Phát triển tìm kiếm Google của bạn có thể mở ra cánh cửa mới cho bạn. Bạn không chỉ có thể thăm dò đối thủ mà còn tìm được các kết quả vô cùng chi tiết. Chưa kể tới những thủ thuật này đều 100% miễn phí. Dữ liệu khổng lồ về SEO bạn có thể tiếp cận mà không phải tốn một xu! Có thể Search Operator lúc đầu nhìn cũng không có gì to tát, nhưng chúng thực chất có thể giúp kĩ năng SEO của bạn từ 0 lên tới 60 trong nháy mắt.
Trogn SEO, thông thường những chi tiết nhỏ lại rất quan trọng. Cho dù bạn đã học được phần cơ bản thì bạn không nên dừng lại. Bạn cần phải thúc đẩy bản thân và học hỏi nhiều hơn nữa. Bạn có thể không học được gì khiến bạn cách mạng hóa được SEO, nhưng chắc chắn một điều bạn sẽ học được cách trở thành một người làm SEO giỏi hơn.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể học chính là tiết kiệm thời gian làm nhưng vẫn sản xuất ra chất lượng tốt. Nếu như bạn làm về SEO, chắc chắn bạn biết quá trình làm kéo dài ra sao. Và nếu như có thể tiết kiệm thời gian chính là một điều tuyệt vời. Thực chất có những hack có thể giúp bạn giảm bớt thời gian bạn bỏ ra vào các bước quá trình buồn tẻ này.
Một trong những cách đó chính là Search Operator. Tại sao những thứ này lại quan trọng? Một từ thôi: Google Tất cả người làm SEO cần phải hiểu được Google cặn kẽ từng chút. Đây là công cụ tìm kiếm cần được tập trung vào nhất, và đây chính là con đường dẫn dắt khách hàng tương lai tới tìm bạn.
Có rất nhiều người làm SEO web có thể đọc làu làu 10 thuật toán mới cập nhật của Google, nhưng lại không thể sử dụng hết công dụng của chúng. Bằng cách sử dụng Search Operator, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian bạn bỏ ra trên Google và thu lại được kết quả tốt hơn. Và việc này tuyệt vời ở chỗ nữa là chúng không hề khó chút nào hết! Cho dù bạn không có làm nhiều về SEO, nhưng bạn cũng nên học những thủ thuật này bởi chúng sẽ có ích trong công việc thường ngày của bạn.
Google định nghĩa Search Operator như là “các biểu tượng được thêm vào tìm kiếm của bạn khiến cho kết quả tìm kiếm chính xác hơn” Search Operator có luật code của riêng chúng. Đơn giản mà nói đó là những đường tắt để có kết quả tốt hơn. Khi bạn sử dụng một Search Operator thì có nghĩa bạn đang bảo Google thu hẹp kết quả một cách cụ thể hơn. Vì vậy thay vì có hàng tá trang kết quả không liên quan thì bạn sẽ chỉ nhận được các kết quả liên quan tới từ khóa bạn tìm kiếm. Tất nhiên, bạn phải sử dụng chúng ngay. Và còn có rất nhiều dạng Search Operator nữa.
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính vì vậy trong bài viết hôm nay, THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng chúng.
Có những khi bạn sẽ muốn tìm được càng nhiều kết quả càng tốt. Khi đó thì bạn chỉ cần tìm kiếm một cách bình thường:
Giả dụ là bạn đang tìm kiếm Infographic bàn về video marketing. Bạn có thể sẽ tìm với từ khóa “video marketing infographic”. Nếu như bạn Google như vậy thì hãy để ý xem có gì xuất hiện:
Như bạn có thể thấy, có những kết quả không hề liên quan tới từ khóa bạn tìm kiếm. Kết quả thứ ba thậm chí còn không có cụm “video marketing” trong đó! Mà chúng chỉ chứa từ “video” và từ “marketing” riêng lẻ. Nếu như bạn không cụ thể hơn thì Google sẽ không hiểu hết cụm tìm kiếm của bạn. Để sửa chữa việc này, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc kép (“ “). Nếu như bạn đặt cụm từ của bạn trong dấu ngoặc kép thì Google sẽ chỉ hiện những kết quả hoàn toàn trùng khớp với cụm từ đó của bạn. Ví dụ chúng ta sửa cụm từ tìm kiếm lúc nãy thành:
Bây giờ Google sẽ chỉ hiển thị kết quả chứa đúng cụm từ “video marketing”
Chuyện Google đính kèm các kết quả người dùng không muốn không còn gì xa lạ. Ví dụ nếu như bạn đang tìm kiếm “content marketing” để tìm các chủ đề nâng cao. Nhưng vấn đề xảy ra chính là hầu hết các kết quả đều nói về chiến lược (strategies) cho người mới bắt đầu.
Lúc này thì bạn hãy dùng dấu gạch ngang ( - ) để loại bỏ từ đó khỏi khết quả. Ví dụ bạn có thể loại trừ từ “strategy”
Việc này sẽ đảm bảo bạn không nhận được bất kì kết quả nào nói về chiến lược content marketing.
Bạn có thể sử dụng kĩ thuật như trên để loại bỏ nhiều từ củng lúc. Bạn cứ việc sử dụng dấu ( - ) với mỗi từ mà bạn muốn loại bỏ. Nhớ bấm cách một lần với mỗi từ.
Nếu như bạn vẫn chưa nhận được kết quả bạn muốn thì bạn có thể ép Google loại bỏ cả một cụm từ cụ thể nào đó. Bước Search Operator này đòi hỏi sự kết hợp của tìm kiếm chuẩn xác và loại từ. Bạn dùng dấu gạch ngang ( - ) để xác định từ cần loại, sau đó bạn đặt cụm từ cần loại bỏ vào dấu ngoặc kép để Google biết rằng bạn cần loại bỏ cả cụm từ này chứ không chỉ có từ đầu tiên. Ví dụ sẽ nhìn như sau:
Thủ thuật này giúp cho Google loại bỏ kết quả chứa cả cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép.
Sau đây là thủ thuật loại bỏ chính xác các cụm từ để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nó giúp bạn loại bỏ nhiều cụm từ cùng lúc. Nó cũng có cùng công thức với thủ thuật loại bỏ nhiều từ cùng lúc, bạn chỉ phải thay cụm từ vào thôi. Bạn dùng dấu gạch ngang ( - ) và dấu ngoặc kép cho bao nhiêu cụm từ cũng được. Sau đây là ví dụ:
Nếu như tìm kiếm của bạn không cần phải quá cụ thể nhưng mà bạn vẫn muốn điều khiền kết quả của bạn thì hãy thử dụng lệnh OR. Lệnh này bảo Google sẽ ra kết quả chứa X hoặc Y. Bạn gõ hai từ khóa vào và giữa hai từ khóa bạn gõ chữ “OR” viết hoa, như ví dụ sau:
Lưu ý trong thủ thuật này, lệnh OR sẽ thực hiện tìm kiếm lên từ nằm ngay trước hoặc ngay sau chữ OR mà thôi. Bạn cũng có thể sử dụng biểu tượng pipe ( | ) thay cho OR.
Bạn có thể dùng những Search Operator nêu trên để điều chỉnh lệnh OR. VIệc này rất có ích khi bạn muốn dùng lệnh OR để tìm những cụm từ cụ thể:
Việc này sẽ trả kết quả chỉ bao gồm kết quả có chính xác cụm từ “content marketing” hay là “email marketing”.
Nếu như bạn muốn có thể kết quả thì bạn có thể sử dụng Wildcard Operator. Lệnh này thường là dấu sao ( * ). Nếu như bạn đặt wildcard này vào một cụm từ thì bạn sẽ càng có thêm nhiều kết quả từ cụm đó. Ví dụ nếu như bạn muốn nói về peanut butter và jelly thì bạn có thể sử dụng and hoặc là dấu ( & ). Vậy thì kết quả của cụm từ này sẽ trả kết quả chứa cả hai từ khóa.
Bạn đã biết có thể loại bỏ từ, nhưng bạn có biết bạn có thể đính kèm thêm từ không? Nếu như bạn đang tìm kiếm một chủ đề nào đó và cần chắc chắn rằng một số từ cần được đính kèm thì bạn có thể sử dụng dấu cộng (+)
Nếu như bạn kết hợp dấu ngoặc kép ( để có từ khóa / cụm từ chuẩn xác ) với dấu cộng thì bạn có thể đính kèm cả cụm từ:
Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng sẽ giúp Google đưa cho bạn kết quả chuẩn xác nhất có thể.
Đây là một Operator rất hiệu quả nhưng lại rất ít người sử dụng. Nó được gọi là Operator AROUND(X) Với operator này thì bạn sẽ tìm được các kết quả mà cụm từ của bạn tìm nằm gần nhau. X đại diện tối đa bao nhiêu từ hai cụm từ bạn tìm có thể cách nhau. Ví dụ, nếu như bạn sử dụng dòng lệnh này:
Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả chứa hai từ khóa “content marketing” và “video” cách nhau trong khoảng 10 từ. Thủ thuật này rất hiệu quả khi bạn cần tìm kiếm về chủ đề gắn kết hai cụm từ này.
Tất nhiên bạn cũng có thể dùng lệnh AROUND(X) và dấu ngoặc kép để tìm những cụm từ nằm gần nhau.
Đây cũng là một cách tuyệt vời để kiếm được nhiều kết quả liên quan tới những gì bạn đang tìm kiếm. Bằng cách đặt dấu tilde (~) trước một từ, bạn sẽ tìm được kết quả đồng nghĩa với từ đó. Ví dụ như “holiday ~decorations” sẽ hiển thị đồng nghĩa như là “decor”
Bạn có bao giờ muốn tìm kết quả chỉ từ một trang duy nhất chưa? Nếu bạn muốn thì bạn có thể sử dụng Site Operator của Google để làm việc này. Gõ site: và tên của website mà bạn muốn tìm kiếm. Kết quả có thể giống như sau:
Hiệu quả chỉ thực sự xuất hiện khi bạn sử dụng kết hợp với từ khóa kèm hoặc với các Search Operator khác:
Bạn có thể gõ từ khóa của bạn trước hoặc sau Search Operator, bạn cũng có thể sử dụng thêm bất kì Search Operator nào cũng được. Operator này sẽ cho bạn có một cái nhìn về index của trang, và việc này vô cùng có ích với SEO.
Sẽ có những khi bạn cần tìm các website liên quan tới website mà bạn đã biết sẵn. Đó là khi bạn cần dùng tới Operator related: Bạn gõ related: và sau đó tên của một website.
Google sau đó sẽ hiển thị các website tương tự trong cùng lĩnh vực đó.
Đôi lúc bạn cần thu thập một số thông tin về một website nào đó. Bằng cách gõ info: trước một URL, thì bạn sẽ tìm được các loại thông tin về một website bất kì. Xem thêm đào tạo seo online.
Nếu như bạn đang tìm các phiên bản cũ hơn của một website nào đó thì Google có thể sẽ giúp được bạn. Google cho bạn tìm các phiên bản cached của website bằng operator cache:
Bạn còn nhớ Operator site: không? Bạn cũng có thể sử dụng operator này để tìm tên miền cụ thể. Ví dụ như bạn chỉ muốn tìm những website có đuôi .edu thì bạn có thể gõ như sau:
Và bạn cũng có thể kết hợp chúng với từ khóa hoặc các Operator khác:
Nếu như bạn dùng lệnh OR mà chúng ta đã nhắc tới khi nãy thì bạn có thể sử dụng nhiều hơn một loại tên miền một lúc. Dùng dấu ngoặc để chứa lệnh OR và từ khóa của lệnh:
Nếu như bạn đang có dự định thực hiện bất kì chiến dịch xã hội nào, thì bạn có thể tận dụng Google để giới thiệu hashtag từ bất kì trang mạng xã hội nào. Dùng dấu thăng (#) ngay trước từ khóa bạn chọn:
Google có khả năng hiển thị kết quả trong một dãy số bạn lựa chọn. Bạn có thể đặt dấu hai dấu chấm (..) giữa giá trị tối thiểu và giá trị tối đa mà bạn lựa chọn. Google sẽ cho bạn kết quả nằm giữa hai giá trị đó. Operator này giúp ích khi bạn cần tìm về các loại sản phẩm. Bạn có thể thu hẹp tìm kiếm lại với những sản phẩm nằm trong tầm giá mà bạn chỉ định.
Operator Intitle: sẽ cho ra các kế quả có các từ khóa cụ thể trong tiêu đề trang. Bạn hãy gõ một từ khóa sau Operator Intitle: thì sẽ thấy:
Operator allintitle: cho phép bạn tìm cả cụm từ trong tiêu đề trang.
Tương tự như hai Operator trên, Operator Intext: sẽ khiến Google hiển thị kết quả có một từ khóa xác định trong văn bản của trang. Nếu như bạn đang tìm kiếm các bài viết, bài báo thì đây là Operator mà bạn nên ghi nhớ và sử dụng thường xuyên.
Bạn chắc hẳn cũng biết được operator này có chức năng gì rồi. Cũng giống như allintitle:, Operator allintext: sẽ giúp bạn tìm kiếm toàn cụm từ trong nội dung trang.
Operator này đặc biệt hữu hiệu với SEO. Bạn có thể dùng Inanchor: để hiển thị các trang có các từ khóa cụ thể trong nội dung chủ chốt.
Operator allinanchor: sẽ giúp hiển thị kết quả của các nội dung chủ chốt có chứa toàn bộ cụm từ.
Bạn có thể sử dụng Operator này nhiều hơn Inanchor: bởi vì nó mang lại kết quả chi tiết hơn nhiều. Xem thêm hướng dẫn làm seo cho website.
Bạn cần tìm các trang tập trung chủ yếu về một chủ đề nào đó? Hoặc bạn đang muốn kiểm tra xem ý tưởng về URL này có ai đó sử dụng chưa? Bạn có thể dùng Operator Inurl: cho cả hai trường hợp trên Khi bạn muốn xác định một từ khóa thì Inurl: sẽ hiển thị cho bạn các URL có chứa từ khóa đang tìm.
Operator này còn có hiệu quả hơn cái ở trên. Operator allinurl: sẽ hiển thị toàn bộ cụm từ có trong URL.
Bạn cần tìm một nội dung cụ thể từ một tác giả nào đó, một Influencer viết về sản phẩm của bạn chẳng hạn. Nếu như bạn muốn tìm hiểu về một thông tin từ một tác giả mà bạn đã biết tới thì bạn có thể sử dụng Operator allinpostauthor: trước cụm từ bạn chọn.
Ngoài ra còn có Inpostauthor: nhưng mà nó chỉ có tác dụng tìm một từ mà thôi cho nên không có hiệu quả lắm.
Nếu như bạn đang làm Local SEO thì tìm kiếm dựa trên vị trí chính là thiết bị hữu ích với bạn. Việc tìm kiếm dựa trên vị trí cụ thể cũng mang lại lợi ích nếu như bạn đang nhắm vào một lượng khán giả ở trong một vùng địa lý nhất định. Bạn chỉ việc dùng Operator loc: trước vị trí cụ thể mà bạn muốn nhắm tới.
Bạn có muốn tìm hiểu tên miền phụ của một website? Bạn có thể sử dụng Inurl: và site: để thu hẹp tìm kiếm và loại trừ các tên miền phụ cụ thể.
Ví dụ trên đã loại trừ tên miền phụ là www, cho nên bất kì website nào bắt đầu bằng www cũng sẽ không xuất hiện.
Để xem có trang nào không được đảm bảo, hãy chạy tìm kiếm như sau:
Chúng tôi khuyên bạn nên chạy thử tìm kiếm này với website của bạn. Nếu như bạn đang xài HTTP thì theo lý thuyết tất cả các trang của bạn sẽ được HTTP đảm bảo.
Dùng define: để tìm định nghĩa của từ bất kì.
Không giống với các Operator khác, define: cũng có thể xài với cụm từ.
Daterange: sẽ hiển thị các kết quả có trong mọt khoảng thời gian do bạn mặc định. Có một yếu điểm chính là Operator này sử dụng thời gian có format Julian thay vì loại Gregorian mà hầu hết thế giới sử dụng. Bạn có thể chuyển đổi thời gian của mình thành ngày của Julian ở đây.
Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm dựa vào loại tệp nhất định thì bạn có thể dùng Operator filetype: Operator này hiệu quả khi bạn đang tìm một loại tài liệu nhất định, ví dụ như một nghiên cứu nào đó, chúng thông thường rơi vào một loại t65p nhất định. Như ví dụ sau sẽ trả kết quả là file PFD:
Operator này có tác dụng với tất cả các loại tệp, và bạn có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm rất nhiều nhờ vào thủ thuật này. Xem thêm top phần mềm seo website tốt nhất.
Đây là một ý tưởng tuyệt vời từ Moz. Bạn cũng đã biết robots.txt.file của bạn rất quan trọng nhưng mà những text file khác cũng có thể khiến website của bạn quá tải. Bạn có thể có cả tấn text file đang làm tốn dữ liệu website của bạn. Google có thể giúp bạn tìm ra những tệp đó để loại trừ. Để tìm các text file dư thừa, bạn có thể cho chạy tìm kiếm sau:
Tìm kiếm này sẽ hiển thị tên nguồn giống với webiste của bạn nhưng lại có TLD khác:
Operator này giúp cho bạn tìm ra các đối thủ đăng kí tên nguồn của bạn dưới TLD khác.
Xin chúc mừng! Bạn đã đọc tới đoạn kết của danh sách này! Bạn bây giờ có thể xem là một chuyên gia về Google Search rồi. Như bạn thấy, Google có rất nhiều sức mạnh mà không phải ai cũng nhận thấy. Chính vì vậy, nếu như bạn có thể khám phá sức mạnh của Google thì bạn sẽ ảnh hưởng tốt lên cả SEO.
Phát triển tìm kiếm Google của bạn có thể mở ra cánh cửa mới cho bạn. Bạn không chỉ có thể thăm dò đối thủ mà còn tìm được các kết quả vô cùng chi tiết. Chưa kể tới những thủ thuật này đều 100% miễn phí. Dữ liệu khổng lồ về SEO bạn có thể tiếp cận mà không phải tốn một xu! Có thể Search Operator lúc đầu nhìn cũng không có gì to tát, nhưng chúng thực chất có thể giúp kĩ năng SEO của bạn từ 0 lên tới 60 trong nháy mắt. Chúc bạn thành công!
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.