Chiến thuật SEO đơn giản trước đây không còn mang lại nhiều kết quả. Câu trả lời thật đơn giản là bởi: các trang web ngày nay đã thật sự khác xa so với chỉ vài năm trước đây. Trong những ngày đầu SEO mới xuất hiện, bạn có thể làm trò để “đánh lừa” cả hệ thống nhưng ngày nay việc này dường như là không thể.
Vào năm 1997 khi chia sẻ trên tạp chí Search Engine Journal, Bruce Clay đã giới thiệu thuật ngữ “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO”. Ông cũng cho biết, trước đó, SEO cũng có khá nhiều tên gọi khác như: quảng bá website, xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, đăng ký trên công cụ tìm kiếm nhằm làm rõ mục tiêu quan trọng nhất là giúp các trang web xếp ở vị trí cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nói một cách hơi động chạm, đây chính là hình thức lừa dối các công cụ tìm kiếm tin rằng website này sở hữu nội dung chất lượng và đáng tin cậy.
Hai mươi năm sau, bối cảnh đã thay đổi. Google và các công ty sở hữu công cụ tìm kiếm đã bổ sung đội quân kỹ sư phần mềm, nhà nghiên cứu học thuật và biên tập viên cùng trung tâm dữ liệu mạnh mẽ; nguồn lực về tài chính cũng như kinh nghiệm để có thể đưa ra những kết quả liên quan nhất cho từng nhu cầu của người dùng thay vì chỉ đơn thuần hiểu nội dung trên website.
Chiến thuật SEO đơn giản trước đây không còn mang lại nhiều kết quả. Câu trả lời thật đơn giản là bởi: các trang web ngày nay đã thật sự khác xa so với chỉ vài năm trước đây. Trong những ngày đầu SEO mới xuất hiện, bạn có thể làm trò để “đánh lừa” cả hệ thống nhưng ngày nay việc này dường như là không thể.
Chúng ta thường chỉ xem Google như một công cụ tìm kiếm, nhưng nó cũng là trình duyệt phổ biến nhất (Chrome), ứng dụng email trên web phổ biến nhất (Gmail) và nền tảng video lớn nhất (YouTube). Không những thế, đối với nhiều người, đây cũng là điện thoại thông minh, định vị chính xác, lịch, dịch, địa điểm lưu trữ thông tin, v.v.
Kết quả là Google sở hữu một cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ và đây cũng chính là nền tảng để RankBrain – thuật toán machine learning xác định các yếu tố gợi ý kết quả cho từng người dùng. Nhờ đó, trải nghiệm tìm kiếm được cá nhân hoá đồng thời khiến cho việc tối ưu hóa tới tất cả người dùng của các SEOer trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, các kỹ sư Google còn đùa rằng không ai có thể “đánh lừa” RankBrain.
Google sở hữu một cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ, nhờ đó dễ dàng mang tới trải nghiệm tìm kiếm cá nhân hóa.
Đã xa rồi thời điểm website được xây dựng với nền tảng văn bản cùng một số hình ảnh minh họa đơn giản. Website của ngày hôm nay chính là sự hội tụ của hình ảnh, video và âm thanh.
Trong hội nghị thường niên gần đây nhất của Google, họ giới thiệu Google Lens – nền tảng cho phép người dùng tìm kiếm bằng camera điện thoại của mình. Chẳng hạn, bạn hoàn toàn có thể chụp ảnh một nhà hàng và sử dụng Google để tìm kiếm các thông tin liên quan về địa chỉ, phong cách ẩm thực, khoảng giá. Google Lens còn được định hướng để tích hợp với trợ lý ảo của Google (Google Assistant) để triển khai những cách tiếp cận toàn diện hơn. Cho dù sẽ mất một thời gian tới Google Lens mới có thể thực sự đưa vào sử dụng nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho các chiến thuật SEO truyền thống “điêu đứng”, tương tự như các hình thức tìm kiếm bằng giọng nói hiện tại.
Ở thời điểm ban đầu, việc xếp hạng SEO khá rõ ràng, chẳng hạn, khi một trang có nhiều backlink trỏ tới sẽ được đánh giá có mức độ uy tín cao hơn và được xếp hạng “trên top” của Google. Khi đó, các SEOer chỉ cần làm thế nào để có thật nhiều liên kết cùng anchor text mạnh là đã có thể dễ dàng “ăn ngon ngủ yên”.
Nhưng đó lại là câu chuyện trong quá khứ. Trong cuốn How Google Works (tạm dich: Google vận hành ra sao?), Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg giải thích rằng Google đã nâng cấp các thuật toán tìm kiếm tới 500 lần/ năm. Và cũng theo SEO RoundTable, nhân viên của Google được yêu cầu cung cấp các phản hồi về hoạt động của công cụ tìm kiếm 50 lần/ ngày.
Mục tiêu của Google là cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng, vì lẽ đó, khi Google tiếp tục phát triển các dịch vụ của họ như: Google Maps, Google Jobs, Google Mua sắm và YouTube – đẩy các kết quả tìm kiếm khác xuống vị trí thấp hơn, thì bạn cũng đồng thời phải cạnh tranh với các sản phẩm nội bộ của họ.
Không những thế, bạn còn “chiến đấu” với các ứng dụng và nền tảng trực tuyến khác với khả năng cung cấp những kết quả tìm kiếm chuyên biệt hơn theo từng lĩnh vực. Chẳng hạn, khách hàng hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin về phòng nghỉ chất lượng tại Nha Trang qua Traveloka hay Agoda thay vì Google.
Agoda hay các app tìm kiếm chuyên biệt chính là nguyên nhân thay đổi cách thức hoạt động của SEO
Thuật toán của các công cụ tìm kiếm đã cố tình làm cho mọi chuyện khó để nhận biết. Và cho dù bạn hoàn toàn có thể lấy lời khuyên từ các chuyên gia SEO, nhưng các ý kiến thường khá mâu thuẫn. Có thể chuyên gia nào đó sẽ khuyên bạn nên đặt càng nhiều thẻ H1 càng tốt, nhưng một người khác lại khẳng định, tốt nhất chỉ nên đặt một thẻ H1.
Vấn đề nằm ở chỗ, không phải bạn không biết nên làm gì, chỉ là không thực sự chắc chắn, cách làm nào sẽ đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn chỉ có thể cân, đo, đong và đếm một cách tương đối. Nó giống như câu nói nổi tiếng của Jon Wanamaker, cha đẻ chuỗi bán hàng hiện đại mang tên ông : “Một nửa số tiền tôi dùng vào quảng cáo là lãng phí. Vấn đề là, tôi không biết đó là nửa nào?”.
Tìm kiếm trên thiết bị di động đã vượt xa tìm kiếm máy tính để bàn và đối với người dân ở nhiều quốc gia, điện thoại di động chính là cánh cửa đầu tiên họ lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng Internet. Kích thước màn hình của thiết bị di động nhỏ, gọn hơn vì vậy truy vấn văn bản trên giao diện bé hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc công cụ tìm kiếm trả về ít kết quả hơn trên mỗi trang. Trong khi đó, tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại di động đang trở thành một cách thức phổ biến khi người dùng có nhu cầu thực hiện truy vấn và tác vụ. Tuy nhiên, điều bất lợi là các trợ lý ảo như Siri và Alexa dường như có xu hướng chỉ gợi ý một kết quả. Đây chính là vấn đề mà các SEOer không nên bỏ qua đó chính là Siri và Alexa không sử dụng các công cụ tìm kiếm như Bing, Yahoo hoặc Google để cung cấp kết quả. “Các trợ lý ảo không phụ thuộc vào Google, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng trợ lý ảo cũng sẽ không phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm”, Labunksi – Giám đốc điều hành Rank Secure, chuyên gia SEO hàng đầu chia sẻ.
Cùng với đó, gần đây Google đã cho ra mắt AMP (Accelerated Mobile Pages – loại trang dành riêng cho thiết bị di động, giúp quá trình trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động nhanh đến mức “ngay lập tức” khi bạn click vào một kết quả trên công cụ tìm kiếm) chính là bằng chứng cho thấy họ đã tiên đoán được xu hướng chuyển từ trình duyệt máy tính sang tìm kiếm trên thiết bị di động.
SEO truyền thống có thể sẽ chết, nhưng tư duy SEO thì không. Các chuyên gia về SEO tập trung vào việc tối ưu hóa với một mục đích: để các trang của họ có được thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm. Họ luôn tìm kiếm xu hướng mới trong lĩnh vực của mình và không ngại thử các chiến thuật mới nếu chúng góp phần cải thiện thứ hạng. Sự ám ảnh của họ với UX và nội dung chất lượng chính là bằng chứng hoàn hảo. Mặc dù SEOer không phải là nhà văn hoặc chuyên gia lập trình, họ chắc chắn sẽ sẵn sàng đầu tư để đạt được kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn nghiên cứu ý tưởng nội dung và kiểm tra mức độ uy tín của các website là điều họ sẽ không bỏ qua.
Các SEOer đặc biệt sáng tạo trong việc tìm kiếm các sơ hở. Cho dù các công cụ tìm kiếm đã trở nên thông minh hơn và hầu hết các kỹ thuật trước đây không còn hiệu quả nhưng họ hiểu rằng công cụ tìm kiếm không phải là một “bộ óc” hoàn hảo và sẽ luôn luôn có cách để khai thác sơ hở. Những tin tức lá cải, giật gân là một ví dụ điển hình. Tại sao các bài viết từ những nguồn đáng thất vọng như thế lại có thể xếp hạng cao như vậy? Đó một phần là do mức độ tương tác của người dùng.
Khi SEO tiếp tục thay đổi, sẽ luôn có những vấn đề cần được giải quyết. Liệu một từ khóa có thể xếp ở thứ hạng cao khi bạn không tối ưu hóa? Liệu một website có thể đạt được thứ hạng tốt mà không cần chiến lược SEO? Câu trả lời là đơn giản nhưng không dễ dàng. Tuy nhiên, có một số cách bạn hoàn toàn có thể làm chủ – hãy tập trung vào nội dung chất lượng: xây dựng uy tín thương hiệu, tạo sự tin cậy cho các công cụ tìm kiếm, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu người dùng cũng như sáng tạo trải nghiệm khách hàng hấp dẫn. SEO không còn là những quy tắc. Thay vào đó, nó chính là sự lựa chọn buộc doanh nghiệp phải đánh đổi: giúp các công cụ tìm kiếm mang lại giá trị cho người dùng của hay trở thành một spammer? Quyết định là ở bạn.
Tại thời điểm đầu xuất hiện hình thức tìm kiếm trực tuyến, người dùng chủ yếu dựa vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing để tra cứu thông tin, thay vì tận dụng ưu thế của các ứng dụng và mạng xã hội như hiện nay. Khi đó, thương hiệu chỉ đơn giản chèn đúng từ khoá vào các vị trí phù hợp đã có thể bỏ xa đối thủ về thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, khi công nghệ và các tính năng mới xuất hiện mỗi ngày – những thứ như ứng dụng, mạng xã hội, tìm kiếm bằng giọng nói và quan trọng nhất là thói quen của người dùng “dành tới 85% thời gian sử dụng smartphone trên các ứng dụng như mạng xã hội, trò chơi và nhắn tin – đã tái định nghĩa thế nào là “sự đơn giản” của việc tìm kiếm thông tin cũng như làm SEO.
Lúc này, điều người dùng đánh giá cao đó chính là một trải nghiệm nhất quán và đặc biệt tinh gọn. Vì họ rất lười nên họ muốn những thứ siêu đơn giản và không tốn quá nhiều công sức. Đó chính là lý do vì sao một số chuyên gia hàng đầu đang nhận định rằng, SEO truyền thống đang dần bị soán ngôi vương. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng theo chân Fant – một chuyên gia SEO dày dạn kinh nghiệm để hình dung rõ hơn về sự thay đổi quan trọng, có lẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp với định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời gian ngắn sắp tới.
Tôi bắt đầu làm SEO vào năm 2012 khi phát triển một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm điện tử trực tuyến với mục tiêu tìm một cách hợp lý, lâu dài để tăng lưu lượng truy cập có liên quan tới website. Hai năm sau, công việc toàn thời gian của tôi là nghiên cứu từ khóa, xây dựng backlink, tối ưu SEO onsite và offsite cũng như phát triển web cho một agency ở Kansas. Cuộc chiến về SEO của tôi gói gọn trong việc tận dụng các nguồn lực như Google Search Console, Google Keyword Planner và Google PageSpeed v.v. để từ khóa lên top. Công việc rất căng thẳng, lặp đi lặp lại và tốn nhiều thời gian, nhưng tôi luôn có cảm giác rằng những gì mình làm là cần thiết – nhất là khi các chuyên gia tiếp thị tôi theo dõi để học hỏi cũng chia sẻ rằng họ cũng đang làm những điều tương tự.
Đột nhiên thời gian gần đây lại xuất hiện những thay đổi thuật toán và hình thức trừng phạt từ Google: các từ khoá không xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm (Sanbox),,… Trong khi đó, SEO là một công việc không thể mang lại kết quả chỉ trong một chốc một lát. Điều gì sẽ xảy ra nếu sau một thời gian dài dốc sức triển khai nhưng không có kết quả?
Google Penguin chính là nguyên nhân khiến thứ hạng từ khoá giảm đột ngột
Sau khi đã phân tích chi tiết những thay đổi về xu hướng của SEO, câu hỏi đặt ra là: thương hiệu nên làm gì? Nếu bạn không thể đánh lừa cả hệ thống và các công cụ tìm kiếm lầm tưởng rằng website của bạn đang sở hữu những nội dung tuyệt vời, cách tốt nhất là bạn nên tạo ra nó.
Điều quan trọng hơn là xây dựng thương hiệu uy tín và có liên quan đến các chủ đề nhất định thay vì chỉ tập trung làm sao để từ khóa được xếp hạng ở các vị trí cao. Nội dung liên quan, chất lượng cùng chiến lược phân phối nội dung tốt, đặc biệt vào thời điểm người dùng ngày càng có xu hướng tìm đến nội dung thông qua các kênh như mạng truyền thông xã hội chắc chắn sẽ mang lại kết quả.
Còn đối với các công cụ tìm kiếm, thời gian trên trang khi người dùng tương tác với nội dung (time on site) cao cũng là một dấu hiệu về chất lượng. Họ sẽ rất hài lòng khi website cung cấp nội dung tuyệt vời trong khi đó các công cụ tìm kiếm sẽ ghi nhận site của bạn với các chỉ số tương tác mạnh mẽ.
Cùng với đó, trải nghiệm người dùng trên site cũng là một yếu tố quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ tương tác của khách hàng. Tốc độ load site có đủ nhanh không? Nó có tối ưu trên các thiết bị di động? Gần đây bạn có bị hack không? Đừng quên phân tích các yếu tố liên quan tới tìm kiếm bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools hay Bing Webmaster Tools.
Doanh nghiệp cũng có thể chủ động tạo ảnh hưởng đến các truy vấn tìm kiếm bằng cách tập trung vào việc xây dựng thương hiệu. Chiến lược xây dựng thương hiệu tuyệt vời nâng cao mức độ nhận diện sẽ góp phần không nhỏ vào việc ảnh hưởng tới việc người dùng có lựa chọn tên thương hiệu cuả bạn để bắt đầu tìm kiếm hay không?
Cuối cùng, những công việc SEO cơ bản vẫn còn khá cần thiết. Các nhà tiếp thị tập trung vào thứ hạng từ khoá nhưng lại quên rằng trước khi Google có thể thiết lập thứ hạng, nó phải thu thập đủ thông tin và lập chỉ mục về trang web. Vì lẽ đó hãy kiểm tra lại một lần nữa và đảm bảo rằng các con bot của Google có thể dễ dàng thu thập dữ liệu trên site của bạn.