Bạn đã bao giờ cảm thấy bất ngờ khi suy nghĩ về chuyện gì đó chưa? Hãy cố gắng nhớ lại và tính nhẩm trong đầu xem số lượng quảng cáo mà bạn đã từng coi thử xem. Bạn chắc chắn sẽ hiểu cảm giác đó là gì. Theo một thống kê cho Yankelovich nói rằng mỗi ngày chúng ta có thể xem tới 5,000 quảng cáo.
Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng nói về cách có thể sử dụng số lượng quảng cáo đó và biến nó thành thứ gì đó có lợi cho ta, cho SEO.
Nghe có vẻ như một ý tưởng hết sức tầm thường, nhưng thực tế ngày nay có rất nhiều quảng cáo rất chán, không hề gây hứng thú cho người xem. Nếu là bạn thì bạn có hưởng ứng với những quảng cáo như thế này không?
Có thể thấy rằng quảng cáo này không hứng thú cho lắm. Đó là vì sao mẹo đầu tiên chúng tôi dành cho bạn chính là hãy trở nên thú vị. Thực tế mà nói thì có rất nhiều quảng cáo không hề thú vị, sáng tạo hay mang lại hiệu quả. Google cũng đăng tải một bài viết vào năm 2015 với tiêu đề “Các banner quảng cáo có thể trở nên sáng tạo và thú vị.” Có thể giả định rằng banner quảng cáo và các quảng cáo nói chung khá là nhàm chán “Quảng cáo banner có thể trở nên thú vị” có nghĩa là hầu như chúng không hề thú vị.
Bob Arnoild từ Google cũng đã nhắc tới vấn đề này:
“Vậy, tại sao các bảng quảng cáo lại có hiệu quả thấp như vậy? Với bất kì chiến dịch marketing nào thì sự thành công của bảng quảng cáo chiến dịch phải được tính bằng chất lượng của sự sáng tạo. Những quảng cáo tốt nhất là những loại có thể thu hút ánh mắt người dùng”
Đó là lý do vì sao bất kì banner quảng cáo thúc đẩy chuyển đổi cũng cần phải có trước hết chính là sự thú vị. Hãy nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn độc đáo và tạo ra một quảng cáo khiến người xem phải hưởng ứng lại.
Chuyện này nghe có vẻ rất cơ bản, nhưng bạn sẽ không ngờ khi nghe được bao nhiêu người không thực hiện thao tác này. Split test có thể thực tế chỉ ra sự khác biệc giữa thất bại và thành công vô cùng rõ ràng. Lấy một nghiên cứu của Optimizely làm ví dụ:
Trong nghiên cứu đã tiến hành một số A/B test sản xuất ra tỷ lệ chuyển đổi 228% khác với khi không làm A/B test. Và đâu là nơi quan trọng nhất để giới thiệu một split test? Câu trả lời là trong quảng cáo của bạn.
Bởi vì quảng cáo nằm ở đầu trong quá trình, chúng sẽ có nhiều cơ hội nhất để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi trong chiến dịch marketing. Chính vì vậy, đừng đợi lâu hơn để sử dụng A/B test lên quảng cáo của bạn.
Khi bạn nghĩ tới việc theo dõi metric cho quảng cáo thì bạn nghĩ ngay tới sales phải không? Đó cũng là một nơi tốt để bắt đầu. Nhưng đôi khi bạn cũng nên theo dõi những metric khác ( như là lượt đăng kký email hay là lượt ghé thăm website) cộng với lượng doanh thu Google Tag Manger là một trong những phương pháp để theo dõi nhiều metric.
Hầu hết các nhà marketing bắt đầu quá trình tạo quảng cáo hoặc với một landing page. Nhưng đây lại là cách làm sai. Cách tốt nhất là khi đảo ngược quá trình gây hứng thú cho khách.
Hãy nghĩ tới kết quả cuối cùng mà bạn muốn, sau đó làm ngược lại quá trình. Chọn từ khóa và lời giới thiệu dựa trên kết quả đó.
Nếu như nội dung quảng cáo của bạn có ở khắp mọi nơi thì người dùng của bạn sẽ bị khó hiểu. Cách tốt nhất chính là vẽ ra một bức tranh sử dụng từ ngữ và ý tưởng có sự đồng nhất với nhau. Hãy xem thử webiste của Gap:
Độ nhất quán rất quan trọng. Nội dung quảng cáo của bạn cần giống nhau (nhưng không quá nhàm chán) trong suốt quá trình của khách hàng.
