Viết tiêu đề hấp dẫn, gây tò mò, Tối ưu thẻ thẻ meta description, Sử dụng Google Rich Snippets, Hiển thị Breadcrumb trên Google Search, Hiển thị avatar trên Google với Google Authorship, Hiển thị Sitelinks, Tối ưu hóa Google Instant Preview. Là những yếu tố quan trong để nâng cao tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết web của bạn.
Click Through Rate (CTR) trên Google Search nghĩa là tỷ lệ nhấp vào link so với tần suất hiển thị và tất nhiên nó sẽ biểu diễn dưới đơn vị phần trăm. CTR được mình nhắc đến trong bài 7 bí mật của Google Panda như một cách nói lên tầm quan trọng của nó trong việc cải thiện thứ hạng trên máy tìm kiếm cũng như tăng giá trị cho một từ khóa mà bạn đang giữ top, đồng thời CTR sẽ giúp bạn tăng Sitelinks rất hiệu quả.
Vị trí của website bạn càng cao trên kết quả tìm kiếm thì tỷ lệ CTR cũng càng cao, nhưng đôi khi vị trí website lại không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR mà sẽ phụ thuộc khá nhiều về những thành phần khác như Title, Meta Descriptions, Rich Snippets..v..v..và đối với những người tìm kiếm có kinh nghiệm thì họ sẽ phải e dè khi click vào một số website mang vài yếu tố không thu hút mà sẽ chọn những website phù hợp hơn, vậy phù hợp ở đây là như thế nào?
Trong bài viết này mình sẽ cho bạn thấy 7 cách để có thể thu hút lượt click trên máy tìm kiếm, hoặc có thể nói làcách tăng CTR cho từ khóa.
Breadcrumb (thanh điều hướng) có tác dụng cho người dùng biết nội dung mình đang xem thuộc phần nào của website bằng việc hiển thị một thanh chỉ dẫn và liên kết các chuyên mục lại với nhau. Chức năng này thông thường đều có trong các blog/website chuyên nghiệp và hiện nay Google có thể hiển thị nó ra ngoài kết quả tìm kiếm thay vì hiển thị một đoạn link thông thường.
Để hiển thị được Breadcrumb trên máy tìm kiếm thì bạn cần thêm các thông tin khai báo Breadcrumb bằng các dữ liệu vĩ mô (Microdata) hoặc định dạng RDFa để các máy tìm kiếm có thể hiểu được đâu là breadcrumb để hiển thị nó lên kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn sử dụng WordPress thì có thể dùng plugin RDFa Breadcrumb để hiển thị một thanh điều hướng bằng dữ liệu định dạng RDFa. Hoặc nếu bạn muốn chèn thủ công thì có thể tham khảo cấu trúc RDFa và Microdata Breadcrumb.
Chức năng Instant Preview trên Google cho phép người dùng có thể xem qua hình ảnh chụp của nội dung trên một kết quả tìm kiếm nào đó ở Google. Nhưng thật không may cho các website sử dụng flash bởi Google sẽ chụp ảnh vào bất kỳ thời gian nào nên đôi khi ảnh chụp bỗng dưng xấu xí đến mức khó hiểu do các hiệu ứng chuyển động do flash gây ra.
Vì vậy nếu website bạn có nhiều banner flash thường xuyên chuyển động thì hãy hạn chế nó. Ngoài ra nếu bạn có sử dụng các popup thì đôi khi cũng làm xấu ảnh chụp, nó giống như tình cảnh éo le mà mình đang gặp.
Hơn nữa, nếu bạn sở hữu một giao diện đẹp thì người dùng sẽ rất thú vị để được chiêm ngưỡng nó trực tiếp trên blog của bạn thay vì nhìn qua ảnh chụp.
Bằng cách hiển thị avatar phù hợp trên các kết quả tìm kiếm, người dùng sẽ hiểu đây là một website đúng đắn và nội dung có chất lượng nên sẽ chủ động click vào, đồng thời cũng tăng sự chú ý giữa bạn với các kết quả tìm kiếm khác không hỗ trợ hiển thị avatar. Bạn có thể xem hướng dẫn làm hiển thị avatar trên Google ở phần cuối bài này.
Nhiều xu hướng SEO phổ biến đã tồn tại hàng năm qua đó là tối ưu thẻ title quá mức để họ đạt thứ hạng cao hơn. Nhưng thật đáng tiếc là nếu chúng ta làm như vậy sẽ vô tình làm giảm hiệu suất người dùng nhấp vào trên các kết quả tìm kiếm vì nhìn tiêu đề giống như chúng ta đang spam từ khóa hơn là tối ưu, hoặc các từ khóa đó không phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Hầu hết những người sử dụng có kinh nghiệm đều tránh click vào các trang mang tiêu đề như vậy và họ thất thoát rất nhiều CTR mặc dù chiếm thứ hạng cao. Để cải thiện điều này, các bạn nên đặt title với số lượng từ khóa vừa đủ (từ 60 đến 70 ký tự) và tốt nhất là nó là một câu hoàn chỉnh. Nếu các bạn lo tiêu đề này có thứ hạng thấp thì hãy chuyển từ khóa trọng tâm lên đầu tiên và đặt những từ khóa phụ thu hút ở đằng sau.
Kể từ khi Rich Snippets ra đời và được Google ứng dụng vào cỗ máy tìm kiếm của mình, nhiều chuyên gia SEO và Marketing đã chọn nó như một công cụ đắc lực để tăng lượt click vào trên kết quả tìm kiếm nhờ cách hiển thị những thông tin đặc biệt và không kém phần đẹp mắt. Ví dụ nếu bạn viết bài giới thiệu ứng dụng, phần mềm thì nên sử dụng Software Applications Rich Snippets, khi viết bài Review sản phẩm thì không thể thiếu Rating Rich Snippets và Review Rich Snippets..v..v…
Sitelinks là những liên kết bổ sung vào kết quả chính của kết quả chính trên một số từ khóa nhất định và nó giúp người dùng dễ dàng điều hướng nội dung hoặc gợi ý những nội dung liên quan.
Thông thường sitelinks chỉ xuất hiện trên những blog/website có uy tín, nguồn đáng tin cậy. Nhưng hiện tại ở Việt Nam thì việc hiển thị sitelink trên các từ khóa lẻ là khá hiếm mà chỉ xuất hiện trên những từ khóa trùng với tên miền hoặc chỉ xuất hiện khi gõ toàn bộ tên miền vào truy vấn tìm kiếm.
Ở thời điểm viết bài này mình chưa có bài viết nào nói qua về sitelinks và cách tối ưu hóa nó, tuy nhiên bạn có thể tham gia thảo luận tại bài viết Thach Pham Blog đã có sitelinks?
Thẻ meta có chức năng viết mô tả thêm cho nội dung trong trang mà thẻ tiêu đề không thể diễn tả hết được với giới hạn 70 ký tự trên Google Search. Thế nhưng có nhiều người lại dùng nó như một cách spam thêm từ khóa trọng tâm vì họ lo rằng spam ở title là chưa đủ . Vì thế tốt nhất là bạn nên viết nội dung cho thẻ description theo những tiêu chí dưới đây:
Hay nói một cách khác, các bạn nên viết thế nào mà có thể “Call to action” khi người dùng nhìn vào nó.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.