Bạn còn có thể cho những sản phẩm miễn phí hoặc sáng tạo với những chiếc hashtag, tổ chức cuộc thi, và kết nối với những nhân vật có tầm ảnh hưởng. Những điều trên không phải là những bài học duy nhất mà bạn có thể học từ những thương hiệu thành công, nhưng bài học của họ là cách hay nhất để bạn bắt đầu. Người đi từ khỏi nghiệp đến thành công đều cùng là một người, và người ấy lắng nghe những bài học thành công từ những doanh nhân khác.
Như học bất kì điều gì trong cuộc sống, chúng ta đều biết sẽ tốt hơn nếu học theo những người đã thành công. Không có doanh nghiệp mới nào có thể sinh tồn dựa trên may mắn. Thay vào đó, những doanh nhân được hướng dẫn bởi những lời khuyên có kiến thức từ những người đi trước.
Lấy một trang từ những "người lớn tuổi" có thể cho một sức mạnh để bạn làm nên hay thậm chí phá vỡ sự nghiệp kinh doanh của mình. Điều này cũng tương tự như thành công và thất bạn trong chiến dịch marketing. Mỗi doanh nghiệp tồn tại hay thất bại dựa trên độ tốt của thị trường của sản phẩm đó ra sao. Có nghĩa là học những chiến thuật tiếp thị hiệu quả từ các doanh nghiệp quyền lực nên được đề vào mục ưu tiên nhất.
Trong bài viết này, MARKETING NẮNG XANH xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết vô cùng bổ ích về những bài học mà các doanh nghiệp thế giới đã sử dụng cho chiến lược marketing của họ để từ đó bạn có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Thực tế thì những doanh nghiệp này đều là bạn khi mới bắt đầu. Bạn có biết rằng Apple đã được xây dựng lên từ tay của Steve Jobs trong cái nhà để xe dưới đây không?
Apple không phải là một doanh nghiệp to lớn gì lúc mới bắt đầu. Amazon, Google và Disney cũng bắt đầu một cách khiêm tốn tương tự. Nhưng bây giờ thì như các bạn đã thấy, tất cả đều được liệt kê vào danh sách 13 doanh nghiệp thành công và giá trị nhất thế giới.
Điều này có nghĩa cho 2 thứ khi bạn bắt đầu: Thứ nhất, bạn nên hiểu rằng bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công tương tự những thương hiệu trên. Thứ hai, nó có nghĩa là những thương hiệu này, theo một nghĩa thực sự, đã trải qua chính xác những giừ bạn đang gặp phải. Vì thế họ sẽ có những lời khuyên bổ ích cho bạn để phát triển doanh nghiệp của chính mình. Những lời khuyên này là gì? Dưới đây là 12 bài học tiếp thị của những thương hiệu nổi tiếng này.
Những doanh nghiệp lớn tạo rất nhiều nội dung và đương nhiên là vì những lý do tốt. Nội dung quảng bá khả năng hiển thị, chia sẻ câu chuyện của công ty của bạn và thậm chí là làm tăng khách hàng tiềm năng cũng như chuyển đổi. Và họ đang cho khách hàng những gì họ muốn. 80% khách hàng đều yêu thích việc tìm hiểu một thương hiệu qua những nội dung trực tuyến.
Ngoài ra, tiếp thị nội dung là một trong những ưu tiên hàng đầu cho những doanh nghiệp B2B (Business to business).
Nhưng điều thú vị hơn chính là cách mà họ tạo ra được những nội dung đó. Những nhà sáng lập khỏi nghiệp nhìn chung đều có một thói quen tự tạo những sáng tạo nội dung. Nhưng bài học ở đây là cho phép người khác làm điều đó và tạo một quy trình đáng tin cậy để tạo ra nội dung ấy. Khi được hỏi ai đã viết ra những nội dung này, các doanh nghiệp đều cho phép các nhân viên biên tập nội dung là công việc này.
Như bạn có thể thấy, những giám đốc điều hành không dành nhiều thời gian thiết lập nội dung, mà là những nhân viên của họ. Các doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của việc này. Trừ khi thế mạnh của bạn là tạo những nội dung thu hút - và nó cũng chính là sự tập trung của bạn về lâu về dài - cách hay nhất là hãy để người khác viết. Nhớ rằng, càng nhiều phần của doanh nghiệp bạn sắp xếp hợp lý, cơ hội để mở rộng và phát triển bạn nhận được càng cao.
Đây là một sự thật đơn giản. Bạn càng lập ra nhiều nội dung trực tuyến, cơ hội hiển thị của bạn đến thị trường mục tiêu càng tăng. Gary Vaynerchuk là một ví dụ điển hình cho sự thật này. Ông ấy đã xây dựng khán giả và thương hiệu bằng chính đôi tay mình như một chuyên gia bằng cách tạo một mảng nội dung mới trên mạng xã hội trong 3 hay 6 tiếng đồng hồ trôi qua.
Và không chỉ dừng lại ở bài viết đó. Xu hướng này vẫn tiếp tục đều đặn trên nguyên trang Facebook của ông. Làm sao ông có thể tạo ra được nhiều nội dung đến như vậy? Điều này cũng dễ dàng thôi. Ông ghi chép, thu âm lại quá trình kinh doanh của mình. Nếu ông ấy có nói chuyện với ai đó về sự khởi nghiệp của mình, ông ta thu âm lại. Nếu ông ấy đi diễn thuyết, ông cũng thu âm lại.
Và nếu ông ấy có một cuộc trò chuyện nho nhỏ, ông vẫn ghi chép lại tất! Bằng cách ghi chép và đăng tải một lượng video khổng lồ, ông ấy tự định vị thương hiệu của chính mình như một chuyên gia. Phương pháp sáng tạo nội dung của ông không phải là "khoa học tên lửa" gì cả! Bạn có thể làm được việc tương tự như vậy bằng cách đưa những video trực tuyến vào cũng như công khai hành trình của mình lại là được.
Video được xem như là "bánh mì và bơ" của tiếp thị nội dung vì chúng dễ dàng hơn việc thu âm, chúng còn có thể thu hút khách hàng một cách trực quan. Nhưng, để biến những video trở thành sức mạnh tiếp sức cho chiến dịch nội dung của bạn, chúng không phải chỉ nổi tiếng hay thịnh hành là đủ. Chúng cần phải có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mọi người. Gần 50% số người tìm kiếm những video liên quan đến sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Con số này khá là lớn! Nó cũng có nghĩa rằng bạn có thể vô ý làm nản lòng người tiêu dùng nếu bạn không có những video nội dung xung quanh những sản phẩm của mình. Thực tế, những doanh nghiệp lớn đều ý thức được sức ảnh hưởng của những video tiếp thị. Họ sẽ ưu tiên chúng lên trên hết nếu họ có thể.
Nhưng video không chỉ hoạt động tốt trên mạng xã hội. Nó cũng gia tăng tỷ lệ nhấp chuột qua email đến 200-300%.
Và nó có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các trang đích đến 80%.
Để minh họa xa hơn nữa về sức mạnh của video, hãy xem xét thực tế rằng phân nửa lượt xem trên mạng xã hội đều diễn ra trên Youtube.
Video mang tính minh bạch, hấp dẫn và trực quan. Vì tất cả những điều này, video mới hiệu quả đến thế. Và cũng chính vì tính hiệu quả, nó cũng chính là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trơ cho những nhà tiếp thị.
Tất cả những sản phẩm và thương hiệu đỉnh cao đều kể một câu chuyện. Điều này có nghĩa là kể chuyện đóng vai trò như một nền tảng hiệu quả cho marketing. Nhưng kể chuyện gì và kể chuyện là gì chứ? Về cốt lõi, kể chuyện đồng thời với đưa ra một lời hứa cho những ai mua sản phẩm từ bạn. Bạn có thể hứa hẹn rằng sẽ mang sự hấp dẫn , duyên dáng, hạnh phúc hay sức khỏe, thịnh vượng đến cho khách hàng. Sau đó, những lời hứa này phải được đóng khung trong một câu chuyện. Hãy xem qua ví dụ về Greats, một doanh nghiệp thiết kế giày tạo ra bỏi Jon Buscemi và Ryan Babenzien. Bạn có thể xem qua video trong đường link này:
Trong video, Jon và Ryan chia sẻ về câu chuyện của họ. Họ nói về cách cũng như lý do tại sao họ bắt đầu và những gì làm cho sản phẩn của họ vượt trội hơn phần lớn những người khác. Họ kể một câu chuyện. Câu chuyện này hứa hẹn rằng giày thiết kế với giá thấp cùng với giao hàng miễn phí, nhanh chóng. Vì hai chữ "thiết kế" thường gắn với một số tiền khá lớn, video của họ đưa ra một điều trái lại. Một ví dụ khác về việc này là từ TOMS, một công ty giày từ thiện nổi tiếng.
Khi một khách hàng bất kì mua giày, TOMS quyên góp một đôi giày cho quỹ từ thiện. Đây cũng chính là lý do tại sao khẩu hiệu của họ là "One for One". Nhưng câu chuyện chính xác mà họ muốn kể cho khách hàng là gì? Câu chuyện đang kể cho khách hàng rằng nếu họ đang mua hàng từ TOMS, họ là người rất rộng lượng. Nó còn kể cho khách hàng rằng bạn bè của họ sẽ nghĩ họ hào phóng vì hầu hết bọn họ đều quen thuộc với thương hiệu TOMS. Người ta thường thích được cho là hàng phóng, rộng lượng, và thế nên TOMS đã hứa hẹn bằng cách kể một câu chuyện lôi cuốn về sản phẩm của mình. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể làm điều như vậy. Kể một câu chuyện, đưa ra một lời hứa, và bán sản phẩm của mình.
Hashtag (dấu thăng, dùng trên mạng xã hội) rất mạnh. Chúng cho phép người dùng đến gần nhau hơn với một nguyên nhân chung bao quanh thương hiệu của bạn. Chúng tạo được ý thức thương hiệu. Và chúng còn có thể xây dựng một nền tảng cho khách hàng nếu hashtag đủ sức thu hút. Hashtag có thể được sử dụng trên bất kì nền tảng mạng xã hội, bao gồm cả LinkedIn, Google+, Facebook, Instagram, và Twitter. Thương hiệu vệ sinh phụ nữ Always, tạo ra một chiến dịch hashtag #LikeAGirl (#hãy như một cô gái). Về cơ bản, Always tự đặt mình như một thương hiệu hỗ trợ cho phụ nữ. Đây là một bước tiến thông minh cho một thương hiệu mà khách hàng của họ phần lớn là phụ nữ.
Bạn cũng có thể tạo ra một nội dung do người dùng tạo ra bằng cách tạo một hashtag độc nhất và quảng cáo nó cho khán giả. Bằng cách nào ư? Hãy xem xét chiến dịch hashtag #PutACanOnIt (#đặt một cái lon trên đó) của Redbull. Redbull khuyến khích khách hàng của họ đặt chiếc lon lên bất kì vật thể nào có chưa logo của Redbull. Sau đó, bằng một thao tác tìm kiếm đơn giản chiếc hashtag độc lạ này, Redbull đã tìm ra nội dung được tạo ra bởi người dùng của họ và chia sẻ nó lên những trang mạng xã hội của mình.
Hashtag cho người dùng tương tác với thương hiệu. Chúng tạo ra một nội dung độc nhất nhưng chẳng tốn thêm số tiền nào cả. Và hashtag còn củng cố danh tính của thương hiệu.
Tại sao người ta lại mua sản phẩm? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Đôi khi, họ mua vì bán hàng tốt. Thỉnh thoảng vì họ không tìm thấy mặt hàng ở đâu khác nữa. Và có khi họ mua vì quảng cáo tốt. Nhưng thường xuyên hơn, người ta không mua vì không lý do gì cả! Thay vào đó, họ mua vì họ có thói quen mua sản phẩm của bạn. Và việc tạo ra một thói quen xung quanh sản phẩm của bạn đơn giản là một vấn đề của việc tạo dựng một cộng đồng. Một công ty đồng hồ thể thao nổi tiếng, Fitbit, là một ví dụ hay cho vấn đề này.
Fitbit bán những chiếc đồng hồ theo dõi nhịp tim và lượng calories đốt cháy mỗi ngày của bạn. Trên bề mặt, họ xuất hiện chỉ để bán đồng hồ thể thao. Nhưng, sâu hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng không chỉ thế. Họ còn bán một cộng đồng những người muốn được khỏe mạnh.
Họ có một trang blog nơi mà họ chia sẻ những bí quyết giữ sức khỏe.
Nhưng cộng đồng này không chỉ tồn tại trên trang web, nó còn tồn tại trên ứng dụng. Ứng dựng Fitbit cho phép người dùng kết bạn với những người họ biết, gửi tin nhắn cho họ cũng như thách thứ họ.
Bằng cách tạo một thương hiệu được xây dựng xung quanh những người đang cố gắng trở nên khỏe mạnh, Fitbit tạo ra không chỉ một chiếc đồng hồ. Họ xây dựng một cộng đồng. Một cộng đồng nói chuyện về sản phẩm của họ, tiếp thị sản phẩm của họ và cũng như mua sản phẩm của họ.
Bạn chạy một quảng cáo trên Facebook (Faceboo Ads), bạn gửi mail trực tiếp, bạn đặt thông tin trên tờ rơi, và thậm chí bạn còn chạy những quảng cáo tiếp cận lại (retargeting ads). Tất cả những quá trình trên đều rất quan trọng cho một công ty trở nên thành công, nhưng nếu có một thứ mà các doanh nhân phải dạy cho bạn, đó chính là sự sáng tạo trong chiến lược marketing của bạn. Một chiến lược sáng tạo có thể tạo ra những khác biệt vô cùng lớn. Nhưng cũng đừng nghĩ rằng sáng tạo là thứ gì đó thật phức tạp. Thông thường, chỉ cần làm gì đó khác biệt một ít so với tiêu chuẩn có thể làm cho bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hãy xem qua chiếc thiệp Giáng sinh từ Volkswagen này:
Chiếc thiệp này khá la đơn giản. Nhưng chắc rồi, nó lấy được một phần suy nghĩ thêm của các nhà tiếp thị Volkswagen, nhưng những suy nghĩ "thêm" ấy được trả hết khi nó đã được bàn giao. Cách nào ư? Hãy nghĩ về tất cả nhũng chiếc thiệp mà bạn nhận được suốt những ngày lễ từ gia đình hoặc các nhà tiếp thị. Nói chung, tất cả những chiếc thiệp đó đều có vẻ giống nhau như thế này đây:
Có thể rất khó để chỉ ra được cái nào là của bạn bè, cái nào là của những người bán hàng. Nhưng bằng cách tạo ra những thứ mà chưa có ai từng làm trước đây, nó gửi đến một thông điệp đến khách hàng rằng bạn quan tâm đến họ. Cứ thế nhiều lần, quá trình giao tiếp với khách hàng trở nên bền chặt hơn và bạn có thể giữ họ lại.
Từ "miễn phí" có vẻ đáng sợ cho những nhà tiếp thị. Toàn bộ việc chạy quảng cáo, tạo nội dung và tiếp thị nhìn chung là để bán hàng, không phải là "tặng" hàng đi. Nhưng việc cho đi những quà tặng miễn phí có thể là một phương pháp đáng ngạc nhiên cho các nhà tiếp thị. Bằng cách nào? Sức mạnh tiếp thị của những sản phẩm miễn phí được mô tả rất tốt bởi những bài post gần đây của công ty Sunny Co Clothing. Họ hứa hẹn sẽ tặng một bộ đồ bơi miễn phí cho những khách đăng lại hình ảnh của họ. Việc này hiệu quả còn nhiều hơn là họ mong đợi.
Bài viết đã được lan truyền với những bạn nữ ở khắp nơi được chia sẻ hoặc gắn tên (tag) vào bài viết để người viết bài có thể được nhận một bộ đồ bơi miễn phí. Có vẻ thật thú vị phải không nào? Tuy nhiên, Sunny Co đã không chuẩn bị cho một loạt những phải hồi mà họ đã nhận được. Trong một sự gấp rút để tuyên bố về những món quà của họ đưa ra, họ đã tháo gỡ bài viết xuống nhanh chóng sau đó.
Vâng. Đối với Sunny Co, đây có lẽ là một sai lầm. Nhưng bên cạnh những kinh nghiệm của Sunny Co, câu chuyện trên mô tả một điểm vô cùng quan trọng. Khách hàng rất yêu thích những món đồ miễn phí kèm theo. Và nếu như bạn cho họ thứ gì đó miễn phí, họ sẽ thường rất sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của bạn và lan truyền thông điệp giúp bạn.
Mọi người đều yêu thích những cuộc thi vui vẻ, thân thiện. Đặc biệt khi họ có thể chiến thắng và nhận được giải gì đó từ việc tham gia. Vì lý do này, bạn có thể hoàn toàn giới thiệu công ty của mình và lan truyền sự nhận dạng thuong hiệu của bạn bằng cách tổ chức một cuộc thi. Eggo, một thương hiệu bánh waffle đông lạnh, đã sử dụng chiến thuật này và tên của nó là "Cuộc thi The Great Eggo Waffle Off".
Đây là một cuộc thi đơn giản chỉ với hai phần. Thứ nhất, người tham gia được yêu cầu phải nộp lại công thức làm bánh waffle ưu thích của họ. Sau đó, mọi người được bầu chọn cho công thức mà họ nghĩ là hay nhất. Công thức nào được bình chọn nhiều nhất sẽ chiến thắng. Giải thưởng của họ là gì? 5,000 ngàn đô-la! Thật tuyệt vời! Nhưng Eggo sẽ nhận được gì qua việc này? Đó chính là hàng ngàn người sẽ nhận dạng được thương hiệu và gắn kết thương hiệu của họ chỉ trên mạng internet.
Tất cả những nhà tiếp thị đều biết được giá trị của việc đưa thương hiệu của mình đến với mọi khach hàng. Hơn hết là việc tổ chức cuộc thi thì chẳng tốn nhiều tiền. Nhãn hiệ Dove đã tổ chức một cuộc thi mang tên "Real Beauty Should Be Shared" (Vẻ đẹp thực sự nên được chia sẻ). Người chơi phải điền vào chổ trống những gì làm cho ai đó đẹp trong cuộc sống của họ.
Người thắng cuộc sẽ trở thành người mẫu cho Dove trên trang web của họ.
Thay vì trao tiền cho người chiến thắng, hãy nghĩ một cách sáng tạo hơn về những gì thương hiệu của bạn có thể cung cấp cho mọi người và làm cho họ thấy giá trị. Có thể chỉ là gương mặt của họ sẽ xuất hiện trên trang web. Có thể đó là một món hàng miễn phí. Hoặc có thể đó là một sản phẩm được giảm giá. Cho dù trường hợp nào đi nữa, mọi người yêu thích việc thi thố để dành giải thưởn, và nếu bạn tạo ra một sân chơi cho họ, họ sẽ đổ xô đến bạn thôi. Và, thậm chí trong số đó sẽ trở thành khách hàng thực sự của bạn trong tương lai.
Tiếp thị có người ảnh hưởng (influencer marketing) có sức mạnh lớn vì nó có tính liên hệ, kết nối cao. Bằng cách làm việc với những đặc thù Internet, các công ty mọi nơi nhân hóa thương hiệu, sản phẩm và kinh nghiệm của họ lên. Những người có ảnh hưởng thì rất hiệu quả vì khán giả của họ kết nối với họ.
Khi thương hiệu gắn thẻ (tag) trên suốt chặn đường của họ, họ có được một mức độ tương tự của sự kết nối với những khán giả của những người có ảnh hưởng. Old Navy là môt ví dụ điển hình. Công ty này đã sử sụ Meghan Rienks, một diễn viên hài trên Youtube, làm người ảnh hưởng cho chiến dịch marketing có người ảnh hưởng của họ. Đoạn video thì hài hước, vui nhộn và thật sự hoàn hảo cho thương hiệu Old Navy.
Tương tự, Hallmark đã làm người ảnh hưởng cho chiến dịch sử dụng hashtag #KeepSakelt. Họ đã liên lạc với người ảnh hưởng và yêu cầu họ chia sẻ những khoảnh khắc minh bạch, xúc động với gia đình họ trong suốt những kì nghỉ và sử dụng một hashtag duy nhất. Hình ảnh thương hiệu Hallmark từ lâu đã thân thiện và ấm cúng. Và với chiến dịch này, họ một lần nữa bổ sung cho điều đó.
Nếu bạn tìm kiếm những người ảnh hưởng cho công ty của mình, những người sẽ giúp bạn có một danh tiếng tích cực trong tâm trí khách hàng, bạn hãy lựa chọn những người ảnh hưởng đúng. Hãy chắc rằng hình ảnh thương hiệu bạn đang cố gắng truyền báo và những nhà ảnh hưởng bạn chọn đều cùng nằm trên một chí tuyến. Nhiều công ty đã sử dụng những tiếp thị ảnh hưởng để làm vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành nghề của họ. Bạn cũng có thể làm điều tương tự như vậy!
KẾT LUẬN
Như bạn đã thấy, có khá nhiều bài học từ các nhà lãnh đạo tiếp thị, những người đã từng trãi qua việc này từ một đến hai lần. Khi Sam Levenson nói rằng hãy học hỏi từ lỗi lầm của người khác, cuộc sống quá ngắn để lặp lại tất cả những lỗi đó cho chính mình.
Tương tự, trong khi học hỏi từ những lỗi lầm của người khác, chúng ta còn có thể học hỏi thành công của họ. Khi nói đến marketing, những bài học bao gồm sắp xếp hợp lý quá trình tạo nội dung của bạn, sử dụng nhiều video để tiếp thị, và kể cho khách hàng về sản phẩm của bạn.
Bạn còn có thể cho những sản phẩm miễn phí hoặc sáng tạo với những chiếc hashtag, tổ chức cuộc thi, và kết nối với những nhân vật có tầm ảnh hưởng. Những điều trên không phải là những bài học duy nhất mà bạn có thể học từ những thương hiệu thành công, nhưng bài học của họ là cách hay nhất để bạn bắt đầu. Người đi từ khỏi nghiệp đến thành công đều cùng là một người, và người ấy lắng nghe những bài học thành công từ những doanh nhân khác.
Hãy lắng nghe, nghe thật kỹ và rõ. Và ai biết được rằng, một ngày nào đó bạn cũng sẽ chính là người đưa ra bài học cho các thế hệ sau? THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO rất vui vì các bạn đã theo dõi bài viết này. Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận, những bài học từ những thương hiệu lớn nào mà bạn đã áp dụng cho công ty của mình?