Đây cũng là một cách đơn giản và nhanh chóng sẽ giúp bạn có thêm chuyển đổi. Nếu như bạn chỉ sử dụng một loại khớp từ khóa, thì cũng giống như khi bạn chỉ bắt được một phần nhỏ có trong biển. Nhưng nếu như bạn sử dụng một cái lưới lớn thì bạn sẽ bắt được nhiều hơn. Các từ khóa chung hơn sẽ tiếp cận được với nhiều người hơn.
Từ khóa càng cụ thể thì càng có lượt truy cập (Click through rate) cao hơn:
Cả hai đều có vị trí quan trọng trong chiến lược của bạn, cho nên hãy biết lựa chọn khi sử dụng.
Bởi vì chúng ta đang bàn tới các loại từ khóa, cho nên chúng ta cần xem xét kĩ tới close variants. Close variants là những từ khóa chủ chốt tương quan tới từ khóa, nhưng mà không giống chính xác từ khóa.
Những từ khóa này sẽ rất hiệu quả đặc biệt nếu như từ khóa của bạn có variation tự nhiên. Và chúng không chỉ có hiệu quả thường mà close variant cũng gia tăng độ ấn tượng.
Nhưng bạn phải hết sức cẩn thận. một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chuyển đổi có thể giảm xuống khi sử dụng close variant.
Tại sao tỷ lệ chuyển đổi lại giảm? Rất có thể là vì variant query không liên quan tới kết quả trùng hợp nhất. Nhưng ai mà biết được? Chuyển đổi giảm không nhất thiết sẽ xảy ra với chiến dịch của bạn. Có rất nhiều variation có thể ảnh hưởng tới việc tỷ lệ chuyển đổi của bạn tăng hay giảm. Hãy thử kiểm tra close variant, đo độ biểu thị và xác định đâu là thứ tốt nhất cho nhãn hàng của bạn.
Nếu như bạn muốn điều hành một chiến dịch tuyệt vời, bạn cần phải nghĩ tới những chi tiết nhỏ mà nhiều người khác không để ý tới. Ví dụ, những từ khóa phủ định. Những từ này sẽ giúp bạn lọc lại chiế dịch của bạn bằng cách loại bỏ một số từ khóa nhất định. Sau đây là viễn cảnh mà từ khóa phủ định sẽ có ích:
Về bản chất, từ khóa phủ định sẽ bảo đảm rằng chỉ có những người hứng thú tới đúng loại sản phẩm của bạn sẽ tìm thấy quảng cáo. Việc này sẽ không chỉ khiến cho việc chuyển đổi của bạn gia tăng mà còn giữ cho khoản chi ngân quỹ của bạn vào mức thấp nhất.
Bạn nghĩ rằng với tất cả thiết bị di động đang được sử dụng, nhiều nhà marketing sẽ ậtp trung vào di động nhiều hơn. Nhưng trong thực tế thì ngược lại. Việc phát triển quảng cáo của bạn cho thiết bị di động sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn.
Đây là một cách rất dễ thực hiện và sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều lượt bấm và tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn càng phân chia càng nhiều, thì bạn càng có thể cụ thể hóa được các đối tượng khách hàng dễ hơn. Việc này sẽ đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn nhiều. Việc phân chia thường khiến cho những nhà marketing dè chừng bởi vì nghe có vẻ rất phức tạp, nhưng mà sự việc không cần phải như vậy. Bạn có thể bắt đầu thật đơn giản, ví dụ như là phân chia khán giả củ bạn dựa vào vị trí địa lý.
Bạn càng phân chia bao nhiêu thì bạn càng nhận thấy việc này ảnh hưởng lớn ra sao.
Mẹo này được chính Google đề nghị. Nếu như một phần công việc của bạn được dựa trên một cái giá hấp dẫn, hãy cân nhắc đính kèm giá của bạn ngay trên sản phẩm. Hãy nhìn cách Dollar Shave Club sử dụng thủ thuật này
Việc này không phải đều áp dụng được cho tất cả loại hình kinh doanh, nhưng nếu như bạn cả thấy tự tin với giá cả sản phẩm của mình thì hãy làm thử.
Khi bạn lặp đi lặp lại cùng một chiến dịch marketing, bạn chiếu cho người dùng xem một quảng cáo đó thật nhiều lời. Bạn có thể nghĩ rằng viẹc này rất dư thừa, rườm rà nhưng mà nó đã chứng minh sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Dựa theo nghiên cứu, người mua cần phải trải nghiệm ít nhất 4 điểm chọn với một nhãn hàng trước khi mua hàng.
Nói cách khác, nếu như bạn không tìm cách tiếp cận khách hàng nhiều lần thì bạn đang để khách hàng đi mà không biết.
