảnh chụp màn hình chỉ để minh họa cho nội dung đang trình bày.

Tôi cố gắng sử dụng ảnh màn hình để giúp người đọc có thể hiểu rõ các bước cần thực hiện cụ thể.

Sử dụng biểu đồ trực quan

Giống như bài viết này nếu như phần quy trình với 8 bước tôi chỉ liệt kê theo dạng danh sách các bạn vẫn có thể nhớ tốt, tuy nhiên khi tôi đưa vào thành một hình ảnh cụ thể thì các bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ và dễ hiểu hơn.

Sử dụng code làm nổi bật nội dung

Như các bạn thấy trong các bài viết của tôi thường có những đoạn quote hoặc những đoạn hướng dẫn được bôi màu nền. Điều này giúp ích rất nhiều cho những phần nội dung không có hình ảnh. Việc tạo sự nổi bật trong cách trình bày nội dung cũng giúp người đọc dễ theo dõi hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập vào website của bạn.

Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng

Nếu có thể bạn hãy đầu tư 1 chút thiết kế cho các hình ảnh minh họa của mình, Google rất thích những hình ảnh độc đáo và người dùng cũng vậy. Tôi nhận thấy có rất nhiều người thường xuyên sử dụng các hình ảnh do tôi thiết kế để tái sử dụng lại cho website của họ. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh đó thật sự có giá trị và hữu ích nên họ mới sao chép.

Một bài viết có chứa các hình ảnh bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp người đọc ở lại trên trang lâu hơn và điều này sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá tốt hơn.

Bước 7: Tối ưu Offpage SEO

Sau khi đã hoàn thiện nội dung, tối ưu Onpage thì đây là lúc bạn cần thực hiện các chiến dịch SEO Offpage để giúp cải thiện E-A-T cho website. Ví dụ như tích cực quảng bá và xây dựng các backlink trỏ về trang nội dung cần SEO.

Ngoài những cách quảng bá bài viết cơ bản như tự chia sẻ lên mạng xã hội hay viết bài giới thiệu trên các blog khác. Bạn có thể thực hiện một trong số những chiến lược Offpage dưới đây để tối ưu cho trang web của mình.

Bạn có thể sử dụng Ahrefs để nghiên cứu hồ sơ backlink của đối thủ và từ đó lên kế hoạch để có được những liên kết chất lượng tương tự

Tại đây bạn sẽ nhìn thấy số lượng tên miền đang trỏ link về website của đối thủ và tổng số Backlink họ đang nhận được. Chỉ cần nhấp chuột vào bạn có thể xem chi tiết từng backlink và có thể xây dựng kế hoạch link building dựa trên những thông tin này.

Gửi email tới các trang web khác và đề nghị chèn link tới website của bạn

Bạn đã tạo ra một nội dung chất lượng, chắc chắn có rất nhiều bài viết khác có sự liên quan đến bài viết của bạn. Hãy soạn sẵn một số email để liên hệ với các Admin của các trang web đó hoặc bằng cách nào đó liên hệ với họ. Và gửi cho họ một lời đề nghị trỏ link tới bạn.

Lưu ý hãy soạn thêm cả phần nội dung mà bạn muốn họ điền thêm vào trong nội dung cũ của họ. Bởi việc đó sẽ giúp họ ra quyết định nhanh hơn khi chỉ cần copy và dán đoạn nội dung đã được chuẩn bị sẵn.

Tìm những liên kết lỗi trên website của người khác

Có những website có những liên kết không còn tồn tại có liên quan đến bạn, bạn hãy liên hệ với người quản lý web và cung cấp cho họ nội dung thay thế. Bằng cách này bạn có thể tạo thêm được mối quan hệ tốt và kết nối với họ.

Bước 8: Cải thiện hiệu quả và duy trì

Hãy cố gắng tạo ra những nội dung có giá trị lâu dài và xóa bớt những nội dung đã lỗi thời. Việc làm này giúp Googlebot không phải tốn công thu thập những dữ liệu đã không còn giá trị mà còn giúp người dùng luôn tìm thấy những thông tin thực sự bổ ích ở trên website của bạn.

Tôi đề xuất một số kỹ thuật cải thiện hiệu quả website bạn có thể áp dụng

Xóa những bài viết ít giá trị

Website Chúng tôi của tôi trước đây có phần danh mục Lịch khai giảng với hơn 70 bài viết nhưng các bài viết này có nội dung tương tự nhau và nhận thấy có sự trùng lặp về thông tin nên mới đây tôi đã quyết định xóa toàn bộ danh mục này và chỉ sử dụng 1 bài viết giới thiệu lịch khai giảng mới nhất.

Điều chỉnh lại những bài viết trùng lặp

Trên website của tôi có khá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề, điều này không mang lại hiệu quả và giá trị cho người đọc bởi sự phân tán về nội dung. Để khắc phục tình trạng này tôi sẽ gộp các bài viết có thông tin giống nhau vào chung 1 bài và thực hiện tối ưu SEO copywriting cho bài viết đó.

Làm mới nội dung hiện tại

Các bài viết của tôi đã tồn tại từ rất lâu nên có nhiều thông tin đã lỗi thời, ngay khi phát hiện ra điều này tôi đã thực hiện rất nhiều chỉnh sửa. Tôi cập nhật thêm các nội dung mới hơn, hữu ích hơn và xóa đi những phần nội dung không còn đúng nữa.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12771) - LikeAction (12971) - WriteAction (900)