4 trụ cột trong tương lai của SEO

Đâu sẽ là tương lai của SEO mang đến cho chúng ta? Chuyên gia Pratik Dholakiya sẽ đưa ra những xu hướng giúp chúng ta định hình các hướng đi của SEO trong tương lai.

Mục lục

4 trụ cột trong tương lai của SEO

SEO đã bước những bước tiến dài từ tối ưu hóa onpage, xây dựng bascklink, sáng tạo ra các Content có liên quan. Khi mà Pratik Dholakiya đọc các bài blog về SEO, Pratik Dholakiya đã nận ra một xu hướng chắc chắn rằng: SEO đang ngày càng tiến về phía trước với các chiến lược tổng hợp bên cạnh các hình thức mới trong xây dựng link, hoặc là Content Marketing.

Một phần lớn trong thực hành SEO hiện nay là xây dựng thương hiệu và ảnh hưởng các truy vấn tìm kiếm, trái ngược hoàn toàn với việc bắt đầu với việc chứa đựng các từ khóa và sáng tạo nội dung liên quan đến chúng. Do đó, trong khi link, từ khóa, Content, tối ưu hóa site vẫn giữ vai trò nền móng trong SEO, thì những trụ cột dưới đây đang được xây dựng với vai trò và cách tiếp cân hoàn toàn mới. Hãy cùng xem 4 trụ cột này là gì dưới đây.

RankBrain

Mặc dù RankBrain là yếu tố đánh giá thứ hạng đứng thứ 3 trong các thuật toán Google, thì có lẽ là nó vẫn là yếu tố bị hiểu sai nhiều nhất. Những suy đoán về RankBrain dường như không bao giờ có hồi kết.

Kể từ khi RankBrain là một trong số ít cập nhật thập toán mà Google tiết lộ đầu tiên trên truyền thông, thì nó đã gây ra và dẫn đến sự quan tâm chú ý đến các cộng đồng công nghệ, bao gồm cả người làm marketing trên công cụ tìm kiếm.

Thêm vào đó, chuyên gia Pratik Dholakiya cũng cho biết một số điều mà RankBrain không làm. Theo như Gary Illyes và Andrey Lipattsev của Google, thì RankBrain không hoạt động trên hồ sơ backlink, chất lượng Content hay Click-Through Rate. Nó chỉ giúp các thuật toán giải mã các truy vấn tốt hơn và kết nối với các Content liên quan.

Kể từ khi Google cố gắng nỗ lực hết khả năng để giảm đi sự ảnh hưởng từ con người, thì các người đứng đầu trong ngành SEO đã nhìn thấy được nhiều sự phi thường từ RankBrain. Nên không có gì là bất ngờ khi vào đầu năm 2016, Jeff Dean đã tiết lộ rằng RankBrain hiện nay xử lý mọi truy vấn Google đơn lẻ hơn 15% ( ít nhất là 63000 truy vấn/giây).

Tương lai của SEO đã và đang nằm ở RankBrain

Nhưng mà bạn không thể làm gì với RankBrain cả. Gary Illyes cho biết tại SMX Advance vào đầu năm nay là: chẳng thể làm điều gì để tối ưu hóa một trang web với Rankbrain hết.

Accelerated Mobile Pages (AMP)- các trang tối ưu hóa cho di động

Vào tháng 2/2016, Google đã tổng hợp các kết quả từ dự án Accelerated Mobile Pages vào các kết quả tìm kiếm, dưới hình thức “ Top Stories” trên các kết quả ở di động. Sáu tháng sau đó, Google bắt đầu hiển thị các link tới các trang AMP trên các kết quả tìm kiếm hữu cơ chính.

Hiện nay, Google đã có 150 triệu tìa liệu AMP được lập chỉ mục trong chỉ mục của Google, và được khuyến khích bởi các đơn vị hàng đầu trong ngành công nghiệp xuất bản (gồm cả eBay và Bing). Google đã thông báo rằng người dùng trên các thiết bị di động sẽ được chuyển hướng trực tiếp tới các trang AMP kể cả khi có một trang ứng dụng tương đương tồn tại.

Tuy nhiên, hầu như rằng người dùng Google vẫn không biết về hiệu quả của AMP. Trong một nghiên cứu chính thức được thực hiện bởi Glenn Gabe, thì chỉ có 3/44 người phản hồi có thể nhận diện chính xác đâu là một biểu tượng AMP trên các SERP. Và họ hầu như thích gọi là là biểu tượng “ thân thiện với di động” hơn là tên gọi AMP với biểu tượng tia chớp.

Accelerated Mobile Pages (AMP)- các trang tối ưu hóa cho di động

Knowledge Graph & rich answers

Knowledge Graph của Google được ra mắt vào năm 2012, là một bước đi chậm mà chắc của Google nhằm “ tổ chức lại thế giới thông tin và khiến cho nó dễ dàng tiếp cận ở phạm vi toàn cầu”. Đó cũng là sứ mệnh của Google.

Tóm lại, đó là một nỗ lực của Google. Theo như Wikipedia định nghĩa thì, Knowledge Graph của Google là: “The Knowledge Graph is a knowledge base used by Google to enhance its search engine’s search results with semantic-search information gathered from a wide variety of sources.

Tạm dịch: “Knowledge Graph là một nền tảng kiến thức mà Google sử dụng để nâng cao kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm của mình với thông tin ngữ nghĩa tìm kiếm thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.”

Khái niệm “ wide variety of sources” bao gồm cả Wikidata ( nơi mà Google chuyển các dữ liệu Freebase và các đóng góp của Google tới), Wikipedia, CIA World Factbook.

Thông thường thì, Knowledge Graph hiển thị dưới dạng các hộp với các thông tin có cấu trúc, link tới vài nguồn có uy tín để bổ sung thông tin ( không phải là thường xuyên). Các định dạng phổ biến bao gồm bảng Knowledge hiển thị bên phải của SERP và answer box-hiển thị trên cùng của các kết quả tìm kiếm hữu cơ khác.

Số lượng các truy vấn mà cho thấy các câu trả lời có sẵn trong các định dạng trên tiếp tục gia tăng, theo như các nghiên cứu từ Stone Temple Consulting chi biết. Hiện tại thì, khoảng 40% các truy vấn Google có hiển thị các “ rich answer” ( tạm dịch: câu trả lời phong phú), nhưng chỉ gồm các snippet, chứ không phải các bảng Knowledge Graph.

Knowledge Graph & rich answers

Giờ đây, các nhà quản lý thương hiệu và người làm marketing đang rất quan tâm đến trụ cột này, nhằm kiểm soát độ tương tác, chuyển đổi, các truy vấn mà người ta dùng để tiếp cận họ. Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này là hãy cố gắng ảnh hưởng đến điều mà Google biết và phải nói về công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Có vài cách tiếp cận từ Propectta và Kapost mà bao gồm việc xác định và kết nối các chi tiết với markup, Wikipedia v.v.

Bộ lọc các hình phạt tổng hợp, thời gian thực

Google đã thông báo rằng họ đã cập nhật thuật toán Penguin, và lưu ý rằng đó là lần cuối cùng.

Đó là vì Penguin là một tín hiệu thời gian thực trong các thuật toán tìm kiếm của Google- dữ liệu trên các trang của bạn thì được làm mới mỗi khi Google craw tới rồi tái lập chỉ mục chúng.

Một vài tháng gần đây, Google cũng đã tổng hợp Panda vào thuật toán chính của mình ( không giống như Penguin, nó không cập nhật trong thời gian thực).

Bạn có thấy một quy luật ở đây? Google muốn cuộc chiến chống lại spam trở thành một chức năng chính, tự động trong việc phục vụ các kết quả tìm kiếm. 

Đây là một tín hiệu lạc quan cho các chủ trang web- dọn dẹp các backlink mang tính spam và loại bỏ các Content chất lượng kém sẽ mang lại các kết quả nhanh chóng.

Tạm kết

Rõ ràng là Google sẽ tập trung vào Machine Learning, hiểu được các ngữ nghĩa, các kết nối và trải nghiệm người dùng trong tương lai.

SEO hiện nay đang gắn kết rất chặt chẽ với Content Marketing. Trong khi Google có thể diễn dịch các Content và đánh giá sự liên quan của Content với các truy vấn một cách thành công như hiện nay, thì nó vẫn đang tiếp tục tập trung vào việc cải tiến để đưa ra các Content hữu ích, liên quan đến truy vấn, kịp thời cho người dùng. Cả Knowledge Graph, rich answer, RankBrain, và AMP đều nhằm thực hiện mục đích này của Google. Còn các thuật toán về hình phạt thì nhằm đảm bảo chất lượng của các kết quả.

Có thể nhìn thấy được tương lai tươi sáng của SEO. Bạn nghĩ gì về định hướng của Google trong SEO? Hãy cùng thảo luận với THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO nhé.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12595) - LikeAction (12795) - WriteAction (900)