Bắt đầu vào năm 2018, Google Chrome sẽ chặn những quảng cáo không đạt chuẩn họ đề ra. Đây là một phần của xu hướng “Liên minh vì các quảng cáo tốt hơn” đang dần ngày một phát triển với mục đích biến web mạng thành nơi tốt hơn. Cách tốt nhất bạn có thể làm là tập làm quen với những tiêu chuẩn đó và cẩn thận với bất kì thay đổi nào. Sẽ không có ai cắt bỏ quảng cáo của bạn nếu như bạn tuân theo tiêu chuẩn này, nhưng trong tương lai gần quảng cáo của bạn sẽ có xu hướng giảm hiệu quả.
Bạn cần một lợi ích rất lớn để quảng cáo bạn thật nổi bật. Và đúng chất theo nghĩa đen là phải thực sự “lớn” Đó chính là size chữ. Bạn nên để lợi ích lớn nhất của bạn chiếm một phần vừa phải trong quảng cáo. Nói cách khác, đó phải là trung tâm của bảng quảng cáo. Sau đây là những ví dụ điển hình từ Amazon:
Bằng cách trình bày quảng cáo như trên, bạn sẽ biết được lợi ích Amazon đem lại chỉ trong tích tắc. Cũng như vậy, nếu như quảng cáo của bạn không thể hiện rõ ràng lợi ích của sản phẩm thì người dùng sẽ không hứng thú. Hãy thể hiện thật rõ ràng lợi ích đó cho người mua thấy. Bỏ thời gian ra tự hỏi bản thân “Khách hàng có khả năng nào hiểu nhầm ý nghĩa của quảng cáo mà bạn muốn nói tới không? Nếu như có khả năng đó thì hãy bỏ thêm thời gian nghiên cứu.
Bạn có thể nghĩ rằng đây có phải là quảng cáo đồ họa blog đâu mà phải làm như vậy, nhưng mà hãy nghĩ tới cách màu sắc có thể ảnh hưởng nhiều tới quá trình mua hàng ra sao. Trong thực tế, 85 phần trăm người mua quyết định mua hàng dựa trên màu sắc.
Tuy là việc này nghe có vẻ điên rồ, nhưng đó là sự thật. Đó là bởi vì chúng ta có một loại liên kết tâm lý với màu sắc. Ví dụ, khi nhắc tới màu xanh lá thì sẽ có nhiều người nghĩ ngay tới tiền. Liên tưởng màu sắc rất phổ biến trong nhiều nước, nhưng nếu như bạn hiểu được màu sắc nào ảnh hưởng lên khán giả của bạn thì bạn có thể sử dụng chúng để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Tập làm quen với một vài lên tưởng màu sắc thường thấy và sử dụng chúng thật thông minh.
Bạn có biết rằng người dùng thường có xu hướng ít quan tâm tới nội dung nằm ở vị trí xa bên phải của quảng cáo không? Thay đổi vị trí quảng cáo của bạn rất có thể sẽ thay đổi tỷ lệ chuyển đổi vô cùng ngạc nhiên. Hãy thử đặt quảng cáo ở nửa trên trang đầu, đó là nơi nhận được nhiều sự chú ý nhất.
Bạn chỉ có vài gây – thậm chí là phần triệu giây – để thuyết phục ai đó bấm vào quảng cáo của bạn. Nếu như bạn muốn có cơ hội, thì bạn phải tạo ra những UVP không thể nào chối từ được. UVP của bạn chính là lợi ích trọng điểm của bạn. Ví dụ, UVP của trang Visual Website Optimizer rất dễ dàng có thể nhìn thấy ở nửa trang đầu:
Hãy trình bày thật rõ ràng, bạn sẽ không muốn khách hàng thấy khó hiểu khi đọc quảng cáo của bạn.
Bạn chắc hẳn cũng biết CTA quan trọng ra sao. Đã có bao nhiêu lần bạn nhìn thấy những CTA buồn chán như là “uy Now” rồi?
Thay vào đó, hãy sử dụng một cụm từ độc đáo phù hợp với nhãn hàng. Quảng cáo DeBeer này nhấn mạnh dòng chữ “Discover Your Bridal Style” (Phát hiện ra phong cách cô dâu của bạn) với phần mở rộng hoàn hảo.
Bạn có nhớ phần trên nhắc tới màu sắc là thứ bạn nên chú ý tới không? CTA cũng cần như vậy. Không có màu nào là máu tốt nhất để làm CTA, nhưng hãy đảm bảo CTA là thứ nổi bật nhất trong quảng cáo. Hãy xem cách quảng cáo này đặt một CTA màu vàng rực rỡ trên nền xanh.
Những màu tương phản nhau (Complementary colors) như là màu đỏ và màu xanh lá hoặc là những màu kết hợp theo bộ ba (Triadic colors) như màu đỏ, vàng và xanh sẽ rất phù hợp để tạo sự trái ngược.
Hầu hết mọi nhà quản lý quảng cáo và nhà marketing tập trung chủ yếu vào quảng cáo onsite trên những trang khác và lại quên đi quảng cáo onsite của chính họ. Nhưng các chuyên gia đều nhất trí rằng việc giữ một khách hàng chỉ tốn từ 4 đến 10 phần trăm chi phí để có được khách hàng mới. Bạn có thể đã nghe tới câu: giữ khách hàng thì ít tốn kém hơn thu hút khách hàng. Chính vì vậy hãy tập trung vào những mẹo này trong quảng cáo trên chính trang của bạn. Đừng ngó lơ những người hâm mộ trung thành bạn đã có.
Kiểu chữ in bạn dùng có thể ây dựng lòng tin tưởng, nhưng cũng có thể gây mất lòng tin. Ví dụ, hãy nhìn vào quảng cáo này:
Và hãy nhìn xem font chữ ở trên có thể hiện được tính chất của câu lạc bộ đua xe Harley không?
Cho nên mới nói, font chữ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn. The New York Times từng thực hiện một nghiên cứu dưới dạng quiz vào năm 2012. Và kết quả cho thấy mọi người nghĩ những câu thuộc dạng phông Baskerville thì đáng tin hơn dạng phông như Comic Sans. Hãy nghĩ tới yếu tố này khi bạn đang thiết kế một quảng cáo.
Nếu như bạn đang sử dụng Google AdWords, hãy thử tính năng quảng cáo tương tác của họ.
Quảng cáo tương tác giúp bạn tiếp cận được với quảng cáo trên di động. Đây là cách MarketingLand miêu tả họ: Cách trình bày quảng cáo này tự động phù hợp với vị trí có sẵn xuyêt suốt Google Display Network (GDN). Kích cỡ, diện mạo và fomat của quảng cáo sẽ được thiết kế để phù hợp với vẻ ngoài cũng như cảm giác mà website đem lại cho người dùng.
Và theo như tìm kiếm của MarketingLand, đây là cách họ sẽ giúp:
Việc chúng ta sẽ chú ý tới thứ gì đó đang chuyển động là hoàn toàn bình thường, cho nên bạn có thể tận dụng việc đó vào quảng cáo bằng cách đính kèm hoạt họa vào quảng cáo. Nhưng đừng quá rườm rà, làm vừa đủ để nắm lấy sự chú ý của khán giả. Bạn có làm gì thì cũng hãy tránh xa loại quảng cáo như sau:
Ai cũng ghét thứ này. Các nghiên cứu cho thấy độ duy chuyển và hoạt họa như là video giải thích (explainer video) và các GIF sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổ. Quy luật này cũng áp dụng vào cách bạn trình bày quảng cáo.
Người dùng mong đợi nội dung webiste của bạn phải được tải nhanh chóng. Nếu như phải tốn hơn hai giây, thì bạn gặp rắc rối rồi. Bạn đã nhìn thấy số liệu này rồi phải không?
Giải pháp cho việc này chính là khiến cho quảng cáo của bạn càng nhẹ càng tốt. Google cũng ủng hộ bạn trong việc này, họ đã bắt đầu tăng tốc quảng cáo xuyên suốt Google Display Network bằng cách sử dụng cùng công nghệ khiến cho các trang AMP nhanh như vậy.
Bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng khi nghĩ tới chuyện làm quảng cáo lớn hơn. Bạn sợ quảng cáo quá lớn sẽ là quá nhiều và sẽ có ít người bấm chọn hơn. Nhưng nghiên cứu lại cho thấy điều ngược lại. Quảng cáo lớn hơn thường mang lại hiệu quả cao hơn bởi vì sẽ dễ dàng chú ý hơn, đặc biệt là trong những website đặc nghẹt thông tin. Google công bố một nghiên cứu kết luận rằng những phần nằm đứng cho quảng cáo là những phần dễ dàng nhìn thấy nhất
Vậy chúng ta có thể giả định rằng hấu hết những quảng cáo dễ nhìn thấy sẽ có kích cỡ lớn và hình nằm đứng cũng như thường nằm bên trái wesbite.
Bạn nghe có thấy thú vị không? Đây là một định nghĩa rất nổi tiếng được phổ biến bởi Barry Schwartz. Trong định nghĩa có nói rằng con người thật ra cảm thấy tự do hơn khi mà có ít sự lựa chọn hơn.
Nghe đáng ngạc nhiên quá phải không? Nhưng đó là sự thật. Có vài cách bạn có thể áp dụng định nghĩa này vào quảng cáo. Đầu tiên, bàn càng có nhiều quảng cáo trong trang web của bạn thì người dùng sẽ càng cảm thấy bối rối. Chính vì vậy hãy đảm bảo bạn chỉ hiển thị 1 tới 2 quảng cáo trên mỗi trang. Thứ hai, mỗi quảng cáo của bạn nên có 1 lời kêu gọi hành động (CTA). Chỉ một lựa chọn thôi. Nếu không, người dùng của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng của nghịch lí lựa chọn và cuối cùng lại không bấm chọn gì hết.
Bạn có thể đang nhận được hàng trăm lượt bấm nhưng đó lại không phải là những lượt bấm mà bạn muốn, chúng gần như không có giá trị. Hãy tìm những website mà đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn ghé thăm thường xuyên và quảng cáo ở đó. Việc hiểu được khán giả của mình trước khi khởi điểm một quảng cáo nào đó là hết sức quan trọng.
Nếu như bạn lướt qua danh sách này lần nữa thí bạn sẽ nhận ra sự đồng nhất được nhắc tới rất nhiều. Ví dụ như bạn rất dễ dàng nhận biết cái iPod ra sao phải không?
Độ đồng nhất của Apple rất có hiệu quả. Quảng cáo nên là một phần của nhãn hàng. Chỉ bởi vì chúng là quảng cáo không có nghĩa bạn có thể tự nhiên phá bỏ đi cảm giác của webiste, màu sắc và phong cách thiết kế của toàn website được.
Sau đây là một điểm thú vị, lĩnh vực của bạn có thể xác định bảng quảng cáo của bạn nên trông ra sao. Bandit nhận thấy rằng ngành du lịch, truyền thông và ăn uống có những khẩu vị nhất định. Ví dụ, trong ngành du lịch thì những trang có đính kèm giá sẽ có hiệu quả cao.
Nhưng trong quảng cáo khách sạn thì đính kèm giá thì lại khọng được tín nhiệm.
Vậy nên đừng tưởng rằng những luật chung chung sẽ áp dụng hoàn hảo vào lĩnh vực bạn. Hãy xem xem đối thủ của bạn đang làm gì và phân tích quảng cáo của họ để hiểu được vì sao họ lại đang làm tốt như vậy.
Doanh thu là một nhân tố quan trọng mà bạn đang không chủ ý nhiều tới. Việc này có thể ảnh hưởng nhiều tới cách mọi người phản ứng với cách trình bày quảng cáo.
Nói chung, dường như những người kiếm ít tiền hơn như là công nhân và học sinh sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi quảng cáo để mua thứ gì đó.
Tổng kết
Những kiến thức có trong đây là những kinh nghiệm QUẢNG CÁO NẮNG XANH thu thập được qua những năm qua, chúng tôi đã gặp phải không ít thất bại cũng như mất rất nhiều thời gian và tiền bạc nghiên cứu những vấn đề này. Chúng tôi không muốn bạn phải trải qua những chuyện tương tự cho nên chúng tôi viết bài viết này với mong muốn giúp đỡ được bạn.
Đặc biệt là khi việc quảng cáo là một vấn đề rắc rối. Có rất nhiều người không thích đụng tới vấn đề này bởi vì chúng từ lâu thường được xem là spam và chất lượng kém. Cùng với sự phát triển của phần mềm chặn quảng cáo, có rất nhiều người đang nói rằng quảng cáo đã chết rồi.
Nhưng có nhiều người cũng nói rằng SEO đã chết, nhưng việc này không đúng. Cho dù việc chặn quảng cáo là chuyện bình thường ngày nay thì vẫn có hàng triệu người dùng online vẫn nhìn thấy quảng cáo. Vẫn có người bấm vào xem, và việc tỷ lệ chuyển đổi gia tăng vẫn diễn ra. Vậy bạn có nên đổ dồn hết tiền vào quảng cáo không?
Tất nhiên là không? Nhưng đồng thời bạn cũng đừng nên ngó lơ quảng cáo. Quảng cáo là một phương tiện có thể hiệu quả tiếp cận số lượng khán giả mà bình thường bạn không thể nào có được, và chúng đại diện cho nhãn hàng của bạn hết sức hiệu quả. Chính vì vậy mà đừng bỏ qua việc trình bày quảng cáo vội. Nếu như bạn biết cách thực hiện thì bạn sẽ nhận lại được những kết quả tương xứng.
Chúc bạn thành công!