Facebook được khởi xướng như là một cách cho học sinh cao đẳng trao đổi với nhau, và kể từ đó nó đã bao gồm việc tạo ra content, chia sẻ và quảng cáo. Có hơn 1 tỷ người sử dụng tương tác mỗi ngày trên Facebook, việc này thể hiện một cơ hội khổng lồ cho các nhà quảng cáo tận dụng triệt để content của họ trước các khách hàng tiềm năng.
Có rất nhiều lựa chọn target hiện hành cho phép các nhà marketing để thu về giá trị lớn nhất vối từng đôla đầu tư cho mạng lưới rộng lớn này. Điều này biến Facebook thành một nơi lý tưởng để chuyển đổi, download và lead generation.
Trong thực tế, có những minh chứng cho thấy 55% các nhà marketing qua mạng xã hội sử dụng Facebook là mặt bằng cơ bản của họ và gần 68% ngân quỹ cho quảng cáo đều được đầu tư cho Facebook Ads. Trong bài viết hôm nay, sau nhiều nghiên cứu và tìm hiểu thì chúng tôi đã tìm được những mẹo được sử dụng bởi nhiều nhà marketing thành công trên thế giới và gửi tới các bạn.
QUẢNG CÁO NẮNG XANH giới thiệu 10 chiến dịch cho một Facebook Ads thành công
Bạn cần phải tập trung vào hai con số - lượt xem video và số lần thực hiện lời đề nghị. Lượt xem video cơ bản mà nói là một khoảng chi có hiệu quả, nhìn vào con số lượt xem của video chúng ta có thể thu về từ khoản đầu tư của ta với CPV (cost per view) thấp nhất.
Trong khoảng lần thực hiện thì chúng ta có thể đi sâu hơn và tính toán được CPA (cost per acquisition) với từng người thực hiện lời đề nghị. Những điều trên chúng ta hiểu được khoảng đầu tư chúng ta bỏ vào có xứng đáng với từng khách hàng thu về không. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xem xét kĩ những feedback chất lượng.
Chức năng Reactions của Facebook cho phép chúng ta nhìn thấy không chỉ có bao nhiêu người bấm “like” content của chúng ta mà còn giúp content chúng ta có thể dễ dàng được chia sẻ. Chính vì vậy, chúng ta tìm kiếm những lượt chia sẻ và bình luận trên quảng cáo, bởi vì đó là một minh chứng dẫn đầu cho hiệu quả của content.
Bạn có thể nhắm tới bất kì lượng khán giả nào bằng cách sử dụng Facebook Ads. Hầu như tất cả mọi người đều có chơi Facebook, và chúng ta đều chia sẻ một lượng thông tin rất lớn về chúng ta. Facebook có trách nhiệm biên soạn và sắp xếp tất cả dữ liệu đó cho mặt bằng quảng cáo của họ để các nhà marketing có thể tùy chỉnh quảng cáo của họ càng chung hoặc càng chi tiết tùy ý.
Bạn muốn nhắm tới các bà mẹ có con nhỏ trong phạm vi bán kính 30 cây số từ một cửa hàng quần áo của trẻ con phải không? Facebook cho phép bạn làm điều đó. Bạn muốn bán hàng cho đàn ông có độ tuổi từ 30 tới 35 và khiến họ bấm xem qua website của bạn phải không? Facebook cũng cho phép bạn làm việc này.
Bạn cũng có thể dùng chức năng Audience Insights trong tài khoản quảng cáo của mình để tìm kiếm toàn bộ Facebook, tìm giữa những người hâm mộ của trang Facebook bạn hoặc những tài khoản khách hàng bất kì để có thể có thêm kiến thức về đối tượng cũng như nghĩ ra được cách target họ tốt hơn. Bạn cũng có thể đăng tải một danh sách email với tư cách là một khán giả và phục vụ những quảng cáo đặc biệt chỉ hướng tới những khách hàng đó.
Bằng cách sử dụng Facebook Ads, chúng ta có thể phân tích các nhóm loại khách hàng từ các thành viên trong nhóm để hiểu rõ họ hơn dựa trên những đặc điểm như là địa điểm, sở thích, lĩnh vực chuyên môn, v…v Chúng ta sử dụng những dữ liệu này để phát triển khán giả nhằm nhận dạng những thành viên tiềm năng. Sau đó chúng ta có thể lại tiếp tục phân loại để gửi những quảng cáo nêu lên những lời đề nghị chúng ta cung cấp cho khách hàng, các địa điểm và dịch vụ mà chúng ta tin tưởng sẽ đem lại lợi ích cho họ.
Lúc nào cũng nên làm bài kiểm tra so sánh (A/B Test) các cách tiếp cận của bạn. Bạn có thể dễ dàng giả định đâu là cách thu hút mọi người nhất nhưng mà bạn sẽ phải kinh ngạc khi bạn thật sự kiểm tra chúng cho mà xem. Các chuyên gia cho rằng, bạn lúc nào cũng nên so sánh ít nhất là hai lựa chọn và theo dõi mức độ biểu diễn của chúng thật kĩ lưỡng. Sau đó, bạn hãy đầu tư vào phương pháp hiệu quả nhất để có thể tận dụng được tối đa khoản chi của bạn. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi thấy những thủ thuật mà bạn yêu thích và nghĩ sẽ đem lại thành công cho bạn lại không hề nằm trong kết quả đứng đầu của việc kiểm tra.
Có rất nhiều nhà marketing sử dụng lời kêu gọi dạng “Learn More” cho những loại content mang tính giáo dục và chia sẻ về những kinh nghiệm của nhà kinh doanh, cách lãnh đạo v…v bởi vì tính hiệu quả cao. Mục tiêu cuối cùng của họ khi quảng cáo trong Facebook chính là khiến người dùng bấm xem những content dài và có nhiều thông số dữ liệu.
Và bởi vì hầu hết những content này đều được đăng tải trên website của họ nên họ bắt đầu phân tích vào theo dõi hành động của những người ghé thăm website của họ từ quảng cáo. Việc này có thể giúp đảm bảo rằng họ đang nhắm tới đúng người, đúng đối tượng và cung cấp được những content mà người ghé thăm thấy thích thú.
Mặt bằng mạng xã hội luôn luôn có sự biến đổi, và chúng ta luôn phải tìm cách nhanh chóng thích ứng với mọi thứ để có thể đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng và đảm bảo độ tin cậy của sự hiện diện trong mạng xã hội. Tất nhiên việc nhận biết được xu hướng là một điểm rất tốt, nhưng bạn không nên nhồi nhét một xu hướng hoặc là một mạng lưới mới nếu như chúng không phù hợp với nhãn hàng của bạn.
Bạn cần phải xác định được giá trị thật sự mà một xu hướng có thể đem lại trước khi có bất cứ hành động gì. Nếu như có thứ gì đó không phù hợp với đối tượng khán giả của bạn thì không có lý do gì để bạn tiếp tục theo đuổi những sự thu hút nhất thời để được xem là “bắt kịp xu hướng” – việc này có thể khiến khán giả của bạn bị cụt hứng và mất lòng tin.
Bạn cần phải có một mục tiêu rõ ràng cho quảng cáo của bạn, phải có chỉ số đo lường công việc (KPI) rõ ràng và một CPC (cost-per-conversion) hấp dẫn. Việc nhận định những con số này và thiết lập một thủ thuật theo dõi đúng chuẩn cũng như luôn xem xét cẩn thận mức độ biểu diễn chính là những yếu tố chủ chốt trong việc xác định ROI từ quảng cáo mạng xã hội.
Quy luật của việc tạo ra một bài đăng hay và thu hút sự chú ý đều giống nhau trong bất kì phương tiện truyền thông nào. Ví dụ, bạn cần phải cung cấp những giá trị rõ ràng và kết nối được với những gì khán giả của bạn thực sự cần. Đừng nên quá chú trọng vào việc sử dụng những phương tiện mới như video hoặc canvas nếu như bạn không có mục đích thật sự. Nhưng nếu như bạn cảm thấy công nghệ đó có thể cung cấp cho bạn một cách tiếp cận tới khán giả tốt hơn và thuận tiện hơn thì bạn đừng ngại ngần mà thử nghiệm.
Có khả năng đóan biết được những gì mà đối thủ của bạn đang quảng cáo trên mạng xã hội thực tế mà nói sẽ không đem lại lợi ích gì cho bạn. Điều bạn cần làm là hãy so sánh khoản đầu tư vào Facebook của bạn với khoản đầu tư của đối thủ để có thể đánh giá được ảnh hưởng của content chúng ta đem lại.
Bởi vì bản chất của Facebook đòi hỏi việc nhanh gọn lẹ cho nên bạn cần phải nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề bằng một lời kêu gọi hành động (call-to-action) thật cụ thể cho dù nội dung có là giảm giá, một lời mời dự sự kiện hoặc là một cơ hội tìm hiểu thêm về sản phẩm và dịch vụ của bạn thì cũng vậy.
Tránh việc sử dụng từ ngữ quá trịnh trọng và màu mè không cần thiết. Khi cân nhắc các hình ảnh, thì hình ảnh chứa khuôn mặt và màu sắc sặc sỡ sẽ nổi bật hơn và video sẽ đem lại tầm ảnh hưởng rất cao nếu như độ dài quảng cáo từ 30 giây đổ xuống. Ngoài ra, nếu như video của bạn có phụ đề để người dùng không cần âm thanh để có thể hiểu được quảng cáo của bạn lại là một điểm cộng khác.
Facebook Ads có thể là một tool vô cùng giá trị, nhưng chỉ khi bạn nỗ lực vào việc điều chỉnh phát triển và đo lường độ hiệu quả của chúng mà tôi. Bạn tốt nhất nên cho chạy các bài kiểm tra so sánh (A/B Test), có ít nhất hai phiên bản lặp đi lặp lại của một quảng cáo đang hiện hàng, đôi khi con số có thể lên tới 10 – 20 phiên bản nếu như bạn kiểm tra những thứ nhỏ nhặt nhất như là chữ viết in hoa, hình ảnh, tiêu đề và lời kêu gọi hành động (CTA).
Bạn cũng cần phải nhớ và lưu ý tới những gì bạn đang đo lường. Thành công không thể chỉ được dựa trên bao nhiêu người bấm chọn hoặc xem quảng cáo đâu. Hãy chắc chắn là bạn xem những dữ liệu ảo này vào cùng một mục tiêu hoặc là số liệu mà bạn thật sự thấy giá trị như là CPD (cost-per-download) hoặc là CPL (cost-per-lead).
Hãy thử tạo ra hoặc là xem trước quảng cáo của bạn trên thiết bị di động trước khi tung ra. Hầu hết mọi người ngày nay đều xem quảng cáo trên thiết bị di động. Chính vì vậy mà những hình ảnh không có văn bản đi kèm và truyền tải những thông điệp đơn giản thường đem lại hiệu quả cao hơn.
Nhiều người trong chúng ta luôn sẵn sàng để thử nghiệm các sản phẩm cũng như thủ thuật mới để phát triển marketing của chúng ta. Việc này bao gồm các thủ thuật như quay video 360 độ, làm phụ đề, v…v Bởi vì có rất nhiều khách hàng chỉ thực sự tin khi họ có thể tải nghiệm sản phẩm như nhìn thấy hình ảnh, nghe thấy âm thanh, v…v Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng những đặc điểm này để bắt tay vào quay một quảng cáo, không ít các nhà marketing đã thành công bằng cách này.
TỔNG KẾT
Bây giờ sau khi bạn đã học được hết những thủ thuật được các nhà marketing thành công trên Facebook áp dụng thì bạn đã sẵn sàng áp dụng chúng vào trong việc kinh doanh của riêng mình rồi. Một việc bạn cần phải nhớ kĩ là luôn luôn phải kiểm tra và đánh giá các kết quả thu về để rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Đừng ngại ngần thay đổi chiến thuật khi đang ở giữa quá trình nếu như bạn nhận ra có cách giúp bạn thu về lợi ích cũng như tận dụng được quảng cáo của bạn tốt hơn.
Chúc bạn thành công và may mắn! QUẢNG CÁO NẮNG XANH chuyên tư vấn quảng cáo facebook