Mỗi năm, các nhà marketing dành ra từ 20-30% ngân quỹ của họ vào Event Marketing. Theo báo cáo của Gartner thì đây là một trong bốn lĩnh vực tiêu thụ nhiều nhất – trên cả mạng xã hội, custormer intelligence (CI) và Email marketing. Trong giữa những sự kiện tài trợ, buổi nghiên cứu, và các sự kiện của công ty thì đây có thể là một cách hay để tìm những khách hàng tiềm năng mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo dựng những buổi họp face-to-face.
Nhưng khi có khoảng 67% các nhà marketing B2B nói rằng Event Marketing là chiến thuật hiệu quả nhất của họ thì các nhà tổ chức đang phải vất vả để tận dụng những buổi sự kiện đầu tư rất lớn.
Thực tế mà nói, có nhiều công ty đang tập trung lại vào việc tìm hiểu cách tận dụng được các sự tài trợ sự kiện vào không chỉ là các buổi sự kiện không thôi.
Nếu như biết cách thì những sự kiện này có thể đạt được hiệu quả vô cùng cao và đóng vai trò như là một bệ phóng để xây dựng mặt bằng cho Marketing content và tỷ lệ chuyển đổi doanh thu trong tương lai.
Nếu như bạn đang chưa biết phải tối đa hóa việc chi event marketing của mình, thì bài viết này sẽ giúp bạn.
Tận dụng tối đa ngân quỹ cho Event Marketing của bạn
Việc này nghe có vẻ hết sức dĩ nhiên và không cần được nói tới. Nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được có rất nhiều nhà marketing bắt đầu lập kế hoạch tổ chức sự kiện nhưng lại không thực sự hiểu được họ muốn đạt được sau buổi sự kiện này, cũng như họ không biết sự kiện ảnh hưởng tới bản lề marketing và mục tiêu của tổ chức ra sao.
Trước khi bạn bắt đầu nghĩ gì về tổ chức sự kiện thì bạn trước tiên phải quyết định được nguyên nhân vì đâu mà bạn muốn tổ chức hoặc tham gia vào một sự kiện. Việc này sẽ đảm bảo bạn có một tiêu chuẩn để đánh giá độ hiệu quả của sự tham gia của bạn sau buổi sự kiện.
Cho dù bạn có đang tự mình tổ chức hoặc đang tài tợ một buổi diễn thì hãy biết rằng những người tham dự tới đó đều mong muốn học hỏi được gì đó. Họ không đăng kí tới sự kiện để nghe quảng cáo doanh thu. Hãy nghiên cứu đề tài thảo luận và quyết định xem đâu sẽ là cách công ty bạn bổ sung giá trị vào tỷ lệ chuyển đổi.
Đính kèm doanh thu để nhấn mạnh thông điệp. Nhưng cũng đừng quên rằng khách hàng của bạn cũng cần nghe một câu chuyện đồng nhất từ tổ chức của bạn – một câu chuyện giải thích vì sao họ nên chọn tương tác với công ty bạn.
Một trong những khía cạnh cần thiết để có được một sự kiện chính là việc có được một chiến thuật content có thể mang về giá trị tới khách hàng của bạn nhằm thu hút họ quay lại với bạn lần này qua lần khác. Chia nhỏ chiến dịch content cho sự kiện của bạn thành nhiều bước nhỏ.
Mặc dù việc này không thể hoàn thành một sáng một chiều được, nhưng khi bạn đã hoàn thành bước này bạn sẽ có thể chuẩn bị tốt hơn với việc có đúng content trong suốt dòng sự kiện. Sau đây là hướng dẫn để bạn có thể tạo ra một chiến dịch content cho từng bước của sự kiện.
Với những content thuộc kiểu lời mời hấp dẫn, miêu tả về đề tài thảo luận, một đoạn thuyết trình mẫu, một video về người phát biểu đại diện. một Landing Page được thiết kế riêng, v…v là những thứ có thể thu hút sự chú ý và quan tâm của những người tham dự tiềm năng của bạn.
Bạn sẽ cần phải phát triển tài liệu phát biểu cho bất kì chuyên mục mà bạn sẽ truyền tải. Nhưng cũng hãy nghĩ tới content bổ sung để giúp bạn trình bày về công ty từ góc nhìn của một người đứng đầu. Bạn nên có ít nhất một mẫu content có sẵn để giúp đỡ người dùng trong từng giai đoạn của Phễu event Marketing. Sau đây là một ví dụ về thể loại content nào sẽ giúp ích cho từng giai đoạn của sự kiện:
Một ngày sau khi sự kiện kết thúc chính là khoảng thời gian tốt nhất để giữ cho tỷ lệ chuyển đổi phát triển bằng cách cung cấp thêm các content có đính kèm giá trị như là –
Ngày nay, các buổi sự kiện cần phải có nhiều hơn chỉ là những buổi gặp mặt nhau. Đang có cả một ngành công nghệ hiện hành để giúp bạn tận dụng triệt để khoản chi Event Marketing của bạn. Một trong những lợi ích tốt nhất của việc sử dụng công nghệ trong chiến dịch Event Marketing của bạn chính là việc tương tác nhãn hàng vô cùng xuất chúng – mang lại hiệu quả rất cao với cái giá thấp hơn các kênh chính thống rất nhiều. Nhưng để mang về hiệu quả thì bạn cần phải có một chiến thuật thật chi tiết bao gồm từ những bước tiền tới hậu giao tiếp của hướng kĩ thuật số.
Phát triển một danh sách của những người tiềm năng bạn muốn gặp mặt tại sự kiệm, tiếp theo là tiếp cận và tự giới thiệu bản thân bạn. Hãy dùng mạng xã hội để tìm hiểu về từng cá nhân và xếp lịch hẹn để liên lạc trước khi sự kiện diễn ra. So với 88% các nhà marketing đang sử dụng mạng xã hội để quảng bá nhằm thu hút sự chú ý tới nhãn hàng của họ, thì chỉ có 54% đang áp dụng mạng xã hội như một phương thức để tiếp cận người tham gia.
Hãy giữ cho cuộc hội thoại được tiếp diễn bằng cách đăng tải những câu trích dẫn từ những người nổi tiếng, các số liệu, hình ảnh và những kiến thức đúc kết được từ sau buổi sự kiện. Nếu như bạn đang tài trợ cho một buổi hội thảo hoặc nhãn hàng lĩnh vực nào đó thì hãy sử dụng các hashtag thông dụng, đăng lại những bài viết/thông tin về buổi sự kiện và chia sẻ sự nhiệt huyết của bạn khi tham gia.
Không chỉ sử dụng với việc giao tiếp nhãn hàng; từ các buổi quảng bá sự kiện, các buổi đăng kí trước sự kiện cho tới việc theo dõi trước ROI của sự kiện – thì việc đầu tư đúng loại công nghệ có thể giúp mở ra ánh sáng tới những phần xám xịt không mấy khả quan đã là nỗi lo lắng của nhiều nhãn hàng cũng như nhà marketing.
80% người tổ chức sự kiện không theo đuổi các Leads của họ. Đây là một con số gây giật mình bởi vì phải kể tới việc các nhà marketing nói rằng việc giành lấy “Lead Generation” là một trong những mục tiêu hàng đầu khi tổ chức sự kiện. Nhưng việc theo đuổi không chỉ có thể thành công bằng việc Marketing tại chỗ không thôi.
Làm việc với đội sales để thiết kế một chương trình tiếp nối bao gồm cả hai điểm Marketing và doanh thu là chuyện hết sức quan trọng. Sales còn đóng vai trò quan trọng để chất lượng hóa các cá nhân tương tác với bạn tại sự kiện, Bạn nên chuẩn bị sẵn kế hoạch nối tiếp trước khi sự kiện xảy ra để cho địa chỉ email, điện thoại, và những chiến thuật gặp mặt được thiết kế để sẵn sàng lâm trận.
Theo một báo cáo gần đây, các nhà marketing đang đo lường thành công của sự kiện dựa trên sự có mặt, xếp sau đó là lợi nhuận thu về, sự tương tác từ người tham gia và số lượnng đăng kí. Khi mà những tờ giấy feedback thông thường chứa những câu hỏi như là “Đồ ăn như thế nào?” với lại “Buổi gặp mặt ra sao?” thì có những câu trả lời quan trọng hơn mà bạn nên cần tập trung tới.
Nhưng nếu như có một câu hỏi để đo lường hiệu quả độ thành công của một sự kiện, thì đó sẽ là câu – “Các mục tiêu của sự kiện có được truyền tải thành công không?” Bạn nên tập thói quen nhìn vào sự kiện của bạn từ luận điểm này.
Rồi sau đó hãy tập trung vào việc diễn thuyết gia có mang lại hiệu quả không, khán giả có thu về lợi ích gì sau khoảng thời gian của họ bỏ ra hay không và thông điệp có nhắm đúng mục tiêu hay không. Feedback bạn nhận được rất cần thiết để giúp bạn nhận định được những lỗi xuất hiện trong sự kiện và cung cấp một nền tảng vững mạnh hơn để xây dựng một sự kiện thành công hơn vào lần sau.
TỔNG KẾT
Những lợi ích mà Event Marketing mang lại là không thể chối cãi. Nhưng có rất nhiều tổ chức đã thức bại trong việc tận dụng những gì mà một sự kiện thành công có thể mang lại. Họ không thể quản lý được khoản chi sự kiện và phải gánh lấy hậu quả là mất liên lạc với những nền tảng cuối cũng như việc thu về các ROI quan trọng cũng tan tành.
Chính vì vậy, việc có một chiến thuật vững chắc không chỉ giúp bạn vượt qua những thử thách này mà còn tạo ra được những sự kiện tuyệt vời hơn trong tương lai.
Chúc bạn thành công! MARKETING NẮNG XANH chuyên tư vấn hỗ trợ thiết kế web du lịch chuẩn seo miễn